Trận sông Tchernaïa

Trận sông Tchernaïa
Một phần của cuộc Chiến tranh Krym

Tranh vẽ trận Tchernaïa.
Thời gian16 tháng 8 năm 1855[1]
Địa điểm
Kết quả Liên quân Pháp - Sardegna chiến thắng, quân Nga chịu thiệt hại lớn. Liên quân giành lợi thế trong cuộc vây hãm Sevastopol.[1][2]
Tham chiến
Pháp Đế chế Pháp
 Kingdom of Sardinia
 Russian Empire
Chỉ huy và lãnh đạo
Pháp Aimable Pélissier[3]
Vương quốc Sardegna Alfonso La Marmora[3]
Đế quốc Nga M. D. Gorchakov
Lực lượng
Khoảng 37.000 quân [2] 2 Quân đoàn [1]
Thương vong và tổn thất
1.400[4] – 1.700 quân thương vong (14 quân Sardegna tử trận)[1] Nguồn 1:2.273 quân tử trận, 1.742 quân mất tích, 4.000 quân bị thương[1]
Nguồn 2: 3.300 quân thương vong[4]

Trận sông Tchernaïa[5], còn gọi là Trận cao điểm Traktir, là một trận đánh trong Chiến tranh Krym, diễn ra vào ngày 16 tháng 8 năm 1855 giữa liên quân Pháp - SardegnaQuân đội Đế quốc Nga[4], và kết thúc với thất bại kèm theo thiệt hại nặng nề của quân Nga (hơn hẳn tổn thất của đối phương). Đây là chiến dịch tấn công cuối cùng của quân Nga trong cuộc chiến và thất bại của họ đã tạo điều kiện cho liên quân tập trung binh lực và dứt điểm cuộc vây hãm Sevastopol,[1][6] qua đó trực tiếp dẫn đến sự thất thủ của Sevastopol[7]. Trận đánh cũng thể hiện hiệu quả của pháo rãnh xoắn, đã xé lẻ các đội hình hàng dọc của quân Nga.[5]

Cuộc vây hãm Sevastopol của liên quân đã gây tổn thất lớn cho quân Nga.[4] Trước tình hình đó, đầu tháng 8 năm 1855, Vương công M. D. Gorchakov quyết định tấn công cao điểm Feidukhine của liên quân Pháp - Sardegna nhìn ra sông Tchernaïa[1] - nỗ lực cuối cùng của ông nhằm giữ liên lạc với Sevastopol.[4] Rạng sáng hôm ấy, quân Nga pháo kích dữ dội và theo lệnh của Gorchakov, Quân đoàn III của Nga sẽ bắn phá cao điểm Feidukhine và vượt sông Tchernaïa trong khi Quân đoàn VI ban đầu chiếm cứ đồi Telegraph. Trước sự kháng cự quyết liệt của liên quân và tầm bắn chính xác của quân Pháp, viên chỉ huy Quân đoàn III của Nga tử trận và quân Nga rút qua sông Tchernaïa. Sau đó, Gorchakov ra lệnh cho Quân đoàn VI tấn công cao điểm Feidukhine, khiến họ trở thành con mồi cho những làn đạn của liên quân Pháp - Sardegna.[1]

Trước tình hình bất lợi, quân Nga phải triệt thoái sau một cuộc tấn công vô ích.[1] Vai trò của quân Sardegna trong chiến thắng này đã gây cho các đồng minh của họ trong chiến tranh phải nể phục và chú ý đến họ.[7]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h i Raugh, Harold E. The Victorians at war, 1815-1914: an encyclopedia of British military history. ABC-CLIO. tr. 95. ISBN 978-1-57607-925-6.
  2. ^ a b Richard Ernest Dupuy, Trevor Nevitt Dupuy, The encyclopedia of military history: from 3500 B.C. to the present, trang 828
  3. ^ a b David Eggenberger, An Encyclopedia of Battles: Accounts of Over 1,560 Battles from 1479 B.C. to the Present, trang 92
  4. ^ a b c d e Spencer C. Tucker, 'A Global Chronology of Conflict: From the Ancient World to the Modern Middle East: From the Ancient World to the Modern Middle East, trang 1218
  5. ^ a b Geoffrey Wawro, War and Society in Europe, 1792-1914, trang 61
  6. ^ Stanley Sandler, Ground Warfare: An International Encyclopedia, Tập 1, trang 220
  7. ^ a b Martin Collier, Italian Unification, 1820-71, trang 57