Tiếng Dacia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Dacia
Sử dụng tạiRomânia, bắc Bulgaria, đông Serbia; Moldova, tây nam Ukraine, đông nam Slovakia, đông Hungary
Mất hết người bản ngữ vàoKhoảng thế kỷ thứ 6 TCN
Phân loạiẤn-Âu
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3xdc
Glottologdaci1234[1]

Tiếng Dacia là một ngôn ngữ Ấn-Âu đã tuyệt chủng, từng được nói tại khu vực dãy núi Karpat trong khoảng thời gian từ khoảng 3000–1500 TCN. Nó có lẽ từng là ngôn ngữ chính tại các vùng Dacia, Moesia và lân cận.

Tuy có sự thống nhất trong giới học giả rằng đây là một ngôn ngữ Ấn-Âu, có nhiều ý kiến khác nhau về vị trí của nó trong hệ: (1) tiếng Dacia là phương ngữ của tiếng Thracia, hoặc ngược lại (theo Baldi (1983) và Trask (2000)), (2) tiếng Dacia là một ngôn ngữ riệng biệt với tiếng Thracia nhưng có quan hệ gần với nhau,[2] (3) tiếng Dacia, Thracia, và các ngôn ngữ Balt languages cùng nhau tạo nên một nhánh (theo Schall (1974), Duridanov (1976), Radulescu (1987) và Mayer (1996)).[3][4][5][6] Theo giả tuyết của Georgiev (1977) tiếng Dacia là tiền thân của tiếng Albania, có quan hệ gần với tiếng Thracia và khác biệt với tiếng Illyria.[7][8]

Những gì đã biết về tiếng Dacia là rất ít ỏi. Không như tiếng Phrygia (có hơn 200 bản ghi), chỉ một bản ghi tiếng Dacia còn sót lại đến nay.[9][10] Khoảng 1.150 tên riêng[10][11] và 900 địa danh có thể mang gốc Dacia.[10] Vài trăm từ trong tiếng România và tiếng Albania bắt nguồn từ những ngôn ngữ Cổ Balkan, trong đó có tiếng Dacia. Các nhà ngôn ngữ học đã phục dựng khoảng 100 từ tiếng Dacia từ địa danh, nhờ phương pháp so sánh.[12]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Dacian”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Edwards, I. E. S.; Gadd, C. J.; Hammond, N. G. L. (1970). Cambridge ancient history. Cambridge [England]: Cambridge University Press. tr. 840. ISBN 978-0-521-07791-0.
  3. ^ Schall H., Sudbalten und Daker. Vater der Lettoslawen. In:Primus congressus studiorum thracicorum. Thracia II. Serdicae, 1974, S. 304, 308, 310
  4. ^ The Language of the Thracians, Ivan Duridanov, 2.9 Thracian and Illyrian
  5. ^ Radulescu M., The Indo-European position of lllirian, Daco-Mysian and Thracian: a historic Methodological Approach, 1987
  6. ^ “South Baltic - Mayer”. Lituanus. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2017.
  7. ^ Georgiev 1977, tr. 282.
  8. ^ Траките и техният език (1977 В Георгиев), p. 132, 183, 192, 204
  9. ^ Asenova 1999, tr. 212.
  10. ^ a b c Nandris 1976, tr. 730.
  11. ^ Petrescu-Dîmbovița 1978, tr. 130.
  12. ^ Polomé 1982, tr. 872.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Cổ đại[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện đại[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Wiktionary category