Vũ Văn Hư Trung

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vũ Văn Hư Trung
Tên chữThúc Thông
Tên hiệuQuốc Sư
Thụy hiệuTúc Mẫn
Binh nghiệp
Nguyện trung thànhnhà Tống
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1079
Nơi sinh
Thành Đô
Mất
Thụy hiệu
Túc Mẫn
Ngày mất
1130
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Vũ Văn Bang Ngạn
Hậu duệ
Vũ Văn Sư Viện
Nghề nghiệpnhà ngoại giao
Quốc tịchnhà Tống

Vũ Văn Hư Trung 宇文虚中 (1079-1146) là nhà thơ, nhà ngoại giao, gián điệp thời Tống; Kim, tự là Thúc Thông 叔通, biệt hiệu Long Khê 龙溪. Người Hoa Dương, Thành Đô (nay là Thành Đô, Tây Xuyên)[1].

Ông đỗ Tiến sĩ năm thứ 3 (1109) đời Tống Huy Tông Bắc Tống[2] và làm quan đến Đại học sĩ Tư Chính Điện. Sau khi nhà Tống rời khỏi phía Nam, ông nhận chức Hoàng môn thị lang.

Đến niên hiệu Kiến Viêm năm thứ hai (1128) đời Tống Cao Tông, Vũ Văn Hư Trung đi sứ sang Kim, và bị vua Kim Thái Tông nước Kim giam lỏng. Sau khi được trả tự do, ông làm quan nước Kim là Lễ bộ Thượng thư rồi Hàn lâm học sĩ, phong làm Khai quốc công quận Hà Nội và được tôn làm "Quốc sư". Tuy nhiên ông là gián điệp của vua Tống Cao Tông, sang nước Kim là để tìm cách cứu hai vua Tống Huy TôngTống Khâm Tông về, đồng thời báo cáo mọi thông tin của nước Kim cho nhà Tống biết.

Năm 1140 Nhạc Phi bắc phạt nước Kim, vây Ngột Truật ở Biện Kinh, có sai người đi liên hệ với Hư Trung (hiện đang làm Quốc sư ở nước Kim), nhờ Hư Trung chuẩn bị làm binh biến tiêu diệt vua Kim Hi Tông ở kinh đô nước Kim để Ngột Truật phải bỏ Biện Kinh chạy về bắc, rồi Nhạc Phi sẽ chặn đánh giữa đường tiêu diệt Ngột Truật. Vũ Văn Hư Trung nghe theo Nhạc Phi, chuẩn bị ngày giờ khởi sự. Tuy nhiên, gián điệp của nước Kim đang ở nhà Tống là Tần Cối gièm pha khiến vua Tống Cao Tông gọi Nhạc Phi về. Hư Trung ở kinh đô nước Kim cũng phải dừng kế hoạch làm binh tiêu diệt vua Kim Hi Tông.

Năm thứ sáu (1146) niên hiệu Hoàng Thống nhà Kim, Hư Trung bí mật âm mưu chính biến để mang Tống Khâm Tông Triệu Hằng trở về Nam. Sự việc thất bại, vua Tống Cao Tông nghe theo Tần Cối mang cả nhà Hư Trung dâng cho nước Kim. Kết cục cả nhà ông bị nước Kim giết. 

Tác phẩm của Vũ Văn Hư Trung thời ông còn ở Nam Tống số lượng không nhiều. Nhưng ngược lại, trong thời gian bị giam lỏng ở Nước Kim tác phẩm của ông vô cùng phong phú và chan chứa tinh thần yêu nước. Thơ ông hiện còn khoảng 50 bài và có một số bài từ (2 bài) thể hiện nỗi nhớ cố quốc khôn nguôi. 

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ 《宋史》卷三百七十一称其为"成都华阳人"。《金史》卷七十九称其为"蜀人"元好问中州集》卷一载宇文虚中《滕傲礼斋心阁》诗,全题为《姑苏滕懒礼榜所居阁日斋心,成都宇文某作诗以广其意》。可見宇文虚中本人亦自称成都人。
  2. ^ 晁公遡《宇文蜀州墓志铭》称宇文虚中家族"唐太和间有讳籍者为谏议大夫,佐武元衡节度剑南西川有功"

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • 周惠泉,《金代文學研究》《宇文虛中研究》
  • 樓鑰,《贈銀青光祿大夫宇文公墓誌銘》《攻愧集》卷一○九
  • Các nhà thơ nổi tiếng thế giới/ Nhà xuất bảnTH TP Hồ Chí Minh, 2005