Trường Sa (nhạc sĩ)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trường Sa
Thông tin nghệ sĩ
Tên khai sinhNguyễn Thìn
Tên gọi khácTrường Sa
Sinh1940 (83–84 tuổi)
Ninh Bình, Liên bang Đông Dương
Thể loạiTình khúc 1954–1975
Nhạc vàng
Nghề nghiệpNhạc sĩ
Quân nhân
Bài hát tiêu biểuChuyện người đan áo
Hành trang giã từ
Mùa thu trong mưa
Rồi mai tôi đưa em
Xin còn gọi tên nhau
Ca sĩ trình bày thành côngLệ Thu
Tuấn Ngọc

Trường Sa (sinh 1940) là cựu Thiếu tá Hải quân Việt Nam Cộng hòa, đồng thời là một nhạc sĩ với nhiều bài tình ca nổi tiếng.[1]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ông tên thật là Nguyễn Thìn, sinh năm 1940 tại Ninh Bình. Do cha là quân nhân, năm 1954 gia đình ông di cư vào Nha Trang, rồi đến năm 1957 thì định cư tại Thủ Đức.

Sau khi tốt nghiệp Sĩ quan khóa 12 Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, ông giữ chức Hạm Phó tàu tuần duyên Trường Sa, bút hiệu Trường Sa được ông chọn trong thời điểm này. Đơn vị phục vụ cuối cùng của ông là Giang đoàn 63 Tuần Thám.

Trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến 1966, ông viết các ca khúc đại chúng Mây trên đỉnh núi (Sáng tác đầu tay), Hành trang giã từ, Chuyện người đan áo, Một lần xa bến, Trên đường về thăm em... Từ năm 1966, ông chuyển hướng sang viết những tình ca buồn như Xin còn gọi tên nhau, Rồi mai tôi đưa em, Mùa thu trong mưa, Một mai em đi... Nữ ca sĩ Lệ Thu là người biểu diễn thành công nhất và đưa tên tuổi của Trường Sa đến với khán giả.

Trường Sa có một số bài viết về người lính biển như Hành trang giã từ, Chờ em trên bến, Sầu biển. Riêng bài Sầu biển được phổ biến rộng rãi trong hàng ngũ Hải Quân để gom tiền ủy lạo gia đình Trung tá Ngụy Văn Thà tử trận trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974.

Khi sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 xảy ra, ông theo một chiến hạm đến đảo Guam. Tại đây ông không tìm thấy gia đình nên xin Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn can thiệp cho ông trở về Việt Nam bằng tàu Việt Nam Thương Tín. Dù vậy, khi về tới quê nhà, ông vẫn bị chính quyền mới đưa đi cải tạo lao động tại Phú KhánhNghệ Tĩnh trong 9 năm. Năm 1986, ông vượt biên và tiếp tục bị bắt giam 2 năm.

Đến năm 1989, ông vượt biển lần thứ hai thành công, tị nạn tại trại Pulau Bidong, Malaysia rồi định cư tại Tillsonburg, Ontario, Canada kể từ năm 1991 đến nay.

Năm 2003, trung tâm Thúy Nga vinh danh ông cùng với hai nhạc sĩ Lê DinhPhạm Mạnh Cương trong Paris By Night 70 - Thu Ca.

Nhận xét[sửa | sửa mã nguồn]

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên viết:

Sáng tác[sửa | sửa mã nguồn]

  • 5 năm viễn xứ
  • Bài ca tiếc nhớ
  • Bài tình ca cho kỷ niệm
  • Chuyện người đan áo (1967)
  • Còn mãi xa người
  • Cơn nắng hạ
  • Đôi mắt em tôi
  • Giấc mơ tiên
  • Giọt sầu
  • Hạnh phúc hôm nay 1 & 2
  • Hành trang giã từ (1967)
  • Khi chuyện tình đã cuối
  • Khúc xa người
  • Lệ hồng
  • Mây trên đỉnh núi
  • Một lần xa bến (1966)
  • Một mai em đi
  • Một thoáng mơ phai
  • Mùa thu trong mưa (1968)
  • Mùa xuân sao chưa về hỡi em
  • Mùa xuân và tình yêu
  • Ngày nào tình tôi
  • Nghìn khuya
  • Như hoa rồi tàn
  • Những mùa thu qua trên cuộc tình tôi
  • Nụ cười tím (1970)
  • Paris em về
  • Rồi mai tôi đưa em (1969)
  • Ru em một đời
  • Ru giấc tàn phai
  • Vùng tuổi mây trời
  • Sài Gòn ơi, tôi còn em đó
  • Sầu biển
  • Sầu muộn
  • Tàn tạ
  • Tâm sự người yêu lính thủy
  • Thu vẫn qua đây mình ta
  • Tình người Tôn Nữ
  • Trên đường về thăm em
  • Trong giấc mơ em
  • Từ một ước mơ
  • Xin còn gọi tên nhau (1969)
  • Xin yêu nhau dù mai nữa
  • Yêu em giữa đời quên lãng

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Thy Nga (ngày 7 tháng 12 năm 2008). “Nhạc sĩ Trường Sa và các tình khúc”. RFA. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2020.