Vũ Văn Cẩn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vũ Văn Cẩn
Chức vụ
Nhiệm kỳ1974 – 23 tháng 4 năm 1982
Tiền nhiệmNguyễn Văn Hưởng
Kế nhiệmĐặng Hồi Xuân
Nhiệm kỳ1971 – 1974
Bộ trưởngNguyễn Văn Hưởng
Nhiệm kỳ25 tháng 3 năm 1946 – 
Phó Cục trưởngLê Văn Phụng (từ 7/1950)
Thông tin chung
Sinh1914
Mỹ Hào, Hưng Yên, Liên bang Đông Dương
Mất1982
Hà Nội, Việt Nam
Nơi ởHà Nội
Dân tộcKinh
Tôn giáokhông
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Trường lớpĐại học Y Hà Nội

Vũ Văn Cẩn (1914-1982) là một nhà quân sự, nhà khoa học Y khoa Việt Nam, Thiếu tướng, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần kiêm Cục trưởng cục Quân y[1], nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế[2] đại biểu quốc hội khóa III đến khóa VII.[3]

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Vũ Văn Cẩn sinh năm 1914 tại Bạch Sam, Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Thuở nhỏ, ông học tiểu học tại Hà Nội. Năm 1936, ông tốt nghiệp tú tài, thi đỗ vào Đại học Y khoa Hà Nội và tốt nghiệp năm 1943 với luận văn "Góp phần nghiên cứu mổ quặm mi sẹo do mắt hột". Cựu sinh viên Trường Đại học Y Dược Đông Dương.

  • Năm 1941, ông là cộng tác viên báo Thanh Nghị của nhóm Vũ Đình Hoè, Vũ Văn Hiền, Phan Anh... thành viên Tân Việt Nam hội.
  • Năm 1942, ông giác ngộ và tích cực hoạt động trong Tổng hội Sinh viên mà ông là một trong những người góp phần sáng lập và tham gia lãnh đạo, kết hợp đấu tranh chính trị bài trừ Pháp, Nhật, ủng hộ phong trào Việt Minh. Lãnh đạo Tổng hội sinh viên khi đó gồm các trí thức như Vũ Đình Hoè, Phan Anh, Dương Đức Hiền, Huy Cận, Vũ Văn Cẩn, Đỗ Đức Dục, Phan Mỹ...
  • Cuối năm 1944, thực dân Pháp tập trung ông cùng một số bác sĩ vào Quân đội Pháp, được 3 tháng thì đảo chính Nhật - Pháp. Ngày 9-3-1945, quân Pháp buộc ông chạy sang Trung Quốc, ông trốn được chạy về Hà Nội tiếp tục hoạt động trong Tổng hội sinh viên. Do chống đối thuyết Đại Đông Á của Nhật, ông bị Nhật bắt giam tại Nhà dầu SHELL (ở phố Trần Hưng Đạo).
  • Năm 1946, ông nhập ngũ, được phân công làm Cục trưởng cục Quân y[4]. Năm 1947, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1950 được thăng quân hàm Đại tá[5].

Trong kháng chiến chống Pháp, ông đề ra nhiều chủ trương, giải pháp với nhiệm vụ cơ bản là: Bảo vệ sức khỏe cho bộ đội và cứu chữa, điều trị cho thương binh, bệnh binh; thực hiện 5 phương châm sáng tạo; quy hoạch lại hệ thống bệnh viện; hình thành lý luận về tổ chức bảo đảm quân y trong chiến tranh và tổ chức cứu chữa thương, bệnh binh theo bậc thang điều trị; về tiếp tế quân y theo cơ số, xây dựng điều lệ cứu chữa thương binh... Đặc biệt, ông trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm quân y cho chiến dịch Điện Biên Phủ.

Khen thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay tên của ông được đặt tên cho:

• Một phố ở quận Hà Đông, Hà Nội, nối từ đường Vạn Phúc đến ngõ 77 phố Lụa,

• Một phố ở quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam - Vũ Văn Cẩn (tr. 1188), nxb QĐND 2004
  2. ^ Cổng thông tin điện tử bộ Y tế
  3. ^ a b “Đại từ điển bách khoa toàn thư tiếng Việt dành cho người Việt, mục quân sự”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2013.
  4. ^ Bác sĩ Vũ Văn Cẩn với công tác kết hợp quân dân y, Trang tin điện tử ngành Y tế[liên kết hỏng]
  5. ^ “Sắc lệnh 123/SL bổ nhiệm cán bộ Bộ, Vụ, Cục Bộ tổng tư lệnh quân đội quốc gia Việt Nam”. Truy cập 24 tháng 2 năm 2015.
  6. ^ “Nghị quyết số 166 NQ/HĐNN7 bổ nhiệm và miễn nhiệm một số thành viên của Hội đồng Bộ trưởng”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2013.
  7. ^ “Bộ trưởng Vũ Văn Cẩn với châm cứu - BS Nguyễn Đức Kiệt”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2013.
  8. ^ http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/quan-doi/truy-tang-co-bac-si-vu-van-can-danh-hieu-anh-hung-llvt-nhan-dan/339313.html
Tiền nhiệm:
Nguyễn Văn Hưởng
Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam
1971tháng 4-1982
Kế nhiệm:
Đặng Hồi Xuân