Vườn quốc gia Thung lũng Chết

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vườn quốc gia thung lũng Death
Bản đồ hiển thị vị trí của Vườn quốc gia thung lũng Death
Bản đồ hiển thị vị trí của Vườn quốc gia thung lũng Death
Vị tríCalifornia & Nevada, Hoa Kỳ
Thành phố gần nhấtSan Bernardino, California (200k+); Beatty, Nevada
Diện tích3.367.627,68 mẫu Anh (13.628 km²) 3.348.928,88 mẫu Anh (13.553 km²) liên bang[1]
Thành lập11-2-1933 (Đài tưởng niệm)
31-10-1994 (Vườn quốc gia)[1]
Lượng khách984.568 (năm 2012)[2]
Cơ quan quản lýCục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ

Vườn quốc gia thung lũng Death hay vườn quốc gia thung lũng Chết (tiếng Anh: Death Valley National Park) là vườn quốc gia khô cằn nhất của Hoa Kỳ tọa lạc tại phía đông của dãy núi Sierra Nevadahạt Inyo, California, Hoa Kỳ với một phần lấn sang (Devil's Hole) ở hạt Nye, Nevada. Vườn quốc gia này có diện tích 5.219 dặm vuông (13.518 km²), bao quát cả thung lũng Saline, một bộ phận lớn của thung lũng Panamint, phần lớn thung lũng Death (thung lũng Chết), và các phần của các dãy núi khác. Đây là vườn quốc gia nóng nhất, khô nhất ở Hoa Kỳ và có địa điểm sâu nhất ở Tây Bán Cầu tại Badwater, với độ sâu 282 feet (86 m) dưới mực nước biển. Đây là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật đã thích nghi với điều kiện sống khắc nghiệt ở đây. Các loài điển hình có thế kể tới như: cây bụi Creosote (Larrea tridentata), cừu sừng lớn (Ovis canadensis), sói đồng cỏ Bắc Mỹ (Canis latrans), và cá sóc thung lũng Chết (Cyprinodon salinus salinus) — những loài còn sống sót của những khoảng thời gian ẩm ướt hơn. Khoảng 95% của vườn quốc gia này được xem như là hoang dã.

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b National Park Index (2001–2003), trang 26
  2. ^ Bản mẫu:NPS visitation

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]