Vịnh Baffin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vịnh Baffin, nằm giữa Nunavut, Canada và Greenland.
  Nunavut
  Quebec
  Newfoundland và Labrador
  Northwest Territories
  Khu vực ngoài Canada (Greenland, Iceland)
Núi băng trôi trên rìa vịnh Baffin.

Vịnh Baffin (tiếng Inuktitut: Saknirutiak Imanga;[1] tiếng Greenland: Avannaata Imaa;[2] tiếng Pháp: Baie de Baffin) là một phần biển nằm giữa đảo BaffinGreenland. Nó dài khoảng 1.300 km (800 dặm Anh) tính từ bắc xuống nam và rộng trung bình khoảng 540 km (335 dặm Anh) tính từ tây sang đông. Diện tích ước khoảng 700.000 km². Nó gần như không thuận lợi cho giao thông đường biển trong cả năm do sự tồn tại của một lượng lớn các núi băng trôi.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1585, nhà thám hiểm người Anh là John Davis là người châu Âu đầu tiên tới vịnh này. William Baffin đã thực hiện 5 cuộc hành trình tới Bắc cực và tới vịnh Baffin vào năm 1616. Trong ba cuộc hành trình người ta đã chứng minh rằng hành lang Tây Bắc không nằm trong khu vực vịnh Hudson.[3]

Vị trí[sửa | sửa mã nguồn]

Sương mù trên vịnh Baffin

Vịnh Baffiny được coi là một nhánh của Bắc Băng Dương, bị ngăn bởi đảo Baffin ở phía tây, Greenland ở phía đông, đảo Ellesmere ở phía bắc. Nó nối với Đại Tây Dương bằng eo biển Davis và với Bắc Băng Dương thông qua một vài kênh hẹp của eo biển Nares. Nó cũng được coi là sự mở rộng về phía tây bắc của Bắc Đại Tây Dươngbiển Labrador.[cần dẫn nguồn]

Sự sống hoang dã[sửa | sửa mã nguồn]

Khoảng 120.000 cá voi Beluga sinh sống trong vịnh Baffin, chúng ăn các loài cá nhỏ cùng các loài động vật thân mềm khác. Chúng đang phải đối mặt với rủi ro bị mắc kẹt trong băng cùng các e ngại môi trường khác.[cần dẫn nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Baffin Bay. Wissenladen.de. Truy cập 2013-03-22.
  2. ^ “Den grønlandske Lods – Geodatastyrelsen” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2018.
  3. ^ “Phát hiện và thám hiểm Canada”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 3 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2008.

73°24′30″B 68°07′52″T / 73,40833°B 68,13111°T / 73.40833; -68.13111