Dơi chân đệm thịt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Tylonycteris pachypus)
Dơi chân đệm thịt
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Vực (domain)Eukaryota
Giới (regnum)Animalia
Phân giới (subregnum)Eumetazoa
Nhánh Bilateria
Nhánh Nephrozoa
Liên ngành (superphylum)Deuterostomia
Ngành (phylum)Chordata
Nhánh Craniata
Phân ngành (subphylum)Vertebrata
Phân thứ ngành (infraphylum)Gnathostomata
Liên lớp (superclass)Tetrapoda
Nhánh Synapsida
Nhánh Reptiliomorpha
Nhánh Amniota
Nhánh Mammaliaformes
Lớp (class)Mammalia
Phân lớp (subclass)Theria
Phân thứ lớp (infraclass)Eutheria
Đại bộ (magnordo)Epitheria
Liên bộ (superordo)Laurasiatheria
Bộ (ordo)Chiroptera
Phân bộ (subordo)Microchiroptera
Liên họ (superfamilia)Vespertilionoidea
Họ (familia)Vespertilionidae
Phân họ (subfamilia)Vespertilioninae
Tông (tribus)Vespertilionini
Chi (genus)Tylonycteris
Loài (species)T. pachypus
Danh pháp hai phần
Tylonycteris pachypus
(Temminck, 1840)
Phân loài

Dơi chân đệm thịt hay Dơi chân nệm thịt (danh pháp: Tylonycteris pachypus) là một loài dơi trong họ dơi muỗi Vespertilionidae, hiện được cho là đang nắm giữ kỷ lục về loài thú có kích thước nhỏ nhất tại Việt Nam.[1]

Đặc điểm sinh học[sửa | sửa mã nguồn]

Nó được tìm thấy ở Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Myanmar và Philippines. Loài dơi này là một trong những động vật có vú nhỏ nhất trên trái đất, dài khoảng 40 mm (1,6 in) và sải cánh dài 150 mm (5,9 in). Nó nặng khoảng 1,5 gam (23 grain).

Loài này sống trong lỗ rỗng của măng và con dơi non (có lẽ là một con) được dơi mẹ nuôi dưỡng. Lỗ vào cây măng náy quá nhỏ và các loài săn mồi như rắn không thể chui vào được.

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Dơi chân đệm thịt có chiều dài cẳng tay đo được 24-28 mm, dài đuôi 27–29 mm, cân nặng khoảng 2 g

Sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]

Dơi chân đệm thịt được tìm thấy ở các vùng rừng cận nhiệt đới ẩm, thấp (500 mét đến 1.262 mét so với mực nước biển), các đồng cỏ.[2]

Nhờ kích thước nhỏ, sọ siêu dẹp, dơi chân đệm thịt có thể len lỏi vào các khe (do mọt hoặc do các loài bọ cánh cứng tạo ra) của ống lồ ô, tre, nứa trong rừng để tìm bắt các loài côn trùng nhỏ như muỗi, mối. Nhờ đệm thịt chai cứng trên ngón cái và bàn chân nên loài dơi này có thể không sợ các cạnh tre sắc nhọn cứa chảy máu. Một đêm săn mồi, một con dơi chân đệm thịt bắt và tiêu thụ một lượng côn trùng bằng khoảng 3/4 trọng lượng cơ thể.[1]

Phân loài[sửa | sửa mã nguồn]

Dơi chân đệm thịt Tylonycteris pachypus hiện có 5 loài phụ

  1. Tylonycteris pachypus aurex (Thomas, 1915)
  2. Tylonycteris pachypus bhaktii (Oei, 1960)
  3. Tylonycteris pachypus fulvidus (Blyth, 1859)
  4. Tylonycteris pachypus meyeri (Peters, 1872)
  5. Tylonycteris pachypus pachypus (Temminck, 1840)

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c “Dơi chân đệm thịt - loài thú nhỏ nhất ở Việt Nam” (Thông cáo báo chí). Vũ Long - Viện sinh học nhiệt đới phía Nam, SVRVN. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  2. ^ a b c d Temminck (2008). “Tylonycteris pachypus”. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2011. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.
  3. ^ “Dơi chân nệm thịt” (Thông cáo báo chí). SVRVN, theo "A field guide to the mammals of Borneo" - Trang 211, Danh lục thú Việt Nam. 11 tháng 10 năm 2002. Truy cập 13/8/2011. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Bates, P. J. J. and Harrison, D. L. 1997. Bats of the Indian Subcontinent. Harrison Zoological Museum, Sevenoaks, England, UK.
  • Das, P. K. 2003. Studies on some Indian Chiroptera from West Bengal. Records of the zoological Survey of India, Occasional Paper 217: 1-164.
  • Esselstyn, J. A., Widmann, P. and Heaney, L. R. 2004. The mammals of Palawan Island, Philippines. Proceedings of the Biological Society of Washington 117: 271-302.
  • Heaney, L. R., Balete, D. S., Dolar, M. L., Alcala, A. C., Dans, A. T. L., Gonzales, P. C., Ingle, N. R., Lepiten, M. V., Oliver, W. L. R., Ong, P. S., Rickart, E. A., Tabaranza Jr., B. R. and Utzurrum, R. C. B. 1998. A synopsis of the Mammalian Fauna of the Philippine Islands. Fieldiana: Zoology 88: 1-61.
  • Khan, M. A. R. 2001. Status and dsitribution of bats in Bangladesh with notes on their ecology. Zoos'Print Journal 16(5): 479-483.
  • Molur, S., Marimuthu, G., Srinivasulu, C., Mistry, S. Hutson, A. M., Bates, P. J. J., Walker, S., Padmapriya, K. and Binupriya, A. R. 2002. Status of South Asian Chiroptera: Conservation Assessment and Management Plan (C.A.M.P.) Workshop Report. Zoo Outreach Organization/CBSG-South Asia, Coimbatore, India.
  • Smith, A. and Xie, Y. 2008. The Mammals of China. Princeton University Press, Princeton, New Jersey.
  • Srinivasulu, C. and Srinivasulu, B. 2005. A review of chiropteran diversity of Bangladesh. Bat Net: Newsletter of Chiroptera Conservation and Information Network of South Asia 2: 5-11.
  • Srinivasulu, C., Srinivasulu, B. and Sinha, Y. P. In press. Bats (Mammalia: Chiroptera) of South Asia: Biogeography, diversity, taxonomy and distribution. Journal of Threatened Taxa.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

(tiếng Anh)