Tra tấn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Các loại dụng cụ tra tấn, ảnh chụp tại Nuremberg.
Một hình vẽ minh họa một vụ tra tấn thời xưa

Tra tấn hay còn gọi là tra tẩn (bao gồm cả hành hạ, nhục hình) là việc có chủ ý gây đau khổ tâm lý hoặc thể chất (bạo lực, hành hạ, làm đau đớn, tạo sự lo sợ hoặc làm nhục) của người này gây ra cho người khác. Sự tra tấn thường được sử dụng như một phương tiện cho một mục đích cụ thể, chẳng hạn như để ép có được một lời thú tội, ép cung khai báo, một sự rút lui hoặc để có một thông tin hoặc để phá vỡ ý chí và sức đề kháng của các nạn nhân bị tra tấn (tạm thời hoặc vĩnh viễn).

Tra tấn theo nghĩa hẹp là một hành động của một nhóm lợi ích cụ thể (ví dụ, một cơ quan của bộ máy quản lý nhà nước hoặc một tổ chức chính trị-quân sự) gây ra cho một cá nhân, chẳng hạn như các tòa án trong lịch sử, các dịch vụ công an, cảnh sát hoặc tình báo.

Trong lịch sử, tra tấn được sử dụng như một hình thức cải tạo chính trị, tái thẩm vấn, trừng phạt và cưỡng chế. Ngoài hình thức tra tấn do nhà nước tài trợ thì các cá nhân hay các tổ chức cũng có thể có động cơ để thực hiện tra tấn với những lý do tương tự như nhà nước; tuy nhiên, động cơ của việc tra tấn cũng có thể là để thỏa mãn những trò tàn bạo của người thực hiện.

Tra tấn bị luật pháp quốc tế và luật pháp trong nước của hầu hết các quốc gia nghiêm cấm. Tra tấn được coi là sự xâm phạm quyền con người, điều này được nêu rõ trong Điều 5 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Các quốc gia ký Công ước Geneva lần baCông ước Geneva lần bốn chính thức đồng ý không tra tấn tù nhân trong các cuộc xung đột vũ trang. Tra tấn cũng bị cấm bởi Công ước chống Tra tấn của Liên Hợp Quốc, điều này đã được 147 quốc gia phê chuẩn.[1]

Định nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]

Định nghĩa theo Công ước Liên Hợp Quốc 1987[sửa | sửa mã nguồn]

Theo định nghĩa của Công ước Liên Hợp Quốc về Chống tra tấn, phiên bản năm 1987, theo điều 1.1 là:

bất kỳ hành động nào tạo ra sự đau đớn nặng nề hoặc đau khổ - dù thể xác hay tinh thần - do cố ý gây ra cho một người nhằm các mục đích là đạt được thông tin hay một lời thú nhận từ anh ta hoặc một người thứ ba, trừng phạt anh ta vì một hành động mà anh ta hoặc người thứ ba đã phạm hoặc bị nghi là đã phạm, hoặc đe dọa, ép buộc anh ta hoặc một người thứ ba, hoặc đối với bất kỳ lý do nào dựa trên sự phân biệt đối xử bất kỳ loại nào, khi nỗi đau đớn hay đau khổ như vậy gây ra bởi - hoặc theo sự xúi giục - hoặc với sự đồng ý - hoặc chấp thuận - của một quan chức hoặc người khác hành động trên cương vị chính quyền. Nó không bao gồm sự đau đớn hoặc đau khổ ngẫu nhiên hoặc vốn có khi bị các hình phạt đúng theo luật - Công ước chống Tra tấn, Điều 1,1[2]


Các hành động chưa tới mức tra tấn vẫn có thể cấu thành tội đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá theo Điều 16.

Định nghĩa này đã bị hạn chế để chỉ áp dụng với những quốc gia hoặc chính phủ ủng hộ tra tấn, và giới hạn rõ ràng sự tra tấn đó trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra bởi những người làm việc công (công chức) hoặc người liên quan, chẳng hạn như nhân viên chính phủ, nhân viên thực thi pháp luật, nhân viên y tế, nhân viên quân sự, hoặc các chính trị gia. Một số người cho rằng định nghĩa này không bao gồm:

  • tra tấn giữa những băng đảng, ổ, nhóm kích động thù hận, phiến quân, hay người khủng bố, mà không tuân theo quy luật quốc gia và quốc tế;
  • bạo lực ngẫu nhiên trong chiến tranh; và
  • hình phạt mà được cho phép bởi luật pháp quốc gia, thậm chí nếu hình phạt sử dụng kỹ thuật tương tự như được sử dụng bởi những kẻ tra tấn như cắt xén, đánh đòn, kỹ thuật nhục hình được sử dụng khi họ thực hành như là một sự trừng phạt hợp pháp.

Một số chuyên gia trong lĩnh vực phục hồi chức năng tra tấn tin rằng định nghĩa này là quá hạn chế và cho rằng định nghĩa của tra tấn với động cơ chính trị nên được mở rộng để bao gồm tất cả các hành động bạo lực có tổ chức.[3]

Định nghĩa của Ân xá Quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1973, tổ chức Ân xá Quốc tế đã thông qua định nghĩa đơn giản nhất và rộng nhất của tra tấn, như sau:

Tra tấn là việc có hệ thống và có chủ ý gây ra sự đau đớn của một người gây ra cho người khác, hoặc cho một người thứ ba, để đạt được mục đích của người gây ra, chống lại ý chí của những người sau.[4]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “United Nations Treaty Collection”. UN. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2010.
  2. ^ Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment, United Nations, ngày 10 tháng 12 năm 1984.
  3. ^ James Jaranson, "The Science and Politics of Rehabilitating Torture Survivors," in Caring for Victims of Torture, edited by Michael K. Popkin, Amer Psychiatric Pub Inc.1998.
  4. ^ “Amnesty International, (1973) Torture in the Eighties. USA Edition. Amnesty International Publication” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2015.

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết[sửa | sửa mã nguồn]