Trường Đại học Võ Trường Toản

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trường Đại học Võ Trường Toản
Địa chỉ
Quốc lộ 1, xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, Việt Nam
Thông tin
LoạiĐại học Tư thục (Dân lập)
Thành lập18 tháng 2 năm 2008
Hiệu trưởngTS. Dương Đăng Khoa
Websitevttu.edu.vn

Trường Đại học Võ Trường Toản là một đại học tư thục tại tỉnh Hậu Giang, Việt Nam, được thành lập ngày 18 tháng 2 năm 2008.[1][2]

Trường đào tạo đa ngành - đa lĩnh vực, tập trung vào các ngành phục vụ cho kinh tế mũi nhọn của tỉnh Hậu Giang là công nghiệp, nông nghiệpdịch vụ du lịch. Đây là trường đại học đầu tiên được thành lập tại tỉnh Hậu Giang.[3]

Lịch sử hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

Được thành lập ngày 18/02/2008 theo quyết định số 196/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Võ Trường Toản thuộc Bộ Giáo dục và Đào Tạo, nhà trường được giao nhiệm vụ đào tạo đa hệ, đa ngành và đa trình độ nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có trí tuệ, bản lĩnh, sáng tạo cho vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.

Trường Đại học Võ Trường Toản hướng đến xây dựng mẫu hình trường Đại học hiện đại, mang tầm vóc quốc tế về quy mô và chất lượng. Được xây dựng theo mô hình "Thành phố đại học" mang phong cách châu Âu trên diện tích 20 hecta, đến năm 2015, Trường Đại học Võ Trường Toản sẽ trở thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực uy tín trong hệ thống giáo dục đại học tiên tiến; góp phần nâng cao trình độ dân trí và trình độ lực lượng lao động sản xuất trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế quốc tế; hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý và đặc biệt là xây dựng đội ngũ những người lao động trẻ có trình độ, dễ dàng tiếp thu sự chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến, các đối tác mang tầm quốc tế.

Đơn vị đào tạo của Trường Đại học Võ Trường Toản hiện có 05 khoa (khoa Khoa học cơ bản, khoa Kinh tế, khoa Công nghệ thông tin, khoa Y và khoa Dược); 02 trung tâm đào tạo là Trung tâm Công nghệ phần mềm và Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học chuyên đào tạo, cung cấp dịch vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực ngoại ngữ - tin học.

Đánh dấu bước phát triển quan trọng trong việc mở rộng cơ cấu các ngành nghề đào tạo, mở ra cơ hội lựa chọn mới dành cho các thí sinh yêu thích lĩnh vực khoa học sức khỏe, Trường Đại học Võ Trường Toản đã chính thức triển khai đào tạo ngành Y đa khoa và Dược học hệ chính quy.

Tính đến năm học 2012-2013, Trường Đại học Võ Trường Toản đã đào tạo trên 7000 sinh viên hệ chính quy thuộc 10 chuyên ngành Y đa khoa, Dược học, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Kinh tế quốc tế, Văn học, Ngôn ngữ Anh, Công nghệ thông tin.

Hội đồng sáng lập Trường Đại học Võ Trường Toản chủ yếu là các thành viên trong một gia đình (Bao gồm: Tiến sĩ Dương Đăng Khoa - Hiệu trưởng và vợ của Tiến sĩ Khoa là bà Hoàng Kim Thoa - Chủ tịch Hội đồng Trường cùng ông Dương Quang Đạt - Phó Chủ tịch HĐQT Nhà trường, là anh ruột của Tiến sĩ Khoa). Đến năm 2023, các anh em ruột kiện nhau vì tranh chấp góp vốn và lãi trong trường đại học.

Chất lượng đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Theo số liệu Bộ giáo dục & Đào tạo Việt Nam cho biết: năm 2018, trường có tỷ lệ giảng viên không đủ chuẩn trình độ nhiều nhất khi có tới 39% giảng viên cơ hữu có trình độ đại học.[4]

Các ngành đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hiệu trưởng qua các thời kỳ:
  • TS.Huỳnh Công Tín
  • PGS.TS.Hồ Trọng Viện
  • TS.Dương Đăng Khoa

Hiện trường đang tổ chức đào tạo với 9 chuyên ngành:

  • Công nghệ thông tin
  • Quản trị Kinh doanh
  • Kế toán
  • Tài chính Ngân hàng
  • Quản trị du lịch
  • Kinh tế đối ngoại
  • Ngữ văn
  • Dược sĩ đại học
  • Bác sĩ đa khoa

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ quyết định số 196/QĐ-TTg ngày 18/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ
  2. ^ Ban hành quyết định thành lập Trường[liên kết hỏng]
  3. ^ Hồ Hùng (29 tháng 4 năm 2008). “Hậu Giang mở trường đại học đầu tiên”. Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2008.
  4. ^ “Giảng viên đại học thiếu chuẩn trình độ”. VietNamNet. Truy cập 7 tháng 3 năm 2018.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]