Tiếng Lự

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Lự / Tày Lự /Thái Lặc
ᦅᧄᦺᦑᦟᦹᧉ
kam tai lue
Sử dụng tạiChủ yếu là Trung Quốc
Cũng có mặt ở Myanmar, Lào, Thái Lan, Việt Nam
Khu vựcVân Nam, Trung Quốc
Tổng số người nói550.000 (2000–2013)
Dân tộcNgười Lự
Phân loạiTai-Kadai
Hệ chữ viếtChữ Thái, Tai Tham, Tày Lự
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3khb
Glottologluuu1242[1]

Tiếng Lự hay tiếng Tày Lự, Tiếng Thái Lặc (chữ Tày Lự: ᨣᩴᩣᨴᩱᩭᩃᩧ᩶, Chữ Tày Lự Mới: ᦅᧄᦺᦑᦟᦹᧉ, kam tai lue, [kâm.tâj.lɯ̀], tiếng Trung: 傣仂语; bính âm: Dǎilèyǔ; tiếng Thái: ภาษาไทลื้อ, Phát âm tiếng Thái: [pha xả thay lừ], tiếng Lào: ລື້) là ngôn ngữ của người Lự (Tai Lue), thuộc ngữ chi Thái, được nói bởi chừng 500.000 người tại Nam Trung QuốcĐông Trung Quốc. Hiện có khoảng 280.000 người Lự tại Trung Quốc (Vân Nam), 200.000 người ở Myanmar, 134.000 người ở Lào, 83.000 người ở Thái Lan, và 4.960 người ở Việt Nam.[2] Ngôn ngữ này tương tự với các ngôn ngữ Thái khác và rất gần với tiếng Bắc Thái. Ở Trung Quốc, nó hiện diện tại châu tự trị dân tộc Thái Tây Song Bản Nạp, cũng như huyện tự trị dân tộc Di-Cáp Nê Giang Thành thuộc Phổ Nhĩ.

Ở Việt Nam, người Lự được công nhận là một trong số 54 dân tộc Việt Nam [3]. Ở Trung Quốc họ được xếp vào dân tộc Thái, cùng với các dân tộc nói ngôn ngữ Thái khác nhưng trừ người Tráng.

Ngữ âm[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Lự có 21 phụ âm đầu âm tiết, 9 phụ âm cuối âm tiết và sáu thanh (ba thanh ở âm tiết khép, cả sáu ở những âm tiết khác).

Phụ âm[sửa | sửa mã nguồn]

Phụ âm đầu[sửa | sửa mã nguồn]

Môi Chân răng Vòm Ngạc mềm Thanh hầu
Mũi [m] [n] [ŋ]
Tắc thường [p] [t] [k] [ʔ]
bật hơi [pʰ] [tʰ]
hữu thanh [b] [d]
môi hóa [kʷ]
Tắc xát [ts]
Xát vô thanh [f] [s] [x] [h]
hữu thanh [v]
môi hóa [xʷ]
Tiếp cận [l] [j]

Hai âm đầu ts- và s- được vòm hóa trước nguyên âm trước (trong ngôn ngữ này là i, e) và ɛ), và lần lượt trở thành tɕ-ɕ-. Ví dụ, /tsíŋ/ "cứng" và /si᷄p/ "mười" được phát âm lần lượt là [tɕiŋ˥][ɕip˧˥].

Phụ âm cuối[sửa | sửa mã nguồn]

Môi Chân răng Vòm Ngạc mềm Thanh hầu
Mũi [m] [n] [ŋ]
Tắc [p] [t] [k] [ʔ]
Tiếp cận [w] [j]

Nguyên âm[sửa | sửa mã nguồn]

Trước Giữa-sau Sau
/i/ /ɨ/~/ɯ/ /u/
/e/ /ə/~/ɤ/ /o/
/ɛ/ /a/
/aː/
/ɔ/

Tiếng Lự gồm 2 thanh âm ngắn (xiếng xăn -เสียงสั้น) và thanh âm dài (xiếng yao - เสียงยาว)

Unicode[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng Unicode chữ Tày Lự mới
Official Unicode Consortium code chart. Version 12.1

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Lu”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ http://www.ethnologue.com/show_language.asp?code=khb
  3. ^ Cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam: Dân tộc Lự Lưu trữ 2018-04-30 tại Wayback Machine. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam, 2016. Truy cập 11/04/2019.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Ngôn ngữ tại Trung Quốc