Trưng cầu dân ý độc lập Ukraina, 1991

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trưng cầu dân ý độc lập Ukraina
Chủ Nhật, 1 tháng 12 năm 1991
Quý vị có ủng hộ Đạo luật Tuyên bố Độc lập của Ukraina?
Kết quả
Kết quả
Bỏ phiếu %
Đồng ý 28.804.071 92,26%
Không đồng ý 2.417.554 7,74%
Phiếu hợp lệ 31.221.625 97,90%
Không hợp lệ hoặc phiếu trống 670.117 2,10%
Tổng số phiếu 31.891.742 100.00%

Results by region
Ghi chú: Đồng ý biểu thị bằng màu vàng. Sắc độ biểu thị tỷ lệ phiếu.

Trưng cầu dân ý về Đạo luật Tuyên bố Độc lập được tổ chức để thăm dò dân tình tại Ukraina vào ngày 1 tháng 12 năm 1991.[1] 92,3% cử tri đi bầu tán thành Tuyên bố độc lậpVerkhovna Rada đưa ra vào ngày 24 tháng 8 năm 1991.

Trưng cầu[sửa | sửa mã nguồn]

Cử tri được hỏi rằng "Quý vị có ủng hộ Đạo luật Tuyên bố Độc lập của Ukraina?"[2] Nguyên văn Tuyên bố Độc lập được đưa vào lá phiếu làm phần tựa cho câu hỏi. Trưng cầu dân ý do Quốc hội Ukraina yêu cầu nhằm xác nhận Đạo luật Độc lập được Quốc hội thông qua vào ngày 24 tháng 8 năm 1991.[3] Các công dân của Ukraina biểu thị ủng hộ áp đảo đối với độc lập. Trong trưng cầu dân ý, 31.891.742 cử tri đăng ký (hay 84,18% tổng số cử tri) đi bỏ phiếu, trong số họ có 28.804.071 (hay 92,3%) bỏ phiếu "Đồng ý".[2]

Bầu cử tổng thống diễn ra trong cùng ngày, toàn bộ sáu ứng cử viên vận động ủng hộ "Đồng ý" trong trưng cầu dân ý độc lập. Chủ tịch Quốc hội và nguyên thủ quốc gia trên thực tế là Leonid Kravchuk được bầu giữ chức Tổng thống Ukraina.[4]

Từ ngày 2 tháng 12 năm 1991, Ukraina dần được công nhận trên toàn cầu là một quốc gia độc lập[5] Ngày hôm đó, Tổng thống CHXHCNXVLB Nga Boris Yeltsin thực hiện điều tương tự.[6] Trong điện tín chúc mừng do Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev gửi cho Kravchuk ngay sau trưng cầu dân ý, Gorbachev hy vọng về hợp tác và thông hiểu mật thiết của Ukraina trong "thành lập một liên minh của các quốc gia có chủ quyền".[7]

Ukraina là nước cộng hòa hùng mạnh thứ nhì trong Liên Xô cả về kinh tế lẫn chính trị, việc Ukraina ly khai kết thúc bất kỳ khả năng thực tế nào để Gorbachev duy trì Liên Xô. Đến tháng 12 năm 1991, toàn bộ các nước cộng hòa từng thuộc Liên Xô ngoại trừ Nga[8]Kazakhstan[8] đã tuyên bố độc lập.[9] Một tuần sau khi đắc cử, Kravchuk cùng với Yeltsin và nhà lãnh đạo Belarus Stanislau Shushkevich ký vào Hiệp ước Belovezh, tuyên bố rằng Liên Xô ngừng tồn tại.[10] Liên Xô chính thức giải thể vào ngày 26 tháng 12 cùng năm.[11]

Kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

Phiếu sử dụng trong trưng cầu dân ý, với nguyên văn Tuyên bố độc lập.

Truyền thông Ukraina chuyển biến đồng loạt sang tư tưởng độc lập, kết quả là 63% dân chúng ủng hộ chiến dịch "đồng ý" trong tháng 9 năm 1991, tăng lên 77% trong tuần đầu tiên của tháng 10 năm 1991 và 88% vào giữa tháng 11 năm 1991.[12]

55% người Nga tại Ukraina bỏ phiếu tán thành độc lập.[13]

Lựa chọn Số phiếu %
Tán thành 28.804.071 92,3
Bác bỏ 2.417.554 7,7
Phiếu không hợp lệ/trắng 670.117
Tổng 31.891.742 100
Cử tri đăng ký/Tỷ lệ bỏ phiếu 37.885.555 84,2
Nguồn: Nohlen & Stöver

Theo khu vực[sửa | sửa mã nguồn]

Đạo luật Độc lập nhận được sự ủng hộ của đa số cử tri đi bầu tại mỗi trong số 27 đơn vị hành chính của Ukraina: 24 tỉnh, 1 nước cộng hòa tự trị, và 2 đô thị đặc biệt là KievSevastopol.[4] Tỷ lệ cử tri đi bầu thấp nhất là tại miền đông và miền nam của Ukraina.[12] Theo tỷ lệ phiếu "đồng ý" thấp nhất là tại các tỉnh Kharkiv, Luhansk, Donetsk, Odessa và Krym.[12]

Tỷ lệ không bỏ phiếu theo tỉnh (%)
Đơn vị "Đồng ý" %[4] Tỷ lệ "Đồng ý"
so với tổng số cử tri %[14]
Krym 54,19 37 (60% cử tri bán đảo đi bầu[15])
Cherkasy 96,03 87
Chernihiv 93,74 85
Chernivtsi 92,78 81
Dnipropetrovsk 90,36 74
Donetsk 83,90 64
Ivano-Frankivsk 98,42 94
Kharkiv 86,33 65
Kherson 90,13 75
Khmelnytskyi 96,30 90
Kiev (tỉnh) 95,52 84
Kirovohrad 93,88 83
Luhansk 83,86 68
Lviv 97,46 93
Mykolaiv 89,45 75
Odessa 85,38 64
Poltava 94,93 87
Rivne 95,96 89
Sumy 92,61 82
Ternopil 98,67 96
Vinnytsia 95,43 87
Volyn 96,32 90
Zakarpattia 92,59 77
Zaporizhzhia 90,66 73
Zhytomyr 95,06 86
Kiev 92,87 75
Sevastopol 57,07 40[15] (60% cử tri bán đảo đi bầu[15])
Tổng 90,32 76[16]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nohlen, D & Stöver, P (2010) Elections in Europe: A data handbook, p1976 ISBN 9783832956097
  2. ^ a b Nohlen & Stöver, p1985
  3. ^ Historic vote for independence Lưu trữ 2014-03-23 tại Wayback Machine, The Ukrainian Weekly (ngày 1 tháng 9 năm 1991)
  4. ^ a b c Independence – over 90% vote yes in referendum; Kravchuk elected president of Ukraine Lưu trữ 2017-10-19 tại Wayback Machine, The Ukrainian Weekly (ngày 8 tháng 12 năm 1991)
  5. ^ Ukraine and Russia: The Post-Soviet Transition by Roman Solchanyk, Rowman & Littlefield Publishers, 2000, ISBN 0742510182 (page 100)
    Canadian Yearbook of International Law, Vol 30, 1992, University of British Columbia Press, 1993, ISBN 9780774804387 (page 371)
    Russia, Ukraine, and the Breakup of the Soviet Union by Roman Szporluk, Hoover Institution Press, 2000, ISBN 0817995420 (page 355
  6. ^ Russia's Revolution from Above, 1985-2000: Reform, Transition, and Revolution in the Fall of the Soviet Communist Regime by Gordon M. Hahn, Transaction Publishers, 2001, ISBN 0765800497 (page 482)
    A Guide to the United States' History of Recognition, Diplomatic, and Consular Relations, by Country, since 1776: Ukraine, Office of the Historian
    The Limited Partnership: Building a Russian-US Security Community by James E. GoodbyBenoit Morel, Oxford University Press, 1993, ISBN 0198291612 (page 48)
    Ukrainian Independence Lưu trữ 2013-01-04 tại Wayback Machine, Worldwide News Ukraine
  7. ^ NEWSBRIEFS FROM UKRAINE Lưu trữ 2020-11-16 tại Wayback Machine, The Ukrainian Weekly (ngày 8 tháng 12 năm 1991)
  8. ^ a b Russia's New Politics: The Management of a Postcommunist Society by Stephen K. White, Cambridge University Press, 1999, ISBN 0521587379 (page 240)
  9. ^ Citizens in the Making in Post-Soviet States by Olena Nikolayenko, Routledge, 2001, ISBN 0415596041 (page 101)
  10. ^ Historical Dictionary of the Russian Federation by Robert A. Saunders & Vlad Strukov, Scarecrow Press, 2010, ISBN 0810854759 (page 75)
  11. ^ Turning Points - Actual and Alternate Histories: The Reagan Era from the Iran Crisis to Kosovo by Rodney P. CarlisleJ. Geoffrey Golson, ABC-CLIO, 2007, ISBN 1851098852 (page 111)
  12. ^ a b c Ukrainian Nationalism in the 1990s: A Minority Faith by Andrew Wilson, Cambridge University Press, 1996, ISBN 0521574579 (page 128)
  13. ^ The Return: Russia's Journey from Gorbachev to Medvedev by Daniel Treisman, Free Press, 2012, ISBN 1416560726 (page 178)
  14. ^ Ukrainian Nationalism in the 1990s: A Minority Faith by Andrew Wilson, Cambridge University Press, 1996, ISBN 0521574579 (page 129)
  15. ^ a b c Russians in the Former Soviet Republics by Pål Kolstø, Indiana University Press, 1995, ISBN 978-0-253-32917-2 (page 191)
    Ukraine and Russia:Representations of the Past by Serhii Plokhy, University of Toronto Press, 2008, ISBN 978-0-8020-9327-1 (page 184)
  16. ^ Post-Communist Ukraine by Bohdan Harasymiw, Canadian Institute of Ukrainian Studies, 2002, ISBN 1895571448

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • “Law of Ukraine N 1660-XII on organization of referendum” (bằng tiếng Ukraina). ngày 11 tháng 10 năm 1991.
  • “Law of Ukraine N 1661-XII on text for referendum” (bằng tiếng Ukraina). ngày 11 tháng 10 năm 1991.
  • "The funeral of the empire", Leonid Kravchuk, Zerkalo Nedeli (Mirror Weekly), August 23 – ngày 1 tháng 9 năm 2001. Available online in Russian[liên kết hỏng] and in Ukrainian Lưu trữ 2007-03-15 tại Wayback Machine.
  • "Confide in people," Dr. Stanislav Kulchytsky, Zerkalo Nedeli (Mirror Weekly), December 1–7, 2001. Available online in Russian Lưu trữ 2007-04-01 tại Wayback Machine and in Ukrainian Lưu trữ 2006-05-26 tại Wayback Machine.