Tuy Phước

Tuy Phước
Huyện
Huyện Tuy Phước
Một góc thị trấn Diêu Trì
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngDuyên hải Nam Trung Bộ
TỉnhBình Định
Huyện lỵthị trấn Tuy Phước
Trụ sở UBND290 Nguyễn Huệ, thị trấn Tuy Phước
Phân chia hành chính2 thị trấn, 11 xã
Thành lập24/8/1981 (tái lập)
Địa lý
Tọa độ: 13°50′44″B 109°9′10″Đ / 13,84556°B 109,15278°Đ / 13.84556; 109.15278
MapBản đồ huyện Tuy Phước
Tuy Phước trên bản đồ Việt Nam
Tuy Phước
Tuy Phước
Vị trí huyện Tuy Phước trên bản đồ Việt Nam
Diện tích216,77 km²
Dân số (1/4/2019)
Tổng cộng180.191 người[1]
Thành thị26.846 người (15%)
Nông thôn153.345 người (85%)
Mật độ831 người/km²
Khác
Mã hành chính550[2]
Biển số xe77-G1-L5
Số điện thoại0256.3.633.366
Số fax0256.3.633.366
Websitetuyphuoc.binhdinh.gov.vn

Tuy Phước là một huyện thuộc tỉnh Bình Định, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Tuy Phước nằm ở phía nam của tỉnh Bình Định, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp thành phố Quy Nhơn
  • Phía tây giáp thị xã An Nhơn
  • Phía nam giáp thành phố Quy Nhơn và huyện Vân Canh
  • Phía bắc giáp huyện Phù Cát.

Theo thống kê năm 2019, huyện có diện tích 216,77 km², dân số là 180.191 người, mật độ dân số đạt 831 người/km².[1]

Địa hình[sửa | sửa mã nguồn]

Địa hình của huyện là địa hình đồng bằng tích tụ ven sông và đồng bằng duyên hải ở phía đông huyện. Đầm Thị Nại nằm ở phía đông huyện.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Huyện Tuy Phước có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Tuy Phước (huyện lỵ), Diêu Trì và 11 xã: Phước An, Phước Hiệp, Phước Hòa, Phước Hưng, Phước Lộc, Phước Nghĩa, Phước Quang, Phước Sơn, Phước Thắng, Phước Thành, Phước Thuận.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây, huyện Tuy Phước thuộc phủ An Nhơn, tỉnh Bình Định. Địa bàn huyện Tuy Phước khi đó bao gồm cả huyện Vân Canh và thành phố Quy Nhơn ngày nay.

Cuối năm 1975, huyện Vân Canh và huyện Tuy Phước hợp nhất thành huyện Phước Vân, thuộc tỉnh Nghĩa Bình.

Ngày 24 tháng 8 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định số 41-HĐBT, theo đó chia huyện Phước Vân thành hai huyện: Tuy Phước và Vân Canh. Huyện Tuy Phước gồm 12 xã: Phước An, Phước Hiệp, Phước Hòa, Phước Hưng, Phước Lộc, Phước Long, Phước Nghĩa, Phước Quang, Phước Sơn, Phước Thắng, Phước Thành và Phước Thuận.[3]

Ngày 23 tháng 9 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định 80-HĐBT[4]. Theo đó:

  • Chia xã Phước Long thành 2 xã: Phước Long và Phước Thạnh
  • Chia xã Phước Thành thành 3 xã: Canh Hiển, Canh Vinh và Phước Thành
  • Sáp nhập xã Canh Hiển và xã Canh Vinh của huyện Tuy Phước vào huyện Vân Canh.

Ngày 3 tháng 7 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định 81-HĐBT[5]. Theo đó:

  • Sáp nhập xã Phước Thạnh của huyện Tuy Phước vào thị xã Quy Nhơn (nay là thành phố Quy Nhơn)
  • Đổi tên xã Phước Thạnh thành xã Nhơn Thạnh (nay là 2 phường Bùi Thị Xuân và Trần Quang Diệu).

Ngày 12 tháng 3 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành quyết định 52-HĐBT[6], theo đó thành lập thị trấn Tuy Phước (thị trấn huyện lỵ huyện Tuy Phước) trên cơ sở sáp nhập 543,82 ha diện tích tự nhiên và 8.413 nhân khẩu của xã Phước Nghĩa, 36 ha diện tích tự nhiên và 365 nhân khẩu của xã Phước Long.

Năm 1989, huyện Tuy Phước thuộc tỉnh Bình Định vừa được tái lập.[7]

Ngày 11 tháng 7 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định 66-CP[8]. Theo đó:

  • Chia xã Phước Thành thành 2 xã: Phước Thành và Phước Mỹ
  • Thành lập thị trấn Diêu Trì trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Phước Long.

Ngày 15 tháng 11 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 143/2005/NĐ-CP[9], theo đó sáp nhập xã Phước Mỹ vào thành phố Quy Nhơn.

Huyện Tuy Phước có 2 thị trấn và 11 xã như hiện nay.

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy Phước là huyện thuần nông, trồng lúa, màu, rau câu, mía, cây ăn quả, chăn nuôi bò, gia cầm, cá, tôm, đánh bắt và chế biến hải sản. Công nghiệp khá phát triển, chủ yếu là sản xuất xi măng, đá xây dựng, khai thác cao lanh.

Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy Phước là vùng đất có truyền thống văn hóa, là nơi sản sinh ra các nhân vật văn hóa như ông tú Nguyễn Diêu, danh nhân văn hóa Đào Tấn, nhà thơ Xuân Diệu...

Nhân dân Tuy Phước sớm có mặt trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp. Từ phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX cho đến các phong trào đòi dân sinh, dân chủ những năm 1936-1939, phong trào chống Nhật, Pháp và giành chính quyền 1939-1945, Tuy Phước đã đóng góp vào công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm của dân tộc với những cái tên: Đào Doãn Địch, Lê Tuyên, Võ Trứ,...

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Về giao thông có các tuyến Quốc lộ 1, 19, đường sắt Thống Nhất chạy qua.

Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Quy Nhơn – Chí Thạnh đi qua đang được đầu tư xây dựng.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số Việt Nam đến ngày 01 tháng 4 năm 2019”. Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Quyết định 41-HĐBT về việc thành lập huyện thuộc tỉnh Nghĩa Bình”.
  4. ^ Quyết định 80-HĐBT phân vạch địa giới xã thuộc tỉnh Nghĩa Bình
  5. ^ Quyết định 81-HĐBTmở rộng đổi tên thị xã Quy Nhơn thành thành phố Quy Nhơn thuộc tỉnh Nghĩa Bình
  6. ^ Quyết định 52-HĐBT chia một số xã và thành lập một số thị trấn của các huyện Ba Tơ, Đức Phổ, Mộ Đức, Phù Cát, Sơn Tịnh, Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn thuộc tỉnh Nghĩa Bình
  7. ^ Nghị quyết phân vạch địa giới hành chính của các tỉnh Nghĩa Bình, Phú Khánh và Bình Trị Thiên
  8. ^ Nghị định 66-CP thành lập một số xã, thị trấn thuộc các huyện Tuy Phước và Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
  9. ^ Nghị định 143/2005/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập xã, thị trấn thuộc huyện Vĩnh Thạnh; mở rộng thị trấn Phú Phong thuộc huyện Tây Sơn và mở rộng thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định