Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trường Đại học Y Dược Thái Bình
Trường Đại học Y Dược Thái Bình
Địa chỉ
Số 373, phố Lý Bôn
, , ,
Thông tin
Tên khácThaiBinh University of Medicine and Pharmacy
Tên cũTrường Đại học Y Thái Bình
LoạiĐại học công lập
Thành lập23/07/1968
Trạng tháiđang hoạt động
Mã trườngYTB
Hiệu trưởngPGS.TS. Nguyễn Duy Cường
Giảng viên1.000 người
MàuTrắng - Xanh
Websitehttp://www.tbump.edu.vn/
Thông tin khác
Viết tắtTBUMP
Thành viên củaBộ Y tế
Thành viênBệnh viện Đại học Y Thái Bình
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởngNGƯT.PGS. TS. Nguyễn Xuân Bái
TTND.PGS. TS. Nguyễn Thanh Bình
TS. Nguyễn Thế Điệp
Thống kê
Sinh viên đại họckhoảng 7.000 người
Sinh viên sau đại họckhoảng 1.000 người

Trường Đại học Y Dược Thái Bình (ThaiBinh University of Medicine and Pharmacy) là một trường đại học chuyên ngành Khoa học Sức khỏe tại Việt Nam trực thuộc Bộ Y tế, được thành lập ngày 23/7/1968, có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực khối ngành khoa học sức khỏe, đa ngành, đa cấp có chất lượng; nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, cung cấp dịch vụ và sản phẩm; vì mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 23/7/1968 Hội đồng Chính phủ đã ra quyết định số 114/CP thành lập Phân hiệu Đại học Y khoa Thái Bình.

Ngày 24/01/1979 Chính phủ đã ra quyết định số 34/CP chuyển Phân hiệu Đại học Y khoa Thái Bình thành Trường Đại học Y Thái Bình.

Ngày 11 tháng 11 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 2154/QĐ-TTg về việc đổi tên Trường Đại học Y Thái Bình thành Trường Đại học Y Dược Thái Bình.

Đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Trường đào tạo đa ngành Y Dược với:

  • Đào tạo Đại học

- 07 mã ngành Đại học chính quy: Y khoa, Y học cổ truyền, Y học dự phòng (6 năm); Y tế công cộng (4 năm); Dược học (5 năm); Điều dưỡng (4 năm) và Kỹ thuật xét nghiệm y học (4 năm).

- 03 mã ngành Đại học liên thông: Y đa khoa, Y học cổ truyền (4 năm); Dược học (4 năm), Điều dưỡng vừa học vừa làm.

  • Đào tạo Sau đại học:

Trường đã đào tạo 13 mã ngành Bác sĩ chuyên khoa cấp I, đào tạo 6 mã ngành Bác sĩ chuyên khoa cấp II, đào tạo 03 mã ngành Thạc sĩ: Y tế công cộng, Ngoại khoa, Dinh dưỡng, đào tạo 1 mã ngành Tiến sĩ Y tế công cộng, 4 mã ngành Bác sĩ nội trú chuyên ngành Nội khoa, Ngoại khoa, Sản phụ khoa và Y học cổ truyền.

  • Tuyển sinh: Tuyển sinh toàn quốc, lấy kết quả từ Kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia, trong đó: - Ngành Y khoa xét tuyển tổ hợp B00, B08, D07 - Ngành Dược học xét tuyển tổ hợp A00, A01, D07 - Ngành Y học Cổ truyền, Y học Dự phòng, Y tế Công cộng, Điều dưỡng xét tuyển tổ hợp B00, B08 - Ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học xét tuyển khối A00, B00

Điểm chuẩn qua các năm với ngành Y khoa chính quy (7720101)

  • 2014: 25,00
  • 2015: 26,00
  • 2016: 25,50 (Đợt bổ sung 24,00)
  • 2017: 27,50
  • 2018: 22,70
  • 2019: 24,60
  • 2020: 27,15
  • 2021: 26,90
  • 2022: 26,30

Cơ sở vật chất[sửa | sửa mã nguồn]

Trường đã có khu giảng đường 15 tầng, giảng đường 9 tầng, đại giảng đường, khu nhà giải phẫu, giảng đường 4 tầng với gần 50 phòng học. Trường có 01 Labo trung tâm và đầy đủ các Labo thực hành.

Mạng LAN của trường hiện có 03 máy chủ với gần 100 máy trạm, ngoài ra còn có gần 20 máy lẻ. Đáp ứng khá tốt nhu cầu truy cập Internet của Cán bộ và sinh viên. Trường đang xây dựng hoàn thiện Thư viện điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ công tác quản lý, đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Các đơn vị trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

  • Khoa Khoa học cơ bản

- Bộ môn Toán - Tin

- Bộ môn Y vật lý

- Bộ môn Hóa học

- Bộ môn Y sinh học di truyền

- Bộ môn Ngoại ngữ

- Bộ môn Lý luận chính trị

- Bộ môn Giáo dục thể chất

  • Khoa Khoa học Y sinh

- Bộ môn Giải phẫu

- Bộ môn Giải phẫu bệnh

- Bộ môn Sinh lý học

- Bộ môn Sinh lý bệnh - Miễn dịch

- Bộ môn Hóa sinh

- Bộ môn Vi sinh

- Bộ môn Ký sinh trùng

- Bộ môn Huyết học truyền máu

  • Khoa Y học cổ truyền

- Bộ môn Y lý, Dược Y học cổ truyền

- Bộ môn Lâm sàng Y học cổ truyền

  • Khoa Điều dưỡng

- Bộ môn Điều dưỡng người lớn.

- Bộ môn Điều dưỡng sản - nhi.

- Bộ môn Điều dưỡng cơ bản và Quản lý điều dưỡng.

  • Khối Lâm sàng

- Bộ môn Nội

- Bộ môn Ngoại (bao gồm cả Tổ Bộ môn Ung bướu, Tổ bộ môn Phẫu thuật thực hành)

- Bộ môn Phụ sản

- Bộ môn Nhi

- Bộ môn Chấn thương

- Bộ môn Phổi

- Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh

- Bộ môn Mắt

- Bộ môn Răng hàm mặt

- Bộ môn Tai mũi họng

- Bộ môn Truyền nhiễm

- Bộ môn Phục hồi chức năng

- Bộ môn Tâm thần

- Bộ môn Thần kinh

- Bộ môn Da liễu

- Bộ môn Y học gia đình

- Bộ môn Dược lý - Dược lâm sàng

- Bộ môn Quản lý Kinh tế Dược

- Bộ môn Dược liệu - Dược cổ truyền

- Bộ môn Bào chế và Công nghiệp dược

- Bộ môn Hoá dược - Kiểm nghiệm

- Bộ môn Dịch tễ học

- Bộ môn Tổ chức và Quản lý y tế

- Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm

- Bộ môn Sức khỏe môi trường

- Bộ môn Xã hội học sức khỏe

- Trung tâm Mô phỏng và Huấn luyện kỹ năng (Skillslab)

- Trung tâm Dịch vụ khoa học - kỹ thuật Y Dược.

- Trung tâm Nghiên cứu dân số và phát triển sức khỏe nông thôn

- Thư viện và Trung tâm Công nghệ thông tin

- Trung tâm tin học ứng dụng

- Trung tâm Ngoại ngữ

- Phòng Quản lý đào tạo Đại học

- Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học

- Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục

- Phòng Tổ chức cán bộ

- Phòng Hợp tác quốc tế

- Phòng Tài chính kế toán

- Phòng Quản lý khoa học

- Phòng Hành chính và công tác chính trị

- Phòng Vật tư, trang thiết bị

- Phòng Quản trị

- Ban Quản lý Ký túc xá

- Trạm Y tế

Thành tích[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2015, Trường vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.

Trường được Nhà nước tặng 03 Huân chương Độc lập hạng Nhât, Nhì, Ba; 04 Huân chương Lao động (Hạng Nhất, Nhì và 2 lần Hạng Ba). Bên cạnh đó, hằng năm Trường cũng đã nhận được nhiều cờ, Bằng khen, Huy chương của các Bộ, Ngành và địa phương[1].

Trường cũng đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý của hai nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân LàoVương quốc Campuchia do có nhiều thành tích trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực Y tế cho 2 nước trong suốt mấy chục năm qua.

Đảng ủy, Hội Đồng trường, Ban Giám Hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Đảng ủy:
    • Bí thư Đảng ủy: PGS.TS.BS Nguyễn Quốc Tiến
    • Phó Bí thư Đảng ủy: PGS.TS.BS Nguyễn Duy Cường


  • Hội đồng trường:
    • Chủ tịch: PGS.TS.BS Nguyễn Quốc Tiến, Bí thư Đảng ủy
    • Phó Chủ tịch: PGS.TS.BS Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn
    • Thư ký Hội đồng: TS.BS Trần Mạnh Hà, Trưởng phòng Đảm bảo chất lượng và Khảo thí


  • Ban Giám hiệu:
    • Hiệu Trưởng: PGS.TS.BS Nguyễn Duy Cường (Phó Giám đốc BV Đại học Y Thái Bình, Chủ nhiệm Bộ môn Hồi sức cấp cứu)
    • Các Phó hiệu Trưởng:


  • Ban Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Thái Bình:
    • Phó Giám đốc phụ trách bệnh viện: NGƯT.PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Bái
    • Các Phó Giám đốc:
  1. PGS.TS.BS Nguyễn Duy Cường
  2. Phó Giám đốc: TTƯT.TS.BS Đỗ Quốc Hương


  • Công đoàn:
    • Chủ tịch: TS.BS Trần Mạnh Hà
    • Phó Chủ tịch: ThS.BS Tô Thị Hồng Thịnh


  • Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên:
    • Bí thư Đoàn: ThS.BSNT Phạm Tuấn Đạt, Bộ môn Ngoại
    • Phó Bí thư: ThS.BS Hà Thị Thu Hiền, Bộ môn Hóa sinh
    • Chủ tịch Hội sinh viên: ThS.BSNT Phạm Tuấn Đạt


  • Hội Cựu chiến binh
    • Chủ tịch: ThS. Đỗ Anh Văn
    • Các Phó Chủ tịch:
      • TTƯT. PGS.TS.BS Vũ Sơn
      • TTND. TS.BS Vũ Trung Kiên


  • Hội Cựu giáo chức
    • Chủ tịch: NGƯT.BSCKII Nguyễn Văn Sái
    • Các Phó Chủ tịch:
      • BS Đỗ Thanh Hoài
      • NGƯT.BSCKII Nguyễn Văn Vĩnh

Hiệu trưởng qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]

  • NGƯT.PGS.TS. Lê Văn Phước (1968)
  • BS. Nguyễn Văn Mua (1976-1977)
  • PGS.BS. Đoàn Ngưỡng (1978-1985)
  • NGƯT.PGS.TS. Lê Quang Hoành (1986-1998)
  • NGƯT.PGS.TS. Trần Văn Quế (1998-2004)
  • NGND.GS.TS. Lương Xuân Hiến (2004-2016)
  • NGND.PGS.TS. Hoàng Năng Trọng (2016-2020)
  • PGS.TS. Nguyễn Duy Cường (2020-nay)

Cá nhân, tập thể tiêu biểu[sửa | sửa mã nguồn]

Hợp tác đào tạo & nghiên cứu khoa học[sửa | sửa mã nguồn]

Trường có quan hệ hợp tác, liên kết trong đào tạo và nghiên cứu khoa học với các Trường Đại học Y Dược trong cả nước, các viện khoa học Y học của Bộ Y tế.

Trường đã mở rộng hợp tác với một số tổ chức Quốc tế như UNICEF, WHO, SIDA, IHCA (Thuỵ Điển), FHI (Hoa Kỳ), FFI (Pháp), CEI (Italia), SEAMIC, Greifswald (Đức), Pecs (Hungary), Inovation (Nhật Bản) và các trường Đại học: Thiên Tân (Trung Quốc, Copenhagen (Đan Mạch)....

Mục tiêu phát triển[sửa | sửa mã nguồn]

Xây dựng Trường Đại học Y Dược Thái Bình trở thành cơ sở giáo dục đại học khoa học sức khỏe định hướng thực hành, đa ngành, đa cấp, luôn giữ vững thứ hạng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, tiến tới hội nhập khu vực và quốc tế.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “KHEN THƯỞNG”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2008.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]