Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế
Center for Strategic and International Studies
Tên viết tắtCSIS
Khẩu hiệuCung cấp hiểu biết sâu sắc mang tính chiến lược và các giải pháp chính sách lướng đảng cho những người ra quyết định
Thành lập1962
LoạiThink tank chính sách đối ngoại
Trụ sở chính1616 Rhode Island Avenue NW, Washington, D.C., Hoa Kỳ
Vị trí
Chủ tịch
John Hamre
Trang webcsis.org

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (tiếng Anh: Center for Strategic and International Studies, viết tắt: CSIS) là một viện nghiên cứu chính sách độc lập có tiếng tăm với trụ sở tại Washington, D.C., Hoa Kỳ. Trung tâm thực hiện các nghiên cứu chính sách và phân tích chiến lược về các vấn đề chính trị, kinh tếan ninh trên thế giới với sự chuyên tâm cụ thể dành cho các vấn đề liên quan đến quan hệ quốc tế, thương mại, công nghệ, tài chính, năng lượngđịa chiến lược.

Trong báo cáo Global Go To Think Tanks Report năm 2013 của Đại học Pennsylvania, CSIS được xếp hạng nhất trong các think tank trên thế giới về nghiên cứu an ninh và ngoại giao quốc tế, đồng thời được xếp hạng tư trên bảng xếp hạng các think tank toàn cầu.[1] CSIS được gọi là "một trong các think tank Washington được trọng vọng nhất"."[2]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

CSIS là một think tank lưỡng đảng với các học giả thể hiện nhiều quan điểm đa dạng đối với các vấn đề chính trị. Nó được thành lập vào năm 1962, ban đầu là một phần của Viện Đại học Georgetown, nhưng tới năm 1987 thì hoạt động độc lập. Trung tâm được biết đến qua việc mời nhiều quan chức dịch vụ công và quan chức chính sách đối ngoại từ Quốc hội Mỹnhánh hành pháp, bao gồm cả đảng viên hai đảng Dân chủ và Cộng hòa của Mỹ, cũng như mời các quan chức nước ngoài với nhiều lý lịch chính trị khác nhau. U.S. News & World Report gọi CSIS là think tank "chủ trương ôn hòa".[3]

Trung tâm này tổ chức Diễn đàn các chính khách (Statesmen's Forum) như một nơi để các nhà lãnh đạo quốc tế thể hiện quan điểm của họ. Các khách mời trong quá khứ là Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon và Cố vấn an ninh quốc gia Tom Donilon.[4] Trung tâm cũng tổ chức chuỗi thảo luận mang tên CSIS-Schieffer School Dialogues với các bài nói chính của những quan chức Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, bao gồm bộ trưởng hiện thời là Chuck Hagel.[5]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Global Go To Think Tanks Report” (PDF). Đại học Pennsylvania. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2014.
  2. ^ “Many D.C. Think Tanks Now Players in Partisan Wars”. The Boston Globe. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2013.
  3. ^ “Think Tank Employees”. U.S. News & World Report. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2013.
  4. ^ “Statesmen's Forum” (PDF). Center for Strategic and International Studies, pp. 71. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2013.
  5. ^ “Global Security Forum”. Center for Strategic and International Studies. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2013.