Thức ăn rác

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Những thực phẩm rác
Thực phẩm rác bị đánh giá là có hại nhưng vẫn được nhiều người ưa chuộng

Thức ăn rác hay thực phẩm vớ vẩn, tên gốc tiếng Anhjunk food là một từ tiếng lóng mang tính chất miệt thị để chỉ về những đồ ăn có mức dinh dưỡng thấp nhưng lại có quá nhiều chất không tốt cho sự phát triển lành mạnh của cơ thể như đường, mỡ, chất béo, và muối có hại cho cơ thể.

Thuật ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tiếng Anh, từ "junk" có nghĩa là cái gì đó không có giá trị, bạn có thể quăng nó đi và Junk food là loại đồ ăn không tốt. Theo tiếng Việt có nghĩa là đồ ăn rác - vô giá trị. Đây là một từ mới xuất hiện trong ngành dinh dưỡng học để phân biệt với thực phẩm dinh dưỡng (nutritional foods) như thịt, trứng, , sữa...

Đặc điểm[sửa | sửa mã nguồn]

Những thức ăn bị gọi là Junk Food đều là các loại thức ăn chứa nhiều đường, tinh bột, như các loại bánh kẹo, nước ngọt. Những món thức ăn rác thông thường phải kể là món khoai tây chiên, pizza, bánh kẹo, các loại thức ăn khô giòn (chip), các loại thức ăn nhẹ (snack food). Các thức uống ngọt như Coca, Pepsi có thể được xem là Junk Food. Những món ăn này lâu lâu ăn vui miệng, nhưng không nên dùng thường xuyên dễ bị mập, béo phì và cao mỡ, cao máu, nhiều người Mỹ thích "junk food". Tất cả những thứ giòn, ngọt, và có nhiều calorie đều bán rất chạy.

Junk Food là sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm nên không có chất xơ và chất dinh dưỡng, hay bất cứ vitamin nào, Junk Food còn chứa rất nhiều Carb có chỉ số đường huyết cao (High GI) gây béo phì và bệnh tật. Khi hấp thụ hoàn toàn Carb high GI vào cơ thể. Ngay lập tức đường huyết bị đẩy lên cao, nếu người có tiền sử bị huyết áp cao, tiểu đường thì có khả năng bị shock và đột quỵ. Còn người bình thường ăn nhiều junk food lâu ngày cũng làm cho cơ thể phải tiết ra insulin liên tục dẫn đến các loại bệnh rối loạn chuyển hóa như mụn, buồng trứng đa nang...

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ansel, Karen. “30 Surprisingly Healthy Fast Foods”. Fitness Magazine (Meredith Corporation). Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2015.
  • Associated Press (ngày 16 tháng 5 năm 2012). “Junk food is more expensive than healthy food: study, says Dept. of Agriculture study”. NY Daily News. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2015.
  • Center for Public Health Nutrition (University of Washington). “Nutrient Profiling”. Center for Public Health Nutrition (University of Washington). Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2015.
  • Fernandez, Manny (ngày 7 tháng 8 năm 2010). “Let Us Now Praise the Great Men of Junk Food”. New York Times. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2015.
  • Freedman, David H. (19 tháng 6 năm 2013). “How Junk Food Can End Obesity”. The Atlantic. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2015.
  • Lehman, Shereen (ngày 1 tháng 11 năm 2014). “Why Is Junk Food So Popular? Here Are Three Reasons”. About.com. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2015.
  • Moss, Michael (20 tháng 2 năm 2013). “The Extraordinary Science of Addictive Junk Food”. New York Times. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2015.
  • Parker-Pope, Tara (5 tháng 12 năm 2007). “A High Price for Healthy Food”. New York Times. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2015.
  • Poti, Jennifer M; Kiyah J Duffey, and Barry M Popkin (23 tháng 10 năm 2013). “The association of fast food consumption with poor dietary outcomes and obesity among children: is it the fast food or the remainder of the diet?”. American Journal of Clinical Nutrition. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2015.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Saez, Catherine (ngày 11 tháng 6 năm 2014). “UN Advisor Denounces Junk Food As 'Culprit' In Rising NCDs, Calls For Change”. Intellectual Property Watch. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2014.
  • ScienceDaily (ngày 15 tháng 1 năm 2014). “Fast food not the major cause of rising childhood obesity rates, study finds”. ScienceDaily. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2015.
  • United States Department of Agriculture. “Empty Calories: What are empty calories?”. United States Department of Agriculture. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2015.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]