Trận Santa Lucia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trận Santa Lucia
Một phần của cuộc Chiến tranh giành độc lập Ý lần thứ nhất
Thời gian6 tháng 5 năm 1848
Địa điểm
Kết quả Chiến thắng bước ngoặt của quân đội Áo[1], đem lại cho họ thế chủ động.[2]
Tham chiến
 Vương quốc Sardinia  Đế quốc Áo
Chỉ huy và lãnh đạo
Vương quốc Sardegna Carlo Alberto Đế quốc Áo (1804–1867) Joseph Radetzky von Radetz
Lực lượng
41.000[3]–5.000 quân, 66 hỏa pháo [4] 19.000 quân [3]
Thương vong và tổn thất
110 quân tử trận, 76 quân bị thương [5] 72 quân tử trận, 90 quân bị thương và 87 quân bị bắt [5]

Trận Santa Lucia là một trận đánh trong cuộc Chiến tranh giành độc lập Ý lần thứ nhất, diễn ra từ ngày 6 tháng 5 năm 1848 ở gần Verona.[3][6] Trong trận đánh này, Quân đội Đế quốc Áo dưới sự chỉ đạo của Thống chế Joseph Radetzky von Radetz đã bẻ gãy các cuộc tấn công quyết liệt của Quân đội Sardegna do vua Carlo Alberto chỉ huy. Được xem cuộc thử lửa của vị Hoàng đế Áo tương lai Franz Joseph I[7][8], chiến thắng tại Santa Lucia là một bước ngoặt của cuộc chiến nói riêng[9]lịch sử Áo nói chung.[10] Đồng thời, trận đánh cũng được xem là thất bại nặng nề nhất của phe Sardegna trong cuộc chiến tranh.[5]

Quân Sardegna mở đầu cuộc tiến công vào sáng hôm ấy, và lực lượng cánh tả của họ bị các khẩu đội pháo Áo một trên cao điểm trước mặt họ kìm chân. Một cuộc giao chiến dữ dội đã diễn ra, trong đó sư đoàn Sardegna dưới sự chỉ huy trực tiếp của Carlo Alberto đã tiến công mạnh mẽ và đoạt được làng Santa Lucia từ tay địch. Tuy nhiên, cuộc tấn công của sư đoàn của Broglia ở cánh trái, với nhiệm vụ đánh chiếm Crocebianca, đã bị đập tan. Nhận thấy thất bại này cho ông khó mà giữ nổi Santa Lucia – nơi mà quân ông đã chiếm được một cách nhọc nhằn – vua Sardegna ra lệnh triệt binh. Quân Sardegna rút lui trong trật tự và đẩy lui các lực lượng Áo tiến công để chiếm lại Santa Lucia.[4] Dù gì đi nữa, quân của Radetzky đã làm chủ được trận địa.[9] Phía Áo chịu tổn thất nhẹ hơn đáng kể so với đối phương.[5] Tuy rằng đây không phải là một trận chiến quy mô lớn và đẫm máu như AusterlitzLeipzig, cuộc phòng ngự thành công ở Santa Lucia có ý nghĩa chiến lược to lớn đối với đội quân đa dân tộc của Radetzky, vì đã cứu vãn pháo đài chủ chốt của họ ở Verona khỏi nguy cơ bị uy hiếp.[8] Một điều thú vị là Radetzky thắng trận này đúng vào dịp sinh nhật thứ 82 của ông.[11]

Không chỉ góp phần củng cố vị thế của các lực lượng Áo dưới quyền Radetzky tại Lombardy.[12], chiến thắng ở Santa Lucia cũng quyết định đến cục diện chung của cuộc chiến: như một sử gia bình luận, Radetzky đã đánh bại quân Sardegna trong một chiến dịch chứ không chỉ trong một trận chiến. Cuộc phòng ngự thành công của ông là nguồn cổ vũ to lớn đối với các lực lượng dưới quyền ông và mọi thế lực bảo hoàng của triều đại nhà Habsburg.[1][8] Sau chiến thắng này, quyền chủ động trong chiến dịch thuộc về quân đội Áo, và vào tháng 7 năm 1848, Radetzky đã giành thắng lợi thứ hai trong trận Custoza.[13]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Alan Sked, Radetzky: Imperial Victor and Military Genius, trang 139
  2. ^ Gunther Erich Rothenberg, The Army of Francis Joseph, trang 26
  3. ^ a b c Franz Joseph I of Austria and His Empire, trang 28
  4. ^ a b Francis Young (F.R.G.S.), W. B. B. Stevens, Garibaldi: his life and times: comprising the revolutionary history of Italy from 1789 to the present time, trang 107
  5. ^ a b c d Edgar Holt, The making of Italy, 1815-1870, trang 147
  6. ^ Tony Jaques, Dictionary of Battles and Sieges: P-Z, trang 906
  7. ^ John Webb Probyn, Italy: from the Fall of Napoleon I., in 1815, to the Death of Victor Emmanuel, in 1878, trang 130
  8. ^ a b c Alan Palmer, Twilight of the Habsburgs: The Life and Times of Emperor Francis Joseph, trang 36
  9. ^ a b Henry Smith Williams, Italy, trang 599
  10. ^ Carlile Aylmer Macartney, The House of Austria: the later phase, 1790-1918
  11. ^ Oscar Browning, A history of the modern world, 1815-1910, trang 332
  12. ^ Josef V. Polišenským, Aristocrats and the Crowd in the Revolutionary Year 1848: A Contribution to the History of Revolution and Counter-Revolution in Austria, trang 137
  13. ^ Frederick Converse Beach, George Edwin Rines, The Encyclopedia Americana, Tập 9