Trận Custoza (1848)

Trận Custoza (1848)
Một phần của các cuộc chiến tranh giành độc lập Ý

Hình vẽ trận Custoza.
Thời gian24 tháng 725 tháng 7 năm 1848
Địa điểm
Kết quả Thắng lợi quyết định của quân đội Áo, tạo điều kiện cho Áo giành lại Lombardy.[1][2]
Tham chiến
Vương quốc Ý Vương quốc Sardegna  Đế quốc Áo
Chỉ huy và lãnh đạo
Vương quốc Ý Carlo Alberto
Vương quốc Ý Eusebio Bava
Vương quốc Ý Ettore de Sonnaz
Đế quốc Áo (1804–1867) Joseph Radetzky von Radetz
Lực lượng
22.000[2]–55.000 quân [3] 33.000[2]–55.000 quân [3]
Thương vong và tổn thất
Ngày thứ hai: 34 sĩ quan, 1.105 binh lính (trong đó có 34 sĩ quan và 835 binh lính tử trận và bị thương, 270 binh lính mất tích)[4] Ngày thứ hai: 45 sĩ quan, 1.276 binh lính (trong đó có 44 sĩ quan và 854 binh lính tử trận và bị thương, 422 binh lính mất tích)[4]

Trận Custoza, còn viết là Trận Custozza[5] hay Trận Custoza lần thứ nhất,[6] diễn ra từ ngày 24 cho đến ngày 25 tháng 7 năm 1848 trong cuộc Chiến tranh giành độc lập Ý lần thứ nhất[7] giữa quân đội Đế quốc Áo dưới quyền Thống chế Joseph Radetzky von Radetz, và Vương quốc Sardegna do vua Carlo Alberto của Piedmont trực tiếp chỉ huy.[2] Trận đánh diễn ra rất ác liệt, trong đó quân đội hai bên chịu tổn thất phân nửa binh lực của mình, và chấm dứt với thắng lợi quyết định của người Áo, góp phần củng cố vị thế của họ trên đất Ý[8][9]. Với chiến thắng của mình ở Custoza, Radetzky đã cứu vãn Đế quốc Áo khỏi nguy cơ tan rã, đồng thời cổ vũ các lực lượng phản cách mạng xoay chuyển tình hình châu Âu trong cơn bão cách mạng năm 1848.[10]

Tuy rằng quân Sardinia đã chiến đấu quả cảm và Alberto đóng cứ ở vùng núi đồi, trận đánh này thể hiện tài năng của Radetzky vượt xa Alberto[11][12][13] và góp phần làm nên thanh danh của Radetzky,[14]. Đồng thời, với tính chất hủy diệt, trận Custoza được xem là đỉnh cao của những chiến thắng của ông tại Ý - vốn được xem là một chiến dịch phòng vệ tuyệt vời[3] - cũng như là một trong những thắng lợi lớn của Quân đội Áo.[15][16] Trong ngày đầu, ông đột phá trung quân Áo và sang ngày thứ hai thì ông đánh tan tác toàn bộ quân Sardinia,[17] dù rằng ông đã 82 tuổi.[12] Tài cầm quân của ông đã gây cho người Áo phấn khởi đến mức mà nhà soạn nhạc Johann Strauss I đã sáng tác bản "Hành khúc Radetzky" nổi tiếng để tôn vinh Radetzky[2][14] cùng với trận thắng này.[18]

Trận Custozza đã cho thấy hiệu quả của chiến thuật tấn công bằng lưỡi lê của các đạo quân đa dân tộc nhà Habsburg, được bố trí theo đội hình hàng dọc[19]. Sau thất bại thê lương, quân Sardinia rút chạy về Milano và bị đội quân hùng mạnh của Radetzky truy sát.[20][21] Chiến thắng vẻ vang tại Custoza đã tạo điều kiện cho quân Áo chiếm giữ Milano và Lombardy.[5][19] Người Sardinia phải ngừng bắn với Áo, trước khi Alberto một lần nữa lâm chiến và bị Radetzky đánh bại trong trận Novara (1849).[12][22]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ David Sanderson Chambers, Popes, Cardinals and War: The Military Church in Renaissance and Early Modern Europe, trang 184
  2. ^ a b c d e R. G. Grant, Battle: A Visual Journey Through 5,000 Years of Combat
  3. ^ a b c Michael Clodfelter, Warfare and armed conflicts: a statistical reference to casualty and other figures, 1500-2000
  4. ^ a b Hermann Kunz: Die Feldzüge des Feldmarschalls Radetzky in Oberitalien 1848 und 1849. Verlag von Arwed Strauch, Leipzig o.J. [1890], S. 92.
  5. ^ a b Tim Chapman, The Risorgimento: Italy 1815-71, trang 38
  6. ^ Carl Cavanagh Hodge (biên tập), Encyclopedia of the Age of Imperialism, 1800-1914;;m trang 174
  7. ^ Great Britain. Naval Intelligence Division, Kenneth Mason, Italy, Tập 4, trang 99
  8. ^ Charles A. Endress, History of Europe, 1500-1848, trang 289
  9. ^ Derek Wilson, Calamities and Catastrophes
  10. ^ Alan Sked, Radetzky: Imperial Victor and Military Genius, trang 145
  11. ^ Arthur James Beresford Whyte, The evolution of modern Italy, trang 84
  12. ^ a b c Mark Grossman, World Military Leaders, trang 279
  13. ^ Erik Goldstein, Wars and Peace Treaties, 1816-1991, trang 14
  14. ^ a b Neil Wilson, Mark Baker, Prague, trang 94
  15. ^ James J. Sheehan, German History, 1770-1866, trang 697
  16. ^ Franz Hubmann, Andrew Wheatcroft, The Habsburg Empire: The World of the Austro-Hungarian Monarchy in Original Photographs, 1840-1916, các trang 48-50.
  17. ^ John Powell, Magill's Guide to Military History: Cor-Jan, trang 70
  18. ^ Archer Jones, The Art of War in the Western World, trang 388
  19. ^ a b Jeremy Black, War in the Nineteenth Century: 1800-1914, trang 53
  20. ^ University of Chicago, Walter Yust, The Encyclopædia britannica, Tập 12, trang 803
  21. ^ George C. Kohn, Dictionary of Wars
  22. ^ Charles L. Killinger, The History of Italy, trang 108