Cacao

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Theobroma cacao)
Cacao
Trái cacao trên cây
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Malvales
Họ (familia)Malvaceae
Phân họ (subfamilia)Byttnerioideae
Chi (genus)Theobroma
Loài (species)T. cacao
Danh pháp hai phần
Theobroma cacao
L.
Danh pháp đồng nghĩa
  • Cacao minar Gaertn.
  • Cacao minus Gaertn.
  • Cacao sativa Aubl.
  • Cacao theobroma Tussac
  • Theobroma cacao f. leiocarpum (Bernoulli) Ducke
  • Theobroma cacao subsp. leiocarpum (Bernoulli) Cuatrec.
  • Theobroma cacao var. leiocarpum (Bernoulli) Cif.
  • Theobroma cacao subsp. sativa (Aubl.) León
  • Theobroma cacao var. typica Cif.
  • Theobroma caribaea Sweet
  • Theobroma integerrima Stokes
  • Theobroma kalagua De Wild.
  • Theobroma leiocarpum Bernoulli
  • Theobroma pentagonum Bernoulli
  • Theobroma saltzmanniana Bernoulli
  • Theobroma sapidum Pittier
  • Theobroma sativa (Aubl.) Lign. & Le Bey
  • Theobroma sativa var. leucosperma A. Chev.
  • Theobroma sativa var. melanosperma A. Chev.
  • Theobroma sativum (Aubl.) Lign. & Bey
Trái cacao khô

Cacao (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp cacao /kakao/)[1] (danh pháp hai phần: Theobroma cacao), theo truyền thống được phân loại thuộc họ Trôm (Sterculiaceae),[cần dẫn nguồn] còn theo phân loại của hệ thống APG II thì thuộc phân họ Byttnerioideae của họ Cẩm quỳ (Malvaceae) nghĩa rộng.[2] Loài này được Carl von Linné miêu tả khoa học lần đầu tiên năm 1753.[3]

Cacao có nguồn gốc hoang dại trong các khu rừng nhiệt đới Trung và Nam châu Mỹ.[cần dẫn nguồn]

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi trong tiếng Việt ca cao là vay mượn từ tiếng Pháp cacao, đến lượt nó là vay mượn từ tiếng Tây Ban Nha hóa cacao các tên gọi trong các ngôn ngữ Trung Mỹ của loài cây này, như kakaw trong tiếng Tzeltal, tiếng K’iche’, tiếng Maya cổ, kagaw trong tiếng Sayula Popoluca, cacahuatl trong tiếng tiếng Nahuatl.[4][5] Từ trong tiếng Nahuatl có nguồn gốc từ tiếng Tiền Mije-Sokean được tái tạo dựng là kakawa.[6]

Thuật ngữ cacao cũng có nghĩa:

  • Thức uống cũng được gọi thông thường là cacao nóng hay sô-cô-la nóng.[7]
  • Bột cacao, là dạng bột khô làm từ những hạt cacao nghiền và loại bỏ bơ cacao từ cacao rắn, có màu sẫm và vị đắng.
  • Một hỗn hợp giữa bột cacao và bơ cacao – một dạng nguyên thủy của sô-cô-la.[8][9]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Là cây thường xanh tầng trung, cao 4–8 m (15–26 ft), ưa bóng rợp, có khả năng chịu bóng tốt nên thường được trồng xen dưới tán cây khác như trong các vườn dừa, cao su, vườn rừng... có sẵn để tăng hiệu quả sử dụng đất.

Cacao cho hạt làm nguyên liệu sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm, có thể kể đến một số sản phẩm có giá trị kinh tế cao như sô cô la, bột cacao, bơ cacao...[10]

Các nhóm cây trồng của cacao được trồng rộng rãi trên thế giới là Crillo và Forastero, tuy nhiên, thường gặp nhất là Trinitario, được lai tạo từ 2 nhóm trên.[cần dẫn nguồn]

Giá cacao hạt thế giới từ 1991 trở lại đây dao động trong khoảng 860-3.530 USD/tấn, với giá giao dịch kỳ hạn năm 2021 khoảng 2.300-2.600 USD/tấn.[11]

Lịch sử trồng cây Cacao[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn gốc của cây cacao là từ Trung MỹMexico, được những người AztecMaya bản xứ khám phá.[12] Nhưng ngày nay hầu hết những nước nhiệt đới cũng có thể trồng cây này.

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

‎Năm 2018, sản lượng hạt ca cao thế giới là 5,3 triệu tấn, dẫn đầu là ‎‎Bờ Biển Ngà‎‎ với 37% tổng sản lượng. Các nước sản xuất cacao lớn khác là ‎‎Ghana‎‎ (18%) và ‎‎Indonesia‎‎ (11%).[13]

Sản lượng cacao – 2018
Country Production
(tonnes)
 Bờ Biển Ngà 1,963,949
 Ghana 947,632
 Indonesia 593,832
 Nigeria 332,927
 Cameroon 307,867
 Brasil 239,387
World 5,252,377
Nguồn: FAOSTAT of the United Nations[13]

Điều kiện sống[sửa | sửa mã nguồn]

Cây thích hợp với những vùng có nhiệt độ trung bình 25-28 °C, độ ẩm trung bình 85%, lượng mưa hàng năm 1.500-2.000 mm.[cần dẫn nguồn]

Cây có ưu điểm 1 năm thu 2 vụ, nhu cầu nước không lớn, ít phải tưới; không kén đất nhưng cũng không chịu được các vùng quá khô hạn như đất cát hoàn toàn.[cần dẫn nguồn]

Lợi ích[sửa | sửa mã nguồn]

Hạt cacao sử dụng làm nguyên liệu chế biến ra các sản phẩm cao cấp như sô cô la. Cacao còn là đồ uống thông dụng vì có chất kích thích nhưng lượng caffein thấp hơn cà phê rất nhiều.[cần dẫn nguồn]

Vỏ trái sau khi lấy hạt có thể phơi khô và xay làm thức ăn cho gia súc.[cần dẫn nguồn]

Cây không cạnh tranh về đất nhiều vì có thể trồng xen trong các vườn cây có sẵn giúp tăng hiệu quả sử dụng đất.[cần dẫn nguồn]

Ở Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Một trái ca cao ở Việt Nam

Việt Nam, cacao được du nhập vào rất sớm, theo chân các nhà truyền giáo phương Tây.[cần dẫn nguồn] Hiện tại, cây được trồng rộng rãi ở nhiều nơi, vùng Tây Nguyên vẫn được đánh giá là có điều kiện lý tưởng nhất cho phát triển cây cacao. Ở đây, theo nghiên cứu thống kê thì cây ra hoa cho quả quanh năm, sản lượng bình quân đạt 3 kg hạt khô trên một cây 5 năm tuổi.[cần dẫn nguồn] Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam, cây cacao chưa phát triển rộng rãi do thu hoạch không tập trung, kỹ thuật xử lý sau thu hoạch cũng phức tạp, phải ủ lên men... nên người dân ngại trồng.[cần dẫn nguồn] Tại Chợ Gạo, Gò Công Tây, Châu Thành hiện có hơn 100 ha trồng cacao lấy hạt.

Một vài hình ảnh về cacao[sửa | sửa mã nguồn]

Kỹ thuật trồng cacao[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Đặng Thái Minh, "Dictionnaire vietnamien - français. Les mots vietnamiens d’origine française", Synergies Pays riverains du Mékong, n° spécial, năm 2011. ISSN: 2107-6758. Trang 75.
  2. ^ “Theobroma cacao”. Encyclopedia of Life. Truy cập ngày 9 tháng 11 năm 2012.
  3. ^ The Plant List (2010). Theobroma cacao. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2013.
  4. ^ “cocoa (n.)”. Online Etymology Dictionary.
  5. ^ Bingham, Ann; Roberts, Jeremy (2010). South and Meso-American Mythology A to Z. Infobase Publishing. tr. 19. ISBN 978-1-4381-2958-7.
  6. ^ Kaufman, Terrence; Justeson, John (2006). “History of the Word for 'Cacao' and Related Terms in Ancient Meso-America”. Trong Cameron L. McNeil (biên tập). Chocolate in Mesoamerica: A Cultural History of Cacao. University Press of Florida. tr. 121. ISBN 978-0-8130-3382-2.
  7. ^ “Chocolate Facts”. ngày 11 tháng 6 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2007.
  8. ^ “Sorting Out Chocolate – Fine Cooking Article”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2021.
  9. ^ “Cacao Vs. Cocoa: Updating Your Chocolate Vocabulary”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2007.
  10. ^ “Pharmacognosy and Health Benefits of Cocoa seeds (Chocolate) – Notes”. PharmaXChange.info. ngày 6 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2018.
  11. ^ Cocoa beans price. Tra cứu ngày 13-3-2021.
  12. ^ Powis, Terry G.; Hurst, W. Jeffrey; del Carmen Rodríguez, María; Ortíz C., Ponciano; Blake, Michael; Cheetham, David; Coe, Michael D.; Hodgson, John G. (tháng 12 năm 2007). “Oldest chocolate in the New World”. Antiquity. 81 (314). ISSN 0003-598X. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2011.
  13. ^ a b “Cocoa bean production in 2018, Crops/Regions/World list/Production Quantity (pick lists)”. UN Food and Agriculture Organization, Corporate Statistical Database (FAOSTAT). 2019. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2020.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]