Trận Chickamauga

Trận Chickamauga
Một phần của Nội chiến Hoa Kỳ

Battle of Chickamauga
Tranh thạch bản của Kurz và Allison, 1890.
Thời gian1920 tháng 9 năm 1863[1]
Địa điểm
Kết quả Liên minh miền Nam chiến thắng với giá đắt[2]
Tham chiến
Hoa Kỳ Liên bang miền Bắc Liên minh miền Nam Hoa Kỳ Liên minh miền Nam
Chỉ huy và lãnh đạo
Hoa Kỳ William S. Rosecrans
Hoa Kỳ George H. Thomas
Liên minh miền Nam Hoa Kỳ Braxton Bragg
Liên minh miền Nam Hoa Kỳ James Longstreet
Thành phần tham chiến
Binh đoàn Cumberland Binh đoàn Tennessee
Lực lượng
~60.000 quân[3] ~65.000 quân [4]
Thương vong và tổn thất
16.170[5][6]
(1.657 chết,
9.756 bị thương,
4.757 bị bắt/mất tích)
18.454[5][6]
(2.312 chết,
14.674 bị thương,
1.468 bị bắt/mất tích)

Trận Chickamauga, diễn ra vào các ngày 1920 tháng 9 năm 1863,[1] giữa Binh đoàn Cumberland của thiếu tướng William RosecransBinh đoàn Tennessee của Liên minh miền Nam do tướng Braxton Bragg chỉ huy, là trận sau cùng trong chiến dịch Chickamauga tấn công vùng đông-nam Tennessee và tây-bắc Georgia của phe Liên bang miền Bắc. Chickamauga là trận đánh có con số thương vong cao thứ hai trong toàn cuộc chiến, chỉ đứng sau trận Gettysburg, và là một trong số rất ít trận đánh của cuộc nội chiến mà phe miền Nam có quân số áp đảo so với địch thủ của họ.[7] Đây là thất bại nặng nề nhất của quân miền Bắc tại Mặt trận miền Tây, nhưng cũng được xem là một chiến thắng kiểu Pyrros của quân miền Nam do họ bị thiệt hại rất lớn và không thể mạnh tay truy đuổi quân miền Bắc sau trận chiến.[2][8] Chiến thắng Chickamauga là thắng lợi quan trọng cuối cùng của quân miền Nam trong suốt cuộc chiến, nhưng bản thân Bragg cũng phàn nàn về cái giá rất đắt của chiến thắng này.[9][10] Trận đánh đẫm máu này được đặt tên theo con rạch Tây Chickamauga[11] nằm gần chiến trường thuộc vùng tây-bắc Georgia, đổ vào sông Tennessee, cách thành phố Chattanooga 5,6 km về phía đông-bắc.

Sau khi giành thắng lợi trong chiến dịch Tullahoma, Rosecrans liền mở một cuộc tấn công mới nhằm vào lực lượng quân miền Nam ở Chattanooga. Đến đầu tháng 9, Rosecrans đã tập hợp các lực lượng nằm rải rác tại Tennessee và Georgia để đánh bật quân của Bragg ra khỏi Chattanooga chạy về phía nam. Quân miền Bắc đuổi theo và hai bên đã đánh nhau bất phân thắng bại trong trận Davis's Cross Roads. Bragg quyết tâm phải chiếm lại Chattanooga và quyết định sẽ tấn công vào một bộ phận binh đoàn của Rosecrans, đánh bại nó rồi đem quân quay trở lại thành phố. Ngày 17 tháng 9, ông tiến lên phía bắc với dự định tiến đánh quân đoàn XXI đơn độc của đối phương. Trong khi đang hành quân lên phía bắc, ngày 18 tháng 9, kỵ binh và bộ binh của Bragg đã có một trận đụng độ với lực lượng kỵ binh và bộ binh cưỡi ngựa có trang bị súng trường tự động Spencer của miền Bắc.

Trận chiến chính thức bắt đầu vào sáng ngày 19 tháng 9, quân miền Nam tấn công mãnh liệt nhưng bị mất tính bất ngờ do sai lầm của Bragg, và không chọc thủng được tuyến phòng ngự của đối phương. Quân miền Bắc đã đánh cho quân miền Nam thiệt hại nặng.[8][12] Hôm sau, Bragg tiếp tục công kích. Đến gần trưa, Rosecrans nhận được thông tin sai lạc rằng có một đoạn phòng tuyến đã bị chọc thủng. Trong khi đang điều các đơn vị đi lấp "lỗ hổng" phòng ngự nói trên, Rosecrans đã vô tình tạo ra một lỗ hổng thật sự tại một trận tuyến hẹp nằm ngay trên đường tiến quân của 8 lữ đoàn miền Nam do trung tướng James Longstreet chỉ huy. Cuộc tấn công của Longstreet đã đánh bật một phần ba lực lượng miền Bắc, trong đó có cả bản thân Rosecrans, ra khỏi chiến trường. Nhờ đó, đội quân của Longstreet đã làm nên vinh quang sau khi thất bại trong trận Gettysburg.[12] Quân miền Bắc bị tàn tạ, bắt đầu bỏ chạy một cách nhốn nháo.[12][13] Tuy nhiên sau đó các đơn vị miền Bắc đã tự động tập hợp lại và lập một tuyến phòng thủ mới tại Horseshoe Ridge, tái lập một cánh quân sườn phải khác cho trận tuyến của thiếu tướng George H. Thomas, người nắm quyền chỉ huy toàn bộ lực lượng còn lại của miền Bắc. Dù quân miền Nam kiên quyết tấn công với nhiều đợt công kích đẫm máu, nhưng Thomas và binh lính của ông vẫn cầm cự được đến chiều tối. Chiến công chặn hậu của Thomas đã khiến ông được ca ngợi là Hòn đá tảng Chickamauga[8][9], và ông đã triệt thoái trong trật tự.[14] Trong khi ấy, do đại bại ở Chickamauga, uy tín của Rosecrans giảm sút đáng kể: sự trải dài trận tuyến của ông đã dẫn đến thất bại này.[12][15] Tàn binh miền Bắc sau đó rút về Chattanooga còn quân miền Nam đuổi theo chiếm đóng các cao điểm xung quanh và vây hãm thành phố. Nhưng sau thất bại này quân miền Bắc không hề yếu thế mà thậm chí còn mạnh hơn trước.[12] Dù đây là thắng lợi lớn nhất của quân đội miền Nam trên Mặt trận phía Tây,[16], thất bại của Bragg trong việc tiêu diệt quân miền Bắc sau thắng lợi ở Chickamauga đã khiến cho sĩ khí quân miền Nam bị sa sút. Không lâu sau thắng lợi, ông có nguy cơ bị huyền chức.[12][13][14] Trận Chickamauga vào lịch sử như là trận đánh đẫm máu nhất trên Mặt trận miền Tây của cuộc chiến.[9]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Trang NPS Lưu trữ 2006-01-11 tại Wayback Machine và Kennedy, trg 227, dẫn thời gian là 18–20 tháng 9. Tuy nhiên, chiến sự ngày 18 là tương đối nhỏ so với 2 ngày hôm sau và chỉ có một bộ phận nhỏ quân đội 2 bên tham chiến. Báo cáo chínhh thức của chiến tranh (Official Records) liệt các hoạt động ngày 18 tháng 9 là "các giao tranh nhỏ tại Pea Vine Ridge, cầu Alexander và cầu Reed, chỗ cạn Dyer, rạch Spring, và gần Stevens' Gap, Georgia." Chickamauga hầu hết được xem như là một trận đánh kéo dài hai ngày: 19–20 tháng 9.
  2. ^ a b Steven E. Woodworth, John R Lundberg, Alexander Mendoza, The Chickamauga Campaign, trang 102
  3. ^ Số liệu lực lượng rất đa dạng theo nhiều tính toán khác nhau. Cozzens, trg 534: 57.840; Hallock, trg 77: 58.222; Eicher, trg 590: 58.000; Esposito, trg 112: 64.000; Korn, trg 32: 59.000; Tucker, trg 125: 64.500 với 170 khẩu pháo.
  4. ^ Số liệu lực lượng rất đa dạng theo nhiều tính toán khác nhau. Cozzens, trg 534: khoảng 68.000; Hallock, trg 77: 66.326; Eicher, trg 590: 66.000; Esposito, trg 112: 62.000; Lamers, trg 152: "đúng 40.000, trong đó 28.500 là bộ binh"; Tucker, trg 125: 71.500 với 200 khẩu pháo.
  5. ^ a b Eicher, trg 590.
  6. ^ a b Welsh, trg 86.
  7. ^ John Chandler Griffin, A Pictorial History of the Confederacy, trang 176
  8. ^ a b c John C. Fredriksen, American military leaders: from colonial times to the present, Tập 2, trang 678
  9. ^ a b c Monroe Lee Billington, The American South: a brief history, trang 173
  10. ^ Donald A. Ritchie, Albert S. Broussard, American history: the early years to 1877, trang 586
  11. ^ Meaning of Chickamauga. Chickamauga là tiếng dân bản địa Mỹ, có nghĩa sông không chảy hay sông tử thần.
  12. ^ a b c d e f Keith D. Dickson, The Civil War For Dummies
  13. ^ a b Walter Brian Cisco, States Rights Gist: A South Carolina General of the Civil War, các trang 103-105.
  14. ^ a b Douglas R. Caldwell, Russell S. Harmon, Studies in military geography and geology, trang 183
  15. ^ William Richter, The A to Z of the Civil War and Reconstruction, trang 513
  16. ^ William Richter, The A to Z of the Civil War and Reconstruction, trang 10

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cleaves, Freeman. Rock of Chickamauga: The Life of General George H. Thomas. Norman: University of Oklahoma Press, 1948. ISBN 0-8061-1978-0.
  • Connelly, Thomas L. Autumn of Glory: The Army of Tennessee 1862–1865. Baton Rouge: Louisiana State University Press, 1971. ISBN 0-8071-2738-8.
  • Cozzens, Peter. This Terrible Sound: The Battle of Chickamauga. Urbana: University of Illinois Press, 1992. ISBN 978-0-252-01703-2.
  • Editors of Time-Life Books. Echoes of Glory: Illustrated Atlas of the Civil War. Alexandria, VA: Time-Life Books, 1992. ISBN 0-8094-8858-2.
  • Eicher, David J. The Longest Night: A Military History of the Civil War. New York: Simon & Schuster, 2001. ISBN 0-684-84944-5.
  • Esposito, Vincent J. West Point Atlas of American Wars. New York: Frederick A. Praeger, 1959. OCLC 5890637. The collection of maps (without explanatory text) is available online at the West Point website Lưu trữ 2012-08-29 tại Archive.today.
  • Hallock, Judith Lee. Braxton Bragg and Confederate Defeat. vol. 2. Tuscaloosa: University of Alabama Press, 1991. ISBN 0-8173-0543-2.
  • Hunter, Alfred G., ed. History of the 82nd Indiana Volunteer Infantry, its Organization, Campaigns and Battles. Indianapolis, IN: William B. Burford, 1893. OCLC 498674211.
  • Kennedy, Frances H., ed. The Civil War Battlefield Guide. 2nd ed. Boston: Houghton Mifflin Co., 1998. ISBN 0-395-74012-6.
  • Knudsen, LTC Harold M. General James Longstreet: The Confederacy's Most Modern General. Tarentum, PA: Word Association Publishers, 2007. ISBN 1-59571-188-0.
  • Korn, Jerry, and the Editors of Time-Life Books. The Fight for Chattanooga: Chickamauga to Missionary Ridge. Alexandria, VA: Time-Life Books, 1985. ISBN 0-8094-4816-5.
  • Lamers, William M. The Edge of Glory: A Biography of General William S. Rosecrans, U.S.A. Baton Rouge: Louisiana State University Press, 1961. ISBN 0-8071-2396-X.
  • Robertson, William Glenn. "The Chickamauga Campaign: The Fall of Chattanooga." Blue & Gray Magazine, Fall 2006.
  • Robertson, William Glenn. "The Chickamauga Campaign: McLemore's Cove." Blue & Gray Magazine, Spring 2007.
  • Robertson, William Glenn. "The Chickamauga Campaign: The Armies Collide." Blue & Gray Magazine, Fall 2007.
  • Robertson, William Glenn. "The Chickamauga Campaign: The Battle of Chickamauga, Day 1." Blue & Gray Magazine, Spring 2008.
  • Robertson, William Glenn. "The Chickamauga Campaign: The Battle of Chickamauga, Day 2." Blue & Gray Magazine, Summer 2008.
  • Tucker, Glenn. Chickamauga: Bloody Battle in the West. Dayton, OH: Morningside House, 1972. ISBN 0-89029-015-6. First published 1961 by Bobbs-Merrill Co.
  • Turchin, John Basil. Chickamauga. Chicago: Fergus Printing Co., 1888. OCLC 2987159.
  • U.S. War Department, The War of the Rebellion Lưu trữ 2009-09-13 tại Wayback Machine: a Compilation of the Official Records of the Union and Confederate Armies. Washington, DC: U.S. Government Printing Office, 1880–1901.
  • Welsh, Douglas. The Civil War: A Complete Military History. Greenwich, CT: Brompton Books Corporation, 1981. ISBN 1-890221-01-5.
  • Woodworth, Steven E. Six Armies in Tennessee: The Chickamauga and Chattanooga Campaigns. Lincoln: University of Nebraska Press, 1998. ISBN 0-8032-9813-7.
  • National Park Service battle description Lưu trữ 2006-01-11 tại Wayback Machine

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]