Bướm phượng cánh chim chấm liền

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Troides helena)
Bướm chim thường
Male
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Arthropoda
Phân ngành (subphylum)Hexapoda
Lớp (class)Insecta
Nhánh Dicondylia
Phân lớp (subclass)Pterygota
Nhánh Metapterygota
Nhánh Neoptera
Nhánh Eumetabola
Nhánh Endopterygota
Liên bộ (superordo)Panorpida
(không phân hạng)Amphiesmenoptera
Bộ (ordo)Lepidoptera
Phân bộ (subordo)Glossata
Phân thứ bộ (infraordo)Heteroneura
Nhóm động vật (zoodivisio)Ditrysia
Nhánh động vật (zoosectio)Cossina
Phân nhánh động vật (subsectio)Bombycina
Liên họ (superfamilia)Papilionoidea
Nhánh Papilioniformes
Họ (familia)Papilionidae
Phân họ (subfamilia)Papilioninae
Tông (tribus)Troidini
Chi (genus)Troides
Loài (species)T. helena
Danh pháp hai phần
Troides helena
(Linnaeus, 1758)
Các phân loài
17 phân loài

Bướm phượng cánh chim chấm liền, tên khoa học Troides helena, là một loài bướm ngày thuộc họ Papilionidae. Nó thường phân bố ở dạnh thương mại trong hoang dã do nó độ phổ biến của nó đối với các nhà sưu tập bướm. Loài này có 15 phụ loài.[2]

Chụp tại Samsinghuyện Darjeeling của Tây Bengal, Ấn Độ.

Đặc điểm sinh học[sửa | sửa mã nguồn]

Cánh trước của cả hai giới đều là màu đen với tĩnh mạch thường có hình lưỡi với những vệt xám, dễ thấy nhiều ở các con cái. Các cánh dưới có những vệt vàng với tĩnh mạch và viền đen. Ngoài ra, những con cái có một loạt đầy đủ các đốm đen khá lớn ở cánh sau, trong khi con đực chỉ có một hoặc một vài điểm đốm

Loài này có khả năng bay xa và ở độ cao đáng kể, cách bay khá giống chim để xua đuổi những loài ăn thịt, nó được nhìn thấy ở khu vực rừng cũng như trong công viên và các khu vườn đô thị. Thích uống mật hoa và đẻ trứng trên cây có độc thuộc họ Mộc hương nam nhằm tự vệ.Trong tự nhiên, các cây chủ này cũng có thể được tìm thấy trong các khu rừng rậm và núi thấp. Do đó chúng thường được tìm thấy quanh những bụi cây này.

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là loài bướm ngày lớn nhất ở Ấn Độ. Nó phân bố rộng rãi và thường tìm thấy ở trong các khu rừng. Loài này được tìm thấy ở Nepal, Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar, bán đảo và đông Malaysia, Indonesia, Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, phía nam Trung Quốc bao gồm Hải Nam, và Hồng Kông.[2] Tại Ấn Độ loài này phân bố ở đông nam quốc gia, gồm Sikkim, Tây BengalOrissa. Nó cũng được tìm thấy ở quần đảo Andaman và Nicobar.[2] Tại quần đảo Indonesia, loài này được tìm thấy ở Sumatra, Nias, Enggano, Java, Bawean, Kangean Islands, Bali, Lombok, Sumbawa, Bunguran (Natuna), Sulawesi, Butung, Tukangbesi, KalimantanBrunei.[2] Tại Hồng Kông, do đây là giới hạn phía bắc của phạm vi phân bố, loài này không phổ biến, chỉ ghi nhận được một số lượng ổn định ở ba địa điểm (khu vực xung quanh Po Lo Che (Sai Kung), đường Shan Liu (Tai Po) và vườn thực vật và nông trang KadoorieTân Giới. Loài này cũng được tìm thấy ở đảo Lantau và đảo Hồng Kông.[3] Tại Thái Lan, loài Troides helena có thể tìm thấy ở Kaeng Bang Rachan tại nguồn sông Wang Thong.

Tình trạng[sửa | sửa mã nguồn]

Cây thực phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Ấu trùng ăn cây Aristolochia indica, Aristolochia tagalaBragantia wallichi. Một loài cây ấu trùng ăn Aristolochia tagala đã được trồng ở nông trại Kadoorie và đường Shan Liu tại Hong Kong để duy trì số lượng loài này.[3]

Phụ loài[sửa | sửa mã nguồn]

  • T. h. antileuca Rothschild, 1908
  • T. h. bunguranensis Ohya, 1982
  • T. h. cerberus (C. & R. Felder, 1865)
  • T. h. demeter Rumbucher & Schäffler, 2005
  • T. h. dempoensis Deslisle, 1993
  • T. h. euthycrates Fruhstorfer, 1913
  • T. h. ferrari Tytler, 1926
  • T. h. hahneli Rumbucher & Schäffler, 2005
  • T. h. heliconoides (Moore, 1877)
  • T. h. hephaestus (Felder, 1865) Bướm phượng cánh sau vàng
  • T. h. hermes Hayami, 1991
  • T. h. hypnos Rumbucher & Schäffler, 2005
  • T. h. isara Rothschild, 1908
  • T. h. mopa Rothschild, 1908
  • T. h. mosychlus Fruhstorfer, 1913
  • T. h. neoris Rothschild, 1908
  • T. h. nereides Fruhstorfer, 1906
  • T. h. nereis (Doherty, 1891)
  • T. h. orientis Parrott, 1991
  • T. h. propinquus Rothschild, 1895
  • T. h. rayae Deslisle, 1991
  • T. h. sagittatus Fruhstorfer, 1896
  • T. h. spilotia Rothschild, 1908
  • T. h. sugimotoi Hanafusa, 1992
  • T. h. typhaon Rothschild, 1908
  • T. h. venus Hayami, 1991

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Cước chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Appendices | CITES”. cites.org. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2022.
  2. ^ a b c d Collins, N. M. & M. G. Morris. (1985) Threatened Swallowtail Butterflies of the World. IUCN. ISBN 2-88032-603-6
  3. ^ a b Hong Kong Lepidopteris Society webpage on Common Birdwing. Truy cập 12 tháng 10 năm 2006.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Collins, N. M. & M. G. Morris. (1985) Threatened Swallowtail Butterflies of the World. IUCN. ISBN 2-88032-603-6
  • Evans, W. H. (1932) The Identification of Indian Butterflies. (2nd Ed), Bombay Natural History Society, Mumbai, India
  • Gay, T., Kehimkar, I. & J. C. Punetha.(1992) Common Butterflies of India. WWF-India and Oxford University Press, Mumbai, India.
  • Haribal, M. (1994) Butterflies of Sikkim Himalaya and their Natural History.
  • Kunte, K. (2005) Butterflies of Peninsular India. Universities Press.
  • Wynter-Blyth, M. A. (1957) Butterflies of the Indian Region, Bombay Natural History Society, Mumbai, India.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Birdwing