Vũ Trọng Kim

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Võ Văn Kim
(Vũ Trọng Kim)
Chức vụ
Nhiệm kỳ2011 – 2026
Chủ tịch Trung ương Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam
Nhiệm kỳ9 tháng 1 năm 2008 – 3 tháng 10 năm 2015
7 năm, 267 ngày
Tiền nhiệmHuỳnh Đảm
Kế nhiệmTrần Thanh Mẫn
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương
Bí thư Đảng uỷ khối cơ quan Dân vận Trung ương
Nhiệm kỳtháng 2 năm 2005 – 9 tháng 1 năm 2008
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị
Nhiệm kỳtháng 4 năm 2001 – tháng 2 năm 2005[1]
Kế nhiệmNguyễn Viết Nên
Nhiệm kỳ25 tháng 12 năm 1996 – 28 tháng 7 năm 2001
4 năm, 215 ngày
Tiền nhiệmHồ Đức Việt
Kế nhiệmHoàng Bình Quân
Nhiệm kỳ1 tháng 7 năm 1996 – 26 tháng 1 năm 2016
19 năm, 209 ngày
Thông tin chung
Sinh23 tháng 3, 1953 (71 tuổi)
Bình Giang, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam
Nơi ởsố 334, phố Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Nghề nghiệpchính trị gia
Dân tộcKinh
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Học vấn
  • Cử nhân Luật, Cao cấp Thanh vận

Võ Văn Kim (tên thường gọi Vũ Trọng Kim, sinh ngày 23 tháng 3 năm 1953) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV nhiệm kì 2021-2026, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Nam Định, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam[2], Chủ tịch Trung ương Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Ông trúng cử đại biểu Quốc hội năm 2021 ở đơn vị bầu cử số 3, tỉnh Nam Định gồm có các huyện: Xuân Trường, Giao Thủy, Trực Ninh. Ông từng là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa VIII, IX, X, XI; Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các khóa VI, VII; Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X tỉnh Gia Lai[3], XI tỉnh Quảng Trị[4], XIII tỉnh Quảng Ngãi[5], XIV tỉnh Hải Dương[6].

Xuất thân[sửa | sửa mã nguồn]

Võ Văn Kim sinh ngày 23 tháng 3 năm 1953 quê quán ở xã Bình Giang, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Ông ấy tập kết ra Bắc 1954.

Ông hiện cư trú ở số 334, phố Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Giáo dục phổ thông: 12/12
  • Cử nhân Luật, Cao cấp Thanh vận
  • Cử nhân lí luận chính trị

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 7/5/1972.

Ông từng là đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum nhiệm kỳ 1991-1996.

Năm 1996, ông được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khóa VI. Năm 2001, ông chuyển công tác về làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị, sau đó là Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương. Chức vụ cao cấp cuối cùng trước khi rời nhiệm sở của ông là Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X tỉnh Gia Lai[3], XI tỉnh Quảng Trị[4], XIII tỉnh Quảng Ngãi[5], XIV tỉnh Hải Dương.

Khi ứng cử đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV vào tháng 5 năm 2016 ông đang là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Lào, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam, làm việc ở Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ông đã trúng cử đại biểu quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 3, tỉnh Hải Dương gồm có các huyện: Gia Lộc, Tứ Kỳ, Cẩm Giàng, được 216.893 phiếu, đạt tỷ lệ 69,55% số phiếu hợp lệ. Ông là Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khóa XIV.[6]

Ông hiện là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Trung ương Hội Cựu Thanh niên xung phong Việt Nam,

Ông đang làm việc ở Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ L.An, Ông Nguyễn Viết Nên giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị, báo Người lao động, 28/02/2005 00:30, truy cập 22/11/2020.
  2. ^ “Danh sách Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2019 - 2024”. Đại đoàn kết. 12 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2023.
  3. ^ a b “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2017.
  4. ^ a b “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2017.
  5. ^ a b “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2017.
  6. ^ a b “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV”. Website Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2017.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]