Trận Mobile Bay

Trận Mobile Bay
Một phần của Nội chiến Hoa Kỳ

Battle of Mobile Bay, minh họa bởi Louis Prang.
Thời gian223 tháng 8 năm 1864[1]
Địa điểm
Kết quả Thắng lợi quyết định của Liên bang miền Bắc[2]
Tham chiến
Hoa Kỳ Liên bang miền Bắc Liên minh miền Nam Hoa Kỳ Liên minh miền Nam
Chỉ huy và lãnh đạo
Hoa Kỳ David Farragut
(hải quân)
Hoa Kỳ Gordon Granger
(lục quân)
Liên minh miền Nam Hoa Kỳ Franklin Buchanan
(hải quân)
Liên minh miền Nam Hoa Kỳ Richard L. Page
(lục quân)
Lực lượng

• 14 tàu gỗ
 (trong đó có 2 tàu chiến)
• 4 tàu bọc sắt monitor

• 5500 quân

• 3 tàu chiến

• 1 tàu bọc sắt

• khoảng 1.500 quân tại 3 đồn
Thương vong và tổn thất

• 1 tàu bọc sắt chìm

• Hạm đội: 150 chết, 170 bị thương

• Trên bộ: 1 chết, 7 bị thương

• 1 tàu chiến bị bắt, 1 bị tiêu diệt, 1 tàu bọc sắt bị bắt
• Hạm đội: 12 chết, 19 bị thương, 123 bị bắt
• Trên bộ:

  • Đồn Morgan: 1 chết, 3 bị thương (không đầy đủ), khoảng 600 bị bắt
  • Đồn Gaines: 864 bị bắt (theo thống kê của miền Bắc)

Trận Mobile Bay, diễn ra ngày 5 tháng 8 năm 1864, là một trận đánh trong Nội chiến Hoa Kỳ, tại đó một hạm đội miền Bắc dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc David G. Farragut, với sự hỗ trợ của một lực lượng bộ binh, đã tấn công hạm đội miền Nam nhỏ hơn của Đô đốc Franklin Buchanan cùng với 3 đồn quân sự bảo vệ cửa vịnh Mobile.

Trận chiến này nổi tiếng với cuộc tiến quân dường như hấp tấp nhưng thành công của Farragut băng qua bãi mìn với tổn thất một tàu bọc sắt monitor, đã giúp hạm đội miền Bắc tiến sâu vào trong tầm đạn đại bác phòng thủ bờ biển của địch. Sau đó họ đánh tan hạm đội đối phương và miền Nam chỉ còn lại 1 tàu bọc sắt duy nhất, chiếc CSS Tennessee. Tàu Tennessee sau đó không bỏ cuộc mà vẫn tiếp tục giao chiến với toàn bộ hạm đội miền Bắc. Lớp giáp của Tennessee giúp nó có lợi thế và gây được nhiều thiệt hại cho đối phương hơn, nhưng cuối cùng vẫn không chống lại được số lượng quá chênh lệch các tàu địch. Cuối cùng tàu Tennessee bị thương không thể di chuyển hay bắn trả hạm đội miền Bắc. Thuyền trưởng tàu sau đó đã phải đầu hàng, trận đánh kết thúc. Do không còn hải quân hỗ trợ, cả ba đồn quân sự trong ngày hôm đó cũng đầu hàng. Quyền kiểm soát vịnh Mobile đã hoàn toàn nằm trong tay quân miền Bắc.

Mobile là hải cảng quan trọng cuối cùng trên vịnh Mexico về phía đông sông Mississippi thuộc về miền Nam, và việc cảng này bị khóa kín là bước cuối cùng trong việc hoàn tất cuộc phong tỏa của miền Bắc tại khu vực này.

Đây được xem là trận đánh đẫm máu nhất của hải quân trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ và là thắng lợi quyết định của phe miền Bắc, mặc dù đắt giá.[2][3][4] Chiến thắng này, cũng như việc đánh chiếm thành phố Atlanta, đã được báo chí miền Bắc ca ngợi rầm rộ và trở thành một yếu tố quan trọng giúp dẫn đến thắng lợi của Abraham Lincoln trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1864.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ ORA I, quyển 39/1, trg 402. Ngày bắt đầu có tính hình thức; đó là ngày lực lượng đổ bộ cập lên tàu. Ngày đầu tiên của cuộc chiến giữa quân đội 2 bên là 4 tháng 8.
  2. ^ a b Arthur Wyllie, The Union Navy, trang 364
  3. ^ Spencer C. Tucker, Battles That Changed History: An Encyclopedia of World Conflict, các trang 349-351.
  4. ^ Scott Rye, Men and ships of the Civil War, trang 213


Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Anderson, Bern, By Sea and by River: The Naval History of the Civil War. Alfred A. Knopf, 1962; reprint, Da Capo. ISBN 0306803674
  • Calore, Paul, Naval Campaigns of the Civil War. Jefferson, N. C.:McFarland, 2002. ISBN 9780786412174
  • Duffy, James P., Lincoln's Admiral: The Civil War Campaigns of David Farragut. Wiley, 1997. ISBN 0471042080
  • Faust, Patricia L., Historical Times Illustrated Encyclopedia of the Civil War. Harper and Rowe, 1986. ISBN 0061812617
  • Friend, Jack, West Wind, Flood Tide: The Battle of Mobile Bay. Annapolis: Naval Institute Press, 2004. ISBN 978-1591142928
  • Arthur Wyllie, The Union Navy, Lulu.com, 30-04-2007. ISBN 1430321172.
  • Johnson, Robert Underwood and Clarence Clough Buel, eds. Battles and Leaders of the Civil War. Century, c. 1894. Reprint ed., Castle, n.d.
Johnston, James D., "The Ram 'Tennessee' at Mobile Bay." Vol. 4, pp. 401–406.
Kinney, John Coddington, "Farragut at Mobile Bay." Vol. 4, pp. 379–400.
Marston, Joseph, "The lashing of Admiral Farragut in the rigging." Vol. 4, pp. 407–408.
Page, Richard L., "The Defense of Fort Morgan." Vol. 4, pp. 408–410.
Watson, J. Crittenden, "The lashing of Admiral Farragut in the rigging." Vol. 4, pp. 406–407.
  • Levin, Kevin M., "Mobile Bay", Encyclopedia of the American Civil War: A political, Social, and Military History, Heidler, David S., and Heidler, Jeanne T., eds. W. W. Norton & Company, 2000. ISBN 0-393-04758-X.
  • Luraghi, Raimondo, A History of the Confederate Navy. Annapolis, Md.: Naval Institute Press, 1996. ISBN 1557505276
  • McPherson, James M., Battle cry of freedom. Oxford University Press, 1988. ISBN 0195038630
  • Musicant, Ivan, Divided waters: the naval history of the Civil War. HarperCollins, 1995. ISBN 0060164824
  • Scharf, J. Thomas, History of the Confederate States Navy from its organization to the surrender of its last vessel; etc. New York, Rogers & Sherwood, 1887; reprint, Gramercy, 1996.
  • Simson, Jay W., Naval Strategies of the Civil War: Confederate Innovations and Federal Opportunism. Nashville, Tenn.: Cumberland House, 2001. ISBN 1581821956
  • Still, William N. Jr. Iron Afloat: The Story of the Confederate Armorclads. Vanderbilt University Press, 1971. Reprint, University of South Carolina Press, 1985. ISBN 0872494543
  • Tucker, Spencer, Blue & Gray Navies: The Civil War Afloat. Naval Institute Press, 2006. ISBN 1591148820
  • Spencer Tucker, Battles That Changed History: An Encyclopedia of World Conflict, ABC-CLIO, 11-11-2010. ISBN 1598844296.
  • Scott Rye, Men and ships of the Civil War, Longmeadow Press, 1995. ISBN 0681102640.
  • United States. Naval History Division, Civil War Naval Chronology, 1861-1865. U.S. Government Printing Office, 1961-65.
  • Wise, Stephen R., Lifeline of the Confederacy: Blockade Running During the Civil War. University of South Carolina Press, 1988. ISBN 087249554X

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]