Titanit

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Titanit (Sphene)
Nhiều tinh thể titanit trên amphibole (bề rộng hình 2 mm)
Thông tin chung
Thể loạiSilicat đảo
Công thức hóa họcCaTiSiO5
Phân loại Strunz9.AG.15
Hệ tinh thểmột nghiêng
Nhóm không gianlăng trụ một nghiêng
Ký hiệu H-M: (2/m)
Nhóm không gian: P 21/a
Ô đơn vịa = 7.057 Å, b = 8.707 Å, c = 6.555 Å; β = 113.81°; Z=4
Nhận dạng
Màunâu đỏ, xám, vàng, lục, hoặc đỏ
Dạng thường tinh thểtinh thể góc cạnh phẳng rõ ràng, cũng có ở dạng khối
Song tinhtiếp xúc và xuyên cắt trên {100}, tấm trên {221}
Cát khaitồn tại trên [110], một phần trên {221}
Vết vỡbán vỏ sò
Độ cứng Mohs5 đến 5.5
Ánhbán adamantin đến nhựa nhạt
Màu vết vạchtrắng đỏ
Tính trong mờtrong suốt đến mờ
Tỷ trọng riêng3.48 đến 3.60
Thuộc tính quanghau trục (+)
Chiết suấtnα = 1.843 - 1.950 nβ = 1.870 - 2.034 nγ = 1.943 - 2.110
Khúc xạ képδ = 0.100 - 0.160
Đa sắcmạnh: X = gần không màu; Y = vàng đến lục; Z = đỏ đến vàng cam
Góc 2V17 đến 40° (đo đạc)
Tán sắcr > v mạnh
Các đặc điểm khácphóng xạ - có thể metamict
Tham chiếu[1][2][3][4]

Titanit, hay sphene (từ tiếng Hy Lạp sphenos (σφηνώ), là góc cạnh[4]), là một loại khoáng vật silicat calci titan với công thức hóa học CaTiSiO5. Các tạp chất dạng vết như sắt và nhôm cũng có mặt. Cũng có các nguyên tố đất nhiếm như xeri và ytri; calci có thể được thay thế một phần bằng thori.[5]

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Titanit là khoáng vật phụ phổ biến trong các đá mácma trung tính và felsic và các đá pegmatit liên quan. Nó cũng có mặt trong các đá biến chất như gneiss, schistskarn.[1] Các nguồn ở mức độ khu vực gồm: Pakistan; Ý; Nga; Trung Quốc; Brazil; Tujetsch, St. Gothard, Thụy Sĩ;[4] Madagascar; Tyrol, Áo; Quận Renfrew, Ontario, Canada; Sanford, Maine, Gouverneur, Diana, Rossie, Fine, Pitcairn, Brewster, New York[4]California, Hoa Kỳ.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Handbook of Mineralogy
  2. ^ Webmineral data
  3. ^ Mindat
  4. ^ a b c d Dana, James Dwight; Ford, William Ebenezer (1915). Dana's Manual of Mineralogy for the Student of Elementary Mineralogy, the Mining Engineer, the Geologist, the Prospector, the Collector, Etc (ấn bản 13). John Wiley & Sons, Inc. tr. 299–300. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2009.
  5. ^ Deer, Howie & Zussman, (1966), pp17-20: 'Introduction to the Rock-Forming Minerals', 1966, ISBN 0-582-44210-9