Trận sông Lisaine

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trận sông Lisaine
Một phần của cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ
Thời gian1517 tháng 1 năm 1871[1]
Địa điểm
Kết quả Quân đội Phổ giành chiến thắng lớn[3], quân đội Pháp lâm vào hỗn loạn và rút chạy.[4][5]
Tham chiến
Vương quốc Phổ Vương quốc Phổ Pháp
Chỉ huy và lãnh đạo
Vương quốc Phổ August von Werder[2] Charles Denis Bourbaki[6]
Lực lượng
40.000–150.000 quân[2][5] 110.000–150.000 quân[2][5]
Thương vong và tổn thất
Nguồn 1: Gần 1.900 quân thương vong [2]
Nguồn 2: 81 sĩ quan và 1.847 binh lính thương vong [7]
Nguồn 1: Hơn 6.000 quân thương vong [2]
Nguồn 3: 4.500 bị thương, 15.00 quân tử trận [6]

Trận sông Lisaine, còn gọi là Trận Héricourt[8] hay Trận Belfort, là một trận đánh nổi tiếng tại Pháp trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ,[2][7] diễn ra từ ngày 15 cho đến ngày 17 tháng 1 năm 1871.[9] Là một trong những cuộc giao tranh khốc liệt nhất trong cuộc chiến tranh, trận sông Lisaine là những nỗ lực của quân đội Pháp do tướng Charles Denis Bourbaki nhằm đánh đuổi quân đội Đức với quân số nhỏ hơn, do tướng August von Werder, ra khỏi các vị trí của họ.[7] Tuy nhiên, Werder đã đập tan các cuộc tiến công của quân Pháp[3][10], khiến cho tinh thần của quân Pháp bị suy giảm và họ rơi vào tình trạng vô cùng náo loạn.[4][11][12] Đây là một trong hàng loạt chiến thắng của quân đội Đức trước quân đội cộng hòa non trẻ của Pháp trong cuộc chiến tranh.[13]

Về hướng Đông khi ấy, Belfort là pháo đài lớn duy nhất của Pháp còn cầm cự trước quân Đức. Vào tháng 12 năm 1870, tướng Bourbaki đã dẫn Binh đoàn phía Đông thật sự không được trang bị và huấn luyện đến Belfort để đối đầu với quân đội của Werder cuộc vây hãm Belfort. Trong các ngày 15 – 17 tháng 1 năm 1871, Bourbaki đã tiến công các cứ điểm của Werder dọc theo sông Lisaine. Trận đánh đã diễn ra quyết liệt trong thời tiết khắc nghiệt, nhưng sự rối loạn của các mệnh lệnh, sự thiếu mạnh mẽ của Bourbaki, sự không thích hợp với trọng trách của viên tướng tình nguyện người Ý cho quân đội Pháp là Giuseppe Garibaldi, kết hợp với bản lĩnh của quân đội Đức được huấn luyện tốt và sự thiếu kinh nghiệm của binh lính Pháp đã mang lại thất bại cho quân Pháp,[2][5] minh chứng cho quyết định không chấm dứt cuộc vây hãm Belfort của Werder.[14] Ngoài ra, giới sĩ quan Pháp cũng không được táo bạo như những người đồng cấp của họ về phía Phổ[15]. Ngay từ ngày đầu của cuộc chiến, kế hoạch của Bourbaki đã gặp bất lợi,[6] và trong ngày cuối cùng, tình hình đã chứng nhận rằng mọi nỗ lực của Bourbaki nhằm chọc thủng chiến tuyến của quân đội Đức là vô ích: vào buổi sáng hôm đó, ông xua quân tấn công Chagey, và vào buổi trưa ông tấn công Béthancourt. Lúc chiều, một cuộc pháo kích cũng diễn ra ác liệt gần Montbéliard, và tại Frahier quân Đức do tướng Keller bị quân Pháp với ưu thế áp đảo về quân số tiến công. Tuy nhiên, quân Đức vẫn luôn luôn đứng vững[16]. Boubarki cuối cùng đã bác bỏ đề nghị nỗ lực một lần cuối để giải vây cho Belfort của một sĩ quan trẻ tuổi.[15] Mặc dù ba ngày chiến đấu khốc liệt đã mang lại thiệt hại nặng nề cho quân Đức,[16] thiệt hại của quân Pháp còn to lớn hơn hẳn thiệt hại của đối phương.[2] Bourbaki ra lệnh triệt thoái về một vị trí thuận lợi cách đó không xa[6], tuy nhiên Binh đoàn thứ nhất của Đức do tướng Edwin von Manteuffel chỉ huy đang tiến đến, đẩy quân Pháp vào nguy cơ bị hai binh đoàn Đức đập tan[2]. Bourbaki buộc phải rút quân về Besancon.[6]

Vua Wilhelm I của Phổ đã tấm tắc ca ngợi chiến thắng của tướng Werder tại Héricourt.[16] Sau khi đánh bại cuộc tiến công của đối phương, trong một loạt các vận động khôn khéo của mình, quân đội Phổ đã cắt đứt đường rút lui của quân đội Pháp về hướng Tây. Vào ngày 26 tháng 1 năm 1871, trước tình hình tuyệt vọng, Bourbaki xuống lệnh cho đoàn quân thất trận của ông ta chạy sang Thụy Sĩ lánh nạn, và vào ngày hôm sau,[17][18] ông tự sát nhưng không thành công.[2] Tướng Justin Clinchant đã lên thay chức Bourbaki, và quân ông bị Binh đoàn thứ nhất của Đức do Thượng tướng Bộ binh Edwin von Manteuffel chỉ huy đẩy bật về hướng nam. Sau thất bại trong trận Pontarlier,[19] vào ngày 1 tháng 2 năm 1871, khoảng 8 vạn quân Pháp đã từ bỏ vũ khí và tiến vào miền Tây Thụy Sĩ. Họ bị người Thụy Sĩ giam giữ cho đến tháng 3.[2]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tony Jacques, Dictionary of Battles and Sieges, các trang 447-448.
  2. ^ a b c d e f g h i j k l Spencer C. Tucker (biên tập), A Global Chronology of Conflict: From the Ancient World to the Modern Middle East: From the Ancient World to the Modern Middle East, trang 1450
  3. ^ a b John Gooch, Armies in Europe, trang 107
  4. ^ a b "A History Of The Third French Republic"
  5. ^ a b c d "A history of the nineteenth century, year by year"
  6. ^ a b c d e Michael Howard, Franco-Prussian War: The German Invasion of France 1870-1871, Revised Edition, các trang 423-429.
  7. ^ a b c "Library of Universal Knowledge"
  8. ^ Stephen Badsey, The Franco-Prussian War 1870-1871, trang 148
  9. ^ "France, mediaeval and modern, a history"
  10. ^ "The book of history. A history of all nations from the earliest times to the present, with over 8,000 illustrations"
  11. ^ "France and her army"
  12. ^ Michael Howard, Franco-Prussian War: The German Invasion of France 1870-1871, Revised Edition, các trang 423-425.
  13. ^ Joseph Howard Tyson, Hitler's Mentor: Dietrich Eckart, His Life, Times, & Milieu, trang 68
  14. ^ "A review of the history of infantry"
  15. ^ a b Geoffrey Wawro, The Franco-Prussian War: The German Conquest of France in 1870-1871, trang 295
  16. ^ a b c Edmund Ollier, Cassell's history of the war between France and Germany, 1870-1871, Tập 2, trang 183
  17. ^ Stephen Badsey, The Franco-Prussian War 1870-1871, trang 74
  18. ^ Hermann Pinnow, History of Germany: People and State Through a Thousand Years, trang 357
  19. ^ Tony Jaques, Dictionary of Battles and Sieges: A Guide to 8,500 Battles from Antiquity Through the Twenty-First Century, Tập 3, trang 809

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]