Viết thư quốc tế UPU

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Viết thư Quốc tế dành cho giới trẻ Thế giới
tiếng Anh: International Letter-Writing Competition For Young People
Trao choNhững cây bút trẻ có những tác phẩm văn học (dưới hình thức lá thư) hay nhất hằng năm
Tài trợ
Địa điểmTrụ sở Liên minh Bưu chính Quốc tế (Thụy Sĩ)
Được trao bởiLiên minh Bưu chính Quốc tế
Phần thưởng
  • Huy chương Vàng (giải Nhất)
  • Huy chương Bạc (giải Nhì)
  • Huy chương Đồng (giải Ba)
  • Khen thưởng Đặc biệt (giải Khuyến khích)
Lần đầu tiên1972
Lần gần nhất2023 (lần thứ 52) - Đang diễn ra lần thứ 53 (2024)
Đương kimEsra Sümeyye Öz (Thổ Nhĩ Kỳ)
Nhiều danh hiệu nhấtTrung Quốc (5 HCV; 3 HCB; 2 HCĐ)
Trang chủWebsite chính thức

Viết thư Quốc tế UPU hay Viết thư Quốc tế dành cho giới trẻ (Tiếng AnhInternational Letter-Writing Competition for Young People; Tiếng Pháp: Concours International De Compositions Épistolaires Pour Les Jeunes)[1] là cuộc thi sáng tác các tác phẩm văn học dưới hình thức lá thư do Liên minh Bưu chính Quốc tế (gọi tắt là UPU) phối hợp với Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (gọi tắt là UNESCO) và một số tổ chức chuyên môn khác của Liên Hợp Quốc (tùy theo chủ đề hằng năm) tổ chức thường niên dành cho Thiếu niên trên toàn Thế giới từ 1971 đến nay.

Đương kim Quán quân UPU Quốc tế là Esra Sümeyye Öz, đại diện đến từ Thổ Nhĩ Kỳ - giành Huy chương Vàng năm 2022.

Lịch sử ra đời của cuộc thi[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử ra đời[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Đại hội Liên minh Bưu chính Thế giới lần thứ XVI được tổ chức tại Tokyo Nhật Bản năm 1969, với sự tham gia của 133 Quốc gia, đã đưa ra ý kiến chính thức số hiệu C67/1969 (formal opinion C67) về việc tổ chức Cuộc thi viết thư dành cho thiếu nhi này. Sau 3 năm lên kế hoạch, xây dựng ý tưởng tổ chức; Hội đồng Điều hành của UPU kỳ họp năm 1971 đã xem xét và ra Quyết định số CE 7/1971 về việc tổ chức Cuộc thi viết thư Quốc tế UPU. Đồng thời Hội đồng Điều hành thông qua những nguyên tắc tổ chức triển khai cuộc thi và giao cho Văn phòng Quốc tế có các biện pháp thích hợp để triển khai thực hiện Nghị quyết này.[2]

Mỗi năm, Trụ sở chính của UPU tại Bern - Thụy Sĩ sẽ ra một đề tài (trong khuôn khổ hoạt động của Liên Hợp Quốc), các nước thành viên tiếp nhận đề tài của cuộc thi sau đó triển khai rộng rãi bằng các phương tiện thông tin đại chúng trong đất nước của mình, chấm và chọn ra bài xuất sắc nhất để gửi dự thi Quốc tế.[2] Vượt qua khuôn khổ của một cuộc thi viết văn, sáng tác các tác phẩm văn học thông thường, Viết thư Quốc tế UPU đã trở thành hoạt động mang tính xã hội cao, thu hút đông đảo tuổi trẻ học đường vào hoạt động lành mạnh, thiết thực và là hình thức giáo dục công dân rất hiệu quả đối với thiếu nhi. Thông qua các chủ đề được lựa chọn, đông đảo học sinh trên toàn thế giới đã được tham gia bàn luận, đề xuất ý tưởng về những vấn đề nóng, đang được xã hội quan tâm.[3] Viết thư Quốc tế UPU đã được rất nhiều tổ chức giáo dục trên toàn thế giới đánh giá là một trong số ít những cuộc thi về lĩnh vực Văn học, dành cho giới trẻ, có truyền thống lâu đời, mang sức hấp dẫn và thuyết phục mạnh mẽ cùng tính giáo dục lớn nhất thế giới. Việt Nam là thành viên của UPU có số lượng người tham gia cuộc thi lớn nhất.[4]

Các giải thưởng Quốc tế hằng năm đều được chọn lọc rất kỹ càng bởi Ban giám khảo cấp Quốc tế. Một điểm đáng chú ý nữa, để đoạt được cơ hội dự thi Quốc tế, học sinh phải vượt qua hàng trăm nghìn, thậm chí là hàng triệu bài dự thi khác ở cuộc thi cấp Quốc gia của nước mình. Những năm gần đây, việc chọn lọc bài thi dự thi Quốc tế đã được một số nước thực hiện kỹ càng hơn như Trung Quốc, Barbados, Tây Ban Nha, Liên Bang Nga, Liban, Brazil, Ukraina, Cộng hòa Séc, Việt Nam,... Tất cả các bài thi chất lượng nhất đến từ rất nhiều nước trên thế giới sẽ được chấm chọn một cách công bằng và khách quan nhất bởi đội ngũ Ban giám khảo Quốc tế (là những người có chuyên môn liên quan, uy tín cao từ các tổ chức khắp thế giới) để chọn ra một số rất ít bài đoạt giải.

Mục đích của cuộc thi góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của các em thiếu nhi, tạo điều kiện thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc trong thế hệ trẻ và giúp các em hiểu thêm về vai trò của ngành Bưu chính trong cuộc sống và phát triển xã hội.[5]

Cuộc thi thu hút 1,2 triệu người trong độ tuổi từ 9 đến 15 tham gia mỗi năm.[4]

Giám khảo Quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi năm, tùy vào chủ đề khác nhau, Ban tổ chức sẽ điều động các Giám khảo tham chấm khác nhau.[6]

Quá trình chấm thi, công bố kết quả và trao giải Quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Chấm thi, công bố kết quả[sửa | sửa mã nguồn]

Theo truyền thống, căn cứ vào quyết định đã ban hành của Hội đồng Điều hành Quốc tế, cuộc thi sẽ nhận từ 60 đến 100 bức thư xuất sắc nhất, mỗi Quốc gia sẽ chỉ được quyền cử một đại diện tương đương với một tác phẩm dự thi. Thời gian nhận các tác phẩm muộn nhất là 30/4 hằng năm. Bắt đầu từ tháng 5, công tác chấm thi sẽ được tiến hành.

Đầu tiên, Văn phòng Quốc tế sẽ đề cử và lập danh sách các Giám khảo dự định, sau đó gửi thông báo kèm giấy mời đến các nước liên quan (nơi các giám khảo đang làm việc) để tập trung điều động họ trong thời gian sớm nhất; một điểm lưu ý là các Giám khảo mà UPU chọn không bao giờ nằm trong thành phần Giám khảo cuộc thi của các Quốc gia, họ là những chuyên gia có uy tín ở các Tổ chức Quốc tế tại Pháp, Thụy Sĩ, Vương Quốc Bỉ, Vương Quốc Anh...

Ngay sau khi tập trung được đầy đủ thành viên trong Hội đồng Giám khảo Quốc tế, các bài thi sẽ bắt đầu được tiến hành khảo thí không công khai. Văn phòng Quốc tế sẽ chỉ chuyển cho các Giám khảo bản dịch mà các Quốc gia đã cung cấp (trong trường hợp ngôn ngữ được sử dụng trong bài thi không phải là tiếng Anh, Pháp, Nga, Hoa, Ả-rập, Tây Ban Nha) hoặc bản đánh máy lại (trường hợp bài thi đã được trình bày bằng một trong các ngôn ngữ chính thức kể trên), đồng thời lược bỏ toàn bộ họ tên thí sinh, tên Quốc gia tham gia dự thi để bài thi được chấm chọn một cách công minh nhất.

Các Giám khảo được Ban tổ chức Quốc tế điều động sẽ chấm thi độc lập. Trong thời gian chấm thi, tất cả thành viên Hội đồng Khảo thí phải ký cam kết với Ban tổ chức: không tiết lộ bất kỳ thông tin gì liên quan đến bài thi (điểm số, nhận xét, đánh giá,...) với những cá nhân không liên quan, kể cả các giám khảo còn lại, nhằm bảo đảm tính độc lập, bí mật của quá trình chấm thi. Đội ngũ chịu trách nhiệm vận chuyển túi bảo mật bài thi đến nơi làm việc của Hội đồng Giám khảo cũng như thu nhận lại bài thi/ kết quả chấm thi đều là những cá nhân được huấn luyện bài bản, rút ra từ Bộ phận Bảo an của Ban tổ chức. Trong thời gian Hội đồng Giám khảo thực hiện nhiệm vụ của mình, Bộ phận Bảo an sẽ liên tục điều động nhân lực để bảo đảm an toàn cho cả Giám khảo và bài thi; các thiết bị bảo mật như: máy ghi hình, thiết bị ghi âm, chống khủng bố cũng hoạt động 24/24, tránh các tình huống không mong muốn có thể xảy ra.

Ngay sau khi nhận được kết quả chấm từ Hội đồng Giám khảo, Ban tổ chức Quốc tế sẽ triệu tập một cuộc họp kín mang tính thảo luận, cân nhắc và xem xét về tổng thể của các bài thi (điểm số đã chấm, cách trình bày,...) và đưa đến quyết định cuối cùng về bài thi của các ứng cử viên. Khi cuộc họp mật này kết thúc cũng sẽ là thời điểm kết quả chính thức được Bộ phận Bảo an chuyển đến Văn phòng Quốc tế. Ban tổ chức sẽ đăng tải Danh sách học sinh đoạt giải Quốc tế trên trang web của UPU, đồng thời gửi điện báo về các Quốc gia có học sinh đoạt giải. Đặc biệt, giải Nhất sẽ được đích thân Tổng Giám đốc Liên minh Bưu chính Quốc tế gửi thông báo kèm thư chúc mừng đến đơn vị thường trực cấp Quốc gia. Danh sách toàn bộ tác giả đoạt giải cũng sẽ xuất hiện trong công văn của UPU, gửi đến tất cả 191 Quốc gia thành viên. Ngay sau khi công bố kết quả, Thư ký của Ban tổ chức Quốc tế cũng sẽ nhanh chóng gửi điện báo đến đơn vị thường trực ở Quốc gia có học sinh đoạt giải Nhất, yêu cầu hoàn tất mọi thủ tục cần thiết cho chuyến đi nhận giải tại Trụ sở Liên minh Bưu chính Thế giới (hoặc một địa điểm khác tương đương.)

Trao giải Quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây, Giải Nhất quốc tế (bao gồm bằng chứng nhận, huy chương vàng, hoa và quà tặng lưu niệm) sẽ được trao tại trụ sở Liên minh Bưu chính Thế giới (Bern - Thụy Sĩ) bởi lãnh đạo Liên Hợp Quốc; UPU và UNESCO (chuyến đi sang Thụy Sĩ cũng là một trong các giải thưởng của Ban tổ chức Quốc tế); các giải còn lại (bao gồm giải Nhì, Ba và giải Khuyến khích) sẽ được ban Tổ chức Quốc tế gửi qua đường bưu điện về Cơ quan thường trực của các Quốc gia có học sinh đoạt giải Quốc tế với thư ủy quyền trao tặng của Tổng Giám đốc UPU.

Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2018, cuộc thi lần thứ 47, Ban Tổ chức Quốc tế sẽ trao giải Nhất, Nhì, Ba Quốc tế tại trụ sở Liên Minh Bưu chính Thế giới. Giải Nhất vẫn sẽ được trao trực tiếp cho thí sinh; riêng giải Nhì và Ba sẽ được Ban tổ chức trao cho Đại sứ nước có học sinh đoạt giải tại Thụy Sĩ. Đại sứ Quán nước đó sẽ chủ động chuyển Bằng chứng nhận và Huy chương về cho học sinh nước mình.

Quốc gia có học sinh đoạt giải Nhất Quốc tế có thể tổ chức buổi lễ trao giải cấp nhà nước của họ trước khi học sinh đoạt giải cùng phái đoàn sang Thụy Sĩ nhận giải chính thức. Các Quốc gia có học sinh đoạt giải Nhì, Ba và Khuyến khích thường sẽ tự bố trí hình thức trao giải thưởng phù hợp cho học sinh nước mình.

Giải thưởng Quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Huy chương (Nhất, Nhì, Ba)[sửa | sửa mã nguồn]

Huy chương Đồng của cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU. Phiên bản năm 1999.

Giải Nhất, Nhì, Ba Quốc tế sẽ nhận được 1 Huy chương Vàng, Bạc, Đồng (tương ứng) của Ban tổ chức cuộc thi. Mặt trước của Huy chương khắc logo của Liên minh Bưu chính Quốc tế, mặt sau của Huy chương sẽ được chuyên gia khắc tên của người chiến thắng đã giành được giải thưởng, năm chiến thắng và tên Quốc gia chiến thắng (bằng tiếng Anh/ tiếng Pháp). Mỗi năm, theo kế hoạch, huy chương chỉ có 3 chiếc (1 huy chương vàng trao tặng giải Nhất, 1 huy chương bạc dành cho giải Nhì và 1 huy chương đồng trao tặng giải Ba), tuy nhiên, trong một số trường hợp ngoại lệ (một số bài thi được xếp cùng một giải thưởng do chất lượng quá đồng đều; hay không có bài thi nào đáp ứng được yêu cầu của giải thưởng) thì số huy chương được đặt khuôn sẽ nhiều hơn (hoặc ít hơn) 3 chiếc. Đặc biệt, Huy chương Vàng được chế tác bằng vàng ròng nguyên khối, chạm khắc rất tinh xảo. Chính vì vậy mà nó được xem là một trong những chiếc huy chương quý hiếm và danh giá nhất hành tinh.

Phó Tổng Giám đốc Liên minh Bưu chính Thế giới trao Huy Chương Vàng cho Quán quân Chara Phoka, Cộng hòa Síp, giải Nhất Quốc tế UPU 47-2018

Bằng chứng nhận (Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích)[sửa | sửa mã nguồn]

Bằng chứng nhận (Diploma) sẽ được cấp cho tất cả các thí sinh đoạt giải chính thức của cuộc thi (bao gồm cả giải Nhất, Nhì, Ba và giải Khuyến khích). Văn bằng này sẽ được tính như là một thành tích Quốc tế về Giáo dục mà thí sinh có thể sử dụng trong nhiều trường hợp cần thiết (như lập hồ sơ xin học bổng Quốc tế, cộng điểm khi xét chuyển cấp, hưởng các chính sách ưu tiên, khuyến khích trong nước cũng như ở mọi địa điểm chấp nhận văn bằng trên thế giới, v...v...). Bằng chứng nhận sẽ được đích thân Tổng Thư ký Liên minh Bưu chính Quốc tế (Trưởng Ban tổ chức) ký xác nhận.

Các phần thưởng khác[sửa | sửa mã nguồn]

Giống đa số các cuộc thi Quốc tế khác về lĩnh vực Giáo dục (như Olympic Quốc tế Toán, Vật Lý, Hoá học,...), Viết thư Quốc tế UPU sẽ không có phần thưởng tiền mặt cho các thí sinh đoạt giải mà giải thưởng này sẽ do các Quốc gia tự quyết định. Tuy nhiên, thí sinh đoạt giải sẽ nhận được nhiều phần thưởng có giá trị tinh thần mang tính chất kỷ niệm như: Poster, Tem, Logo,... Riêng Bộ tem là phần thưởng có giá trị lớn nhất, có dấu xác nhận của Universal Postal Union và không bày bán trên thị trường, có thể liệt vào danh sách "Tem cực hiếm".

Danh sách giải thưởng Quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Sau đây là danh sách các học sinh đoạt huy chương Vàng, Bạc, Đồng của cuộc thi.[7][cần dẫn nguồn]

Danh hiệu (Giải thưởng) Họ và tên học sinh Quốc gia Năm
Giải Nhất Quốc tế (Huy chương Vàng)
Đương kim Quán quân Esra Sümeyye Öz Thổ Nhĩ Kỳ Thổ Nhĩ Kỳ 2022
Nubaysha Islam Bangladesh Bangladesh 2021
Volga Valchkevich Belarus Belarus 2020
Richemelle Francilia Somissou Koukoui  Bénin 2019
Chara Phoka

 Síp

2018
Giordano Palacios  Togo Togo 2017
Nguyễn Thị Thu Trang Việt Nam Việt Nam 2016
Sara Jadid Liban Liban 2015
Natasa Milosevic Bosna và Hercegovina Bosna và Hercegovina 2014
Daniel Korc¸k Cộng hòa Séc Cộng hòa Séc 2013
Marios Chatzidimou Hy Lạp Hy Lạp 2012
Charlée Gittens Barbados Barbados 2011(1)
Wang Sa Trung Quốc Trung Quốc 2011(2)
Hồ Thị Hiếu Hiền Việt Nam Việt Nam 2010
Dominika Koflerová Cộng hòa SécCộng hòa Séc 2009
Moïse Luther Hoza Cộng hòa Trung PhiCộng hòa Trung Phi 2008
Sze Ee Lee Malaysia Malaysia 2007
Laura de Paula Silva Brasil Brazil 2006
Lysbeth Daumont Robles Cuba Cuba 2005
Anuar Yasin Ethiopia Ethiopia 2004
Victoria Danilovich Belarus Belarus 2003
Candice Balletta Cộng hòa Nam Phi Nam Phi 2002(1)
Sofia Fernández Venezuela Venezuela 2002(2)
María Mar Criado

Jiménez

Tây Ban Nha Tây Ban Nha 2001
Kristina Wöllner Đức Đức 2000(1)
Manuel Bermejo Poza Tây Ban Nha Tây Ban Nha
Xinyi Chen Trung Quốc Trung Quốc 1999
Shira Timilsina Nepal Nepal 1998
Jyoti Jude Menon Zambia Zambia 1997
Mariana A. Baldacchino Malta Malta 1996
Irina Kislova Kazakhstan Kazakhstan 1995
Wang Xujun Trung QuốcTrung Quốc 1994
Tania Garcia De La Cruz México Mexico 1993
Mervette Ali Ahmed Jawarna Jordan Jordan 1992
Amir Mechria Tunisia Tunisia 1991
Rasha Saleh Al-Atum Jordan Jordan 1990
Caroline Naddeo PhápPháp 1989
Andréa Guimarães de Oliveira Brasil Brazil 1988
Deirdre Clancy Cộng hòa Ireland Cộng hòa Ireland 1987
Richard Nash Cộng hòa Ireland Cộng hòa Ireland 1986
Rose-Mary Davidson Canada Canada 1985
Sharmini Abbasi Bangladesh Bangladesh 1984
Wang Zhongqun Trung Quốc Trung Quốc 1983
Faisal Muneeb Pakistan Pakistan 1982
Zhao Shuang Trung Quốc Trung Quốc 1981
Hani Ahmad Abdel Aziz Kuwait Kuwait 1980
Liliana Concha ChileChile 1979
Mi-kyong Ryu Hàn Quốc Hàn Quốc 1978
Nivine Ahmed Khairi Mahdi Ai CậpAi Cập 1977
Bertha Rodriguez Sánchez México México 1976
Azeb Gebre Christos Ethiopia Ethiopia 1975
Sandra Theuma MaltaMalta 1974
Dagourou Bogro Auguste Bờ Biển Ngà Bờ Biển Ngà 1973
Sergio Roberto Fuchs da Silva Brasil Brazil 1972
Giải Nhì Quốc tế - Huy chương Bạc
Đương kim Á quân 1 Nisal Nasser Salem Al Rawahiyah  Oman 2022
Bruno Ivanovski  Bắc Macedonia 2021
Jana Popovska  Bắc Macedonia 2020
Alana Sacarello  Gibraltar, Vương Quốc Anh 2019
José Duarte  Bồ Đào Nha 2018
Shaquilla Rahmadina Indonesia Indonesia 2017
Ivana Iliyan Yaneva Bulgaria Bulgaria 2016
Mariam Campos Acin Tây Ban Nha Tây Ban Nha 2015
Zou Canyan Trung Quốc Trung Quốc 2014
Nazifa Farhat Hye Bangladesh Bangladesh 2013
Valentine Chimba Kenya Kenya 2012
Jonathan Andrew Grenada Grenada 2011
Svetlana Zinevitch Belarus Belarus 2010
Nguyễn Đắc Xuân Thảo Việt Nam Việt Nam 2009
Romane Shikhlin Belarus Belarus 2008
Wara Sofia Facio Flores Bolivia Bolivia 2007(1)
Margaret Ayieko Grace Kenya Kenya 2007(2)
Ginette Viviane Ouefa Bénin Cộng hòa nhân dân Benin 2006
Cathrine Dufour Đan Mạch Đan Mạch 2005
Aiesta Shahi Nepal Nepal 2004
Suhaila Alloo Tanzania Cộng hòa thống nhất Tanzania 2003
Kadri Umbleja Estonia Cộng hòa Estonia 2002
Lizi Chen Trung Quốc Trung Quốc 2001
Tina Sannah Brewah Sierra Leone Sierra Leone 2000
Maria G. Kyratzi Cộng hòa Síp Cộng hòa Síp 1999
María Sol Sánchez

Rabanal

México México 1998
Jacomine Kielblock Cộng hòa Nam Phi Cộng hòa Nam Phi 1997
Hercules Diederick Botha Cộng hòa Nam Phi Cộng hòa Nam Phi 1996
Mary Gabriela Pando Méndez Bolivia Bolivia 1995
Manurita Kaur Kalsi Kenya Kenya 1994
Joan Manuel Sandoval Zambrano  ChileChile 1993
Malaika Cheney-Coker Sierra Leone Sierra Leone 1992
XU Jiapin Trung Quốc Trung Quốc 1991
Binyam Birhanu Ethiopia Ethiopia 1990
Kevin Schut Canada Canada 1989
Sadia Salahuddin Pakistan Pakistan 1988
Faten Taha Hussein Talouni Kuwait Kuwait 1987
Dominique-François Sie Pháp Pháp 1986
Chi Zhihong Trung QuốcTrung Quốc 1985
Amel Abdelhalim Hafni Bahrain Bahrain 1984
Mohamed Shaheen Maldives Maldives 1983
Lee Shin-gu Hàn Quốc Hàn Quốc 1982
Nour Abdallah Saïd El Kouwari Qatar Qatar 1981
Maria Cláudia da Fonseca Brasil Brazil 1980
Judita Bečvářová Tiệp Khắc Tiệp Khắc 1979
Zulmira Margarete Martins Machado Brasil Brazil 1978
Rakotozafy Michèle span Madagascar Madagascar 1977
II Chul Park Hàn Quốc Hàn Quốc 1976
Eung Joon Lee Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Triều Tiên 1975
Maria Glück Hungary Cộng hòa Nhân dân Hungary 1974
Lee Chang-sun Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Triều Tiên 1973
R. Abdullah Fadel Yemen Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Yemen 1972
Giải Ba Quốc tế - Huy chương Đồng
Đương kim Á quân 2 Bryaneliza Latchman  Guyana 2022
Đào Anh Thư  Việt Nam 2021
Phan Hoàng Phương Nhi  Việt Nam 2020
Leyla Dadashova  Azerbaijan 2019
Nguyễn Thị Bạch Dương  Việt Nam 2018
Ammel Catacora Zeballos Peru Peru 2017
Daša Bahor Slovenia Slovenia 2016
Silva Brito Leonardo BrasilBrazil 2015
Ashley Nicole Abalos PhilippinesPhilippines 2014
Gabija Petrauskaité LitvaLitva 2013
Alyona Kuchanskaya UkrainaUkraine 2012(1)
Chelsea Gabriella Ellise Mangarro Trinidad và TobagoTrinidad và Tobago 2012(2)
Charlene Tlagae BotswanaBotswana 2011
Crystal Hippolyte BarbadosBarbados 2010
Alina Beiner BelarusBelarus 2009(1)
Dejan Kovac MontenegroMontenegro 2009(2)
Mónica Albino Bồ Đào NhaBồ Đào Nha 2008
Mariana Köster EstoniaCộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Estonia 2007
Rebecca Keeley ZambiaCộng hòa Zambia 2006
Katarina Janković SerbiaCộng hòa Serbia 2005
Phạm Quế Oanh Việt Nam Việt Nam 2004
Christina Menexi Hy LạpHy Lạp 2003
Fairoozah Basaward KenyaKenya 2002
Sayani Sur Roy Ấn ĐộẤn Độ 2001
M. Bénédicte Anago BéninCộng hòa Nhân dân Benin 2000
Tô Hồng Vân Việt NamViệt Nam 1999
Ana Teresa Marques Dias B.Neto Bồ Đào NhaBồ Đào Nha 1998
Luthèce Bonou BéninCộng hòa Nhân dân Benin 1997
Sarah Hayden Cộng hòa IrelandCộng hòa Ireland 1996
Yasser Mohammed Abdel-Rahman Al-Dhiab QatarQatar 1995
Cheong Pui Kit Ma CaoTrung Quốc 1994
Trần Thị Thanh Thủy Việt NamViệt Nam 1993
Ana Emilia Dos Monteiro BrasilBrazil 1992
Haydie Palacios Andrade EcuadorEcuador 1991
Lylian Raquel Seiferheld Capurro ParaguayParaguay 1990
Sermin Baysari Thổ Nhĩ KỳThổ Nhĩ Kỳ 1989
Treasa Lavin Cộng hòa IrelandCộng hòa Ireland 1988
Qi Xiangqun Trung QuốcTrung Quốc 1987
Suphinda Phansingto Thái LanThái Lan 1986
Farhana Haider Tirmizi PakistanPakistan 1985
Sairah Alexander NigeriaNigeria 1984
Yusuf Baydal Thổ Nhĩ KỳThổ Nhĩ Kỳ 1983
Mohamed Amine Mokhtari AlgérieAlgeria 1982
Susana Bottaro UruguayCộng hòa Uruguay 1981
Vaneeta Tandon Ấn ĐộẤn Độ 1980
Choon-woo Kim Hàn QuốcHàn Quốc 1979
Catherine Jane Newcombe Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc IrelandVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland 1978
Sheonaid McPhail Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc IrelandVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland 1977
Verozian Mang’eli KenyaKenya 1976
Gina Pace MaltaMalta 1975
Fikre Gebre Kristos EthiopiaEthiopia 1974
Dibabe Werdofa EthiopiaEthiopia 1973
Tadashi Onda Nhật BảnNhật Bản 1972

Các trích đoạn tiêu biểu của một số tác phẩm đoạt Huy chương Vàng[sửa | sửa mã nguồn]

Giải Nhất Quốc tế năm 2010:[sửa | sửa mã nguồn]

"...Chao ơi, bao nhiêu con người là bấy nhiêu số phận. Tất cả những yêu thương, đau xót, bạc bẽo, dại khờ cùng những hiểu biết cặn kẽ về cách thức phòng tránh AIDS sẽ được cháu chuyển tải vào phim một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc. Cháu hi vọng, với sức ám ảnh đặc biệt, những bộ phim này sẽ vào trong đốt lửa lòng người, xoa dịu nỗi đau, xóa đi mặc cảm và thức tỉnh lương tri của những người còn thờ ơ trước căn bệnh này..."

(Hồ Thị Hiếu Hiền, Việt Nam- giải Nhất Quốc tế (HCV) cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 39-2010)

Giải Nhất Quốc tế năm 2015:[sửa | sửa mã nguồn]

"...Thế giới của tôi thật khác lạ. Thế giới ấy không hề có hận thù, chiến tranh và chủ nghĩa bè phái. Lá cờ của hoàn hảo tung bay trên khắp thế giới của tôi và đoàn kết dưới bầu trời là mặt trăng của thân thiện và mặt trời của tự do. Mỗi lần nhắm mắt lại, tôi mơ về một thế giới nơi có chim bồ câu bay lượn và ánh đèn bừng sáng từ làng mạng ven sườn núi mỗi khi màn đêm buông xuống.

Thế giới của tôi là một giấc mơ, giấc mơ ấy đưa tôi đi du ngoạn trên mọi nẻo đường, trên những con thuyền nơi cảng biển và chu du cùng ánh nắng mặt trời, đắm mình cùng ánh nắng phía chân trời và chạm vào cầu vồng, giấc mơ lại đưa tôi ngao du cùng mặt trăng trên đường trở về từ những xứ sở nơi người dân tưng bừng chào đón lễ hội bằng pháo hoa tỏa hình sao lấp lánh. Đó là một thế giới mà chúng ta tìm thấy nền văn minh, chợ cổ và những ngôi nhà có cửa sổ rực rỡ sắc hoa hồng.

Trong thế giới của tôi, tiếng chuông thánh đường Hồi giáo và chuông nhà thời cùng gióng lên khúc hát ru, và một ngôi sao duyên dáng tỏa sáng rực rỡ giữa muôn vì sao nhỏ nhảy múa xung quanh mỗi khi đêm về. Đó là một thế giới luôn giang rộng cánh tay của mình cho tất cả mọi người, không hề phân biệt màu da...."

(Sara Jadid, Lebanon- giải Nhất Quốc tế (HCV) cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 44-2015)

Giải Nhất Quốc tế năm 2016:[sửa | sửa mã nguồn]

"...Và từ nơi đây, từ trong đau đớn tột cùng của một đứa trẻ đã chết từ trong yên bình, nhẹ nhõm nơi thiên đàng, tôi viết thư cho anh – là tôi, 45 tuổi còn sống nơi trần thế. Anh sẽ hỏi sao không phải một độ tuổi nào khác? Anh bạn, tôi chọn anh – tuổi 45 – là bởi khi ấy ta đã định vị được bản thân trong cuộc đời. Khi tôi 45 tuổi, còn sống – là anh – ta sẽ thế nào nhỉ? Một ông bố? Một công chức bình dân? Hay một nhân vật có khả năng thay đổi thế giới? Anh biết đấy, Steve Jobs của Apple cũng là một người di cư. Và ta sẽ sống ở đâu? Trở về quê hương Syria hay ở miền đất hứa trời Âu? Thế giới khi ấy sẽ ra sao/ Có như thiên đàng tôi đang sống? Tuổi 45 ngỡ sẽ đến như một lẽ tự nhiên ư? Không! Có những tuổi 45 mãi mãi chỉ là ước mơ không thành hiện thực. Ai sẽ cho tôi và những đứa trẻ như tôi tuổi 45? Ai sẽ cho chúng tôi cuộc đời? Làm sao để tất cả mọi người đều có tuổi 45, tuổi 55 và hơn thế nữa? Câu hỏi ấy ai sẽ trả lời cho tôi, thưa anh!"

(Nguyễn Thị Thu Trang, Việt Nam- giải Nhất Quốc tế (HCV) cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 45-2016)

Giám khảo Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Họ và tên Nghề nghiệp, danh hiệu Vai trò
Trần Đăng Khoa Nhà thơ Trưởng ban giám khảo
Đỗ Thị Thanh Bình Phó Tổng Biên tập Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng Phó ban giám khảo
Phạm Thành Long Nhà văn, nhà báo Uỷ viên
Trần Hữu Việt Nhà thơ, nhà báo Uỷ viên
Phong Điệp Nhà văn, nhà báo Uỷ viên
Vũ Quang Vinh Nhà biên kịch Uỷ viên
Nguyễn Đức Quang Nhà thơ, nhà báo Uỷ viên
Phan Thị Thanh Nhàn Nhà thơ Uỷ viên
Lê Phương Liên Nhà văn Uỷ viên
Nguyễn Thụy Anh Nhà thơ, tiến sĩ giáo dục Uỷ viên
Võ Thị Xuân Hà Nhà văn Uỷ viên
Nguyễn Xuân Thủy Nhà văn, nhà báo Uỷ viên
Trần Thị Kim Dung Tiến sĩ Văn học Uỷ viên
Nguyễn Thị Bích Ngọc Nhà thơ Uỷ viên
Lưu Hà Nhà báo Uỷ viên

Các quốc gia[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc thi được nhà nước Việt Nam chính thức công nhận là cuộc thi hợp pháp và được Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Vietnam PostBáo Thiếu niên Tiền phong và Nhi Đồng phối hợp tổ chức thường niên từ năm 1987 (có 2 năm bị gián đoạn) đến nay.[2] Cuộc thi diễn ra khoảng 5 tháng (từ giữa tháng 10 năm trước và kết thúc vào giữa tháng 2 năm sau) thu hút đông đảo học sinh cả nước tham gia. Ban tổ chức quốc gia sẽ thành lập ra 2 đội ngũ giám khảo là Thường trực ban giám khảo (Ban sơ khảo)[8]Ban giám khảo chính thức (Ban chung khảo)[9] để tiến hành chấm bài.

Cơ cấu giải thưởng của Việt Nam gồm 1 giải Nhất, 3 giải Nhì, 5 giải Ba và 30 giải Khuyến khích cùng với các giải phụ khác.[10] Các giải thưởng của cuộc thi sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận như là giải thưởng của kì thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn. Tại vòng Chung khảo, sau khi tìm ra 4 bức thư có điểm số cao nhất, Ban Chung khảo sẽ mở một cuộc họp, dưới sự chủ trì của Trưởng ban Giám khảo (thường là Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam: nhà thơ Trần Đăng Khoa); các ủy viên sẽ trao đổi, thảo luận kỹ sau đó tiến hành bỏ phiếu kín để chọn 1 giải Nhất. Bài thi chiếm được 60% (hoặc hơn) số phiếu bầu từ Ban chung khảo Quốc gia sẽ được chọn trao giải Nhất và được các chuyên gia của Ban tổ chức dịch sang đồng thời cả tiếng Anh và tiếng Pháp, đại diện cho Việt Nam dự thi Quốc tế tại Tổng hành dinh của Liên minh Bưu chính Thế giới (Bern, Thụy Sĩ).[11]

Đương kim Quán quân UPU Việt Nam là em Đào Khương Duy (Tỉnh Bến Tre) - UPU 52.[12]

Sự kiện lớn:[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 9 tháng 10 năm 2017, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh; Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, báo Thiếu niên Tiền phong và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam đã phối hợp tổ chức Lễ Kỷ niệm tròn 30 Việt Nam tham gia cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU (1987-2017); Trao giải Khuyến khích Quốc tế cuộc thi Viết thư Quốc tế lần thứ 46 và Phát động cuộc thi Viết thư Quốc tế lần thứ 47-2018. Tham dự buổi Lễ, có Nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa; Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Trung Tá, các thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo Quốc gia; các Cựu Quán quân UPU Việt Nam (Các thí sinh đã từng đoạt giải Nhất Quốc gia) qua 30 năm cuộc thi được tổ chức tại Việt Nam.[13][14]

Danh sách các thí sinh đoạt giải Nhất Quốc gia cuộc thi tại Việt Nam (1987-2023)
Năm Cuộc thi lần thứ Họ và tên thí sinh Trường (thời điểm đoạt giải) Tỉnh/TP Thành tích Quốc tế Ghi chú
2023 52 Đào Khương Duy THCS Huỳnh Tấn Phát, Bình Đại Bến Tre
2022 51 Nguyễn Bình Nguyên THCS Nguyễn Tri Phương, Ba Đình Hà Nội Giải Khuyến khích
2021 50 Đào Anh Thư THCS Nguyễn Huy Tưởng, Đông Anh Hà Nội Giải Ba (HCĐ)
2020 49 Phan Hoàng Phương Nhi THCS Duy Tân, TP. Huế Thừa Thiên Huế Giải Ba (HCĐ)
2019 48 Nguyễn Thị Mai THPT Nam Sách, huyện Nam Sách Hải Dương Không đoạt giải
2018 47 Nguyễn Thị Bạch Dương THCS Nguyễn Trãi, huyện Nam Sách Hải Dương Giải Ba (HCĐ)
2017 46 Nguyễn Đỗ Huyền Vi THCS Tây Sơn, Quận Hải Châu Đà Nẵng Giải Khuyến khích
2016 45 Nguyễn Thị Thu Trang THCS Nguyễn Trãi, huyện Nam Sách Hải Dương Giải Nhất (HCV)
2015 44 Trương Hải Nam THCS Lê Hữu Lập, huyện Hậu Lộc Thanh Hóa Giải Khuyến khích
2014 43 Phạm Phương Thảo THCS Chu Văn An, Quận Ngô Quyền Hải Phòng Giải Khuyến khích
2013 42 Đào Thụy Thùy Dương THCS Tây Sơn, Quận Hải Châu Đà Nẵng Giải Khuyến khích
2012 41 Nguyễn Đăng Quý Minh THPT Nhân Chính, Quận Thanh Xuân Hà Nội Không đoạt giải
2011 40 Huỳnh Minh Hiếu THCS Hoa Lư, Quận 9 TP. Hồ Chí Minh Không đoạt giải
2010 39 Hồ Thị Hiếu Hiền THCS Tây Sơn, Quận Hải Châu Đà Nẵng Giải Nhất (HCV) Giải Nhất (HCV) đầu tiên
2009 38 Nguyễn Đắc Xuân Thảo THCS Nguyễn Khuyến, Quận Hải Châu Đà Nẵng Giải Nhì (HCB) Giải Nhì (HCB) đầu tiên
2008 37 Hồ Thị Quế Chi THPT Chuyên Bắc Ninh, TP. Bắc Ninh Bắc Ninh Giải Khuyến khích
2007 36 Hồ Bảo Duy THCS Lê Văn Tám, Quận Bình Thạnh TP. Hồ Chí Minh Không đoạt giải
2006 35 Mai Thị Lan Anh THCS Ngô Đồng, huyện Giao Thủy Nam Định Không đoạt giải
2005 34 Phan Hoàng Phương Thanh THCS Quang Trung, huyện Điện Bàn Quảng Nam Không đoạt giải
2004 33 Phạm Quế Oanh THCS Lê Quý Đôn, TP. Lào Cai Lào Cai Giải Ba (HCĐ)
2003 32 Võ Thị Thu Thảo THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Quận Sơn Trà Đà Nẵng Không đoạt giải
2002 31 Phạm Lan Phương THCS Bàng La, TX. Đồ Sơn Hải Phòng Không đoạt giải
2001 30 Trương Quế Chi THPT Chuyên Ngoại ngữ, ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội Hà Nội Không đoạt giải
2000 29 Trần Thị Minh Thư THCS Trần Hưng Đạo, huyện Kiến Thụy Hải Phòng Không đoạt giải
1999 28 Tô Hồng Vân THCS Ngô Sỹ Liên, Quận Tân Bình TP. Hồ Chí Minh Giải Ba (HCĐ)
1998 27 Trần Thị Phượng Quỳnh THCS Nguyễn Khuyến, Quận Hải Châu Đà Nẵng Giải Khuyến khích
1997 26 Phan Vũ Hoàng Anh THPT Chuyên Lê Quý Đôn, TP. Nha Trang Khánh Hòa Không đoạt giải
1996 25 Nguyễn Thu Thủy Tiên Trường THCS Thực hành Sư phạm, ĐHSP Đà Nẵng Đà Nẵng Không đoạt giải
1995 24 Trương Thị Bích Tâm THCS Phan Chu Trinh, TP. Buôn Ma Thuột Đăk Lăk Không đoạt giải
1994 23 Nguyễn Võ Hoàng Anh THCS Nguyễn Du, TP. Huế Thừa Thiên Huế Không đoạt giải
1993 22 Trần Thị Thanh Thủy THCS Thống Nhất, TP. Huế Thừa Thiên Huế Giải Ba (HCĐ) Giải Ba (HCĐ) đầu tiên
1992 21 Hoàng Hương Thủy THCS Tam Khương, Quận Đống Đa Hà Nội Giải Khuyến khích Giải Quốc tế đầu tiên
1991 20 Việt Nam không tham gia
1990 19 Việt Nam không tham gia
1989 18 Việt Nam không tham gia
1988 17 Lê Thị Hoàng Quyên THCS Kim Đồng, Thành phố Tây Ninh Tây Ninh Không đoạt giải
17 Nguyễn Việt Hùng THCS Thanh Tuyền, huyện Bến Cát Bình Dương

(Sông Bé )

Không dự thi Việt Nam không chọn được giải Nhất Quốc gia
17 Nguyễn Lê Phương THCS Trung Tâm, huyện Trấn Yên Yên Bái

(Hoàng Liên Sơn )

Không dự thi Việt Nam không chọn được giải Nhất Quốc gia
17 Chu Xuân Giao Xóm 1, xã An Ninh, huyện Tiền Hải Thái Bình Không dự thi Việt Nam không chọn được giải Nhất Quốc gia
1987 16 Lương Thanh Bình Tiểu học Trưng Trắc, Quận Hai Bà Trưng Hà Nội Không đoạt giải

Số lần chiến thắng

Tỉnh/Thành Số lần Năm
Đà Nẵng 7 1996, 1998, 2003, 2009, 2010, 2013, 2017
Hà Nội 6 1987, 1992, 2001, 2012, 2021, 2022
Hải Dương 3 2016, 2018, 2019
Hải Phòng 2000, 2002,

2014

Thành phố Hồ Chí Minh 1999, 2007, 2011
Khánh Hòa 2 1993, 1997
Thừa Thiên Huế 1994, 2020
Bắc Ninh 1 2008
Bình Dương
Bến Tre 2023
Đắk Lắk 1995
Lào Cai 2004
Nam Định 2006
Quảng Nam 2005
Tây Ninh 1988
Thái Bình
Thanh Hóa 2015
Yên Bái

Một số thay đổi của cuộc thi (Việt Nam)[sửa | sửa mã nguồn]

- Từ năm 1997, xét thấy tầm quan trọng của cuộc thi này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định công nhận học sinh đoạt giải chính thức cấp Quốc gia của cuộc thi UPU là Học sinh giỏi Quốc gia môn Ngữ văn (tương ứng với giải). Tuy nhiên, 20 năm sau, năm 2017, do xét thấy không công bằng với học sinh tham gia kỳ thi chọn Học sinh giỏi Quốc gia (do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì và là nguồn gốc của danh hiệu này), Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Nguyễn Thị Nghĩa) đã có cuộc họp với đại diện lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, chính thức dừng việc công nhận học sinh đoạt giải Quốc gia UPU là HSG Quốc gia môn Ngữ văn. Như vậy, kể từ năm 2018 trở đi, học sinh đoạt giải UPU không còn được hưởng các chính sách ưu tiên của HSG Quốc gia môn Ngữ văn. Các thí sinh đoạt giải chính thức cấp Quốc gia từ năm 2016 trở về trước (Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích) vẫn được công nhận là Học sinh giỏi Quốc gia môn Ngữ văn tương ứng bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Ban đầu, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ quyết định tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho học sinh Việt Nam đi thi và đoạt giải Nhất, Nhì, Ba Quốc tế tương ứng với Huy chương Vàng, Bạc và Đồng. Mãi đến năm 2013, bắt đầu từ cuộc thi lần thứ 42, Bộ xem xét lại và đã quyết định trao tặng bằng khen cho cả học sinh đoạt giải Khuyến khích Quốc tế. bởi số lượng giải thưởng Quốc tế là rất ít (1 Nhất, 1 Nhì, 1 Ba và tối đa không quá 5 giải Khuyến khích Quốc tế mỗi năm trên toàn thế giới).

- Từ năm 1999, theo đề nghị của Ban Biên tập Báo Thiếu niên Tiền phong, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã quyết định trao tặng Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo - phần thưởng cao quý của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho các em đoạt giải Nhất, Nhì Quốc gia Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU. Phần thưởng này vẫn đang tiếp tục được trao tính đến nay (2022).[10]

Chủ đề các mùa thi (1987-2024)[sửa | sửa mã nguồn]

“Thư cho em bé không nhà ở, trong đó em hãy bày tỏ ý nghĩ của mình về bổn phận và trách nhiệm của cả loài người trong việc cải thiện điều kiện cho những người không có nơi ăn chốn ở.” - UPU lần thứ 16 (1987)

“Hành trình của một lá thư” - UPU lần thứ 17 (1988)

- “Bạn hãy nói cho tôi nghe bằng cách nào chúng ta có thể bảo vệ được thiên nhiên và tô điểm cho Trái đất này bằng cỏ hoa và cây xanh”  - UPU lần thứ 18 (1989)

“Các bạn trẻ, chúng ta cần phải làm gì để đấu tranh chống nạn đói trên thế giới” - UPU lần thứ 19 (1990)

“Tại sao hôm nay tôi viết thư cho mẹ?” - UPU lần thứ 20 (1991)

“Bức thư của một thủy thủ trên tàu Christophe Colombia khi tìm ra châu Mỹ gửi cho một em bé ở thế kỷ XX” - UPU lần thứ 21 (1992)

“Bạn ơi, bạn hãy bảo tôi, bằng cách nào những người trẻ tuổi chúng ta có thể giúp đỡ các trẻ em ở một nước đang có chiến tranh” - UPU lần thứ 22 (1993)

“Ngay cả những bức thư nhỏ cũng đi xa” -  UPU lần thứ 23 (1994)

“Thư cho một người bạn để hiểu về đất nước mình” - UPU lần thứ 24 (1995)

“Niềm thích thú khi viết một bức thư” - UPU lần thứ 25 (1996)

- “Thư gửi một người mà tôi ngưỡng mộ nhất – UPU lần thứ 26 (1997)

“Tôi viết thư cho một người bạn (trai hoặc gái) để nói cho bạn ấy rõ quan niệm của tôi về những quyền của con người” – UPU lần thứ 27 (1998)

“Tôi viết thư cho một người bạn (trai hoặc gái) để nói rõ Bưu chính đối với tôi có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hàng ngày” – UPU lần thứ 28 (1999)

“Tôi viết bức thư này để nói lời cảm ơn” – UPU lần thứ 29 (2000)

“Tôi viết bức thư này cho bạn để nói về tình bạn và những sự khác biệt của chúng ta” – UPU lần thứ 30 (2001)

“Lá thư gửi cho người mà em thấy thiếu vắng” – UPU lần thứ 31 (2002)

“Tôi viết lá thư này cho bạn để trao đổi làm thế nào chúng ta có thể xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn” – UPU lần thứ 32 (2003)

“Tôi viết thư trao đổi với bạn: Thiếu nhi chúng mình có thể làm gì để góp phần xóa đói giảm nghèo – UPU lần thứ 33 (2004)

“Thư gửi nhân vật cổ tích mà em yêu thích” – UPU lần thứ 34 (2005)

“Tôi viết thư cho bạn: Các dịch vụ bưu chính đã giúp tôi nối liền thế giới như thế nào?” – UPU lần thứ 35 (2006)

“Hãy tưởng tượng bạn là một động vật hoang dã, nơi sinh sống của bạn đang bị đe dọa bởi những biến đổi của thời tiết và môi trường. Bạn hãy viết một bức thư gửi con người trên Trái đất, bày tỏ với họ xem con người có thể làm gì nhẵm giúp bạn sống sót” – UPU lần thứ 36 (2007)

“Hãy viết thư cho một người nào đó để nói tại sao thế giới cần sự khoan dung”  - UPU lần thứ 37 (2008)

“Hãy viết thư cho một người nào đó để nói vì sao điều kiện lao động thuận lợi có thể mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn” – UPU lần thứ 38 (2009)

“Hãy viết thư cho một người nào đó để nói vì sao sự hiểu biết về HIV/AIDS và tự bảo vệ mình trước căn bệnh này là rất quan trọng” - UPU lần thứ 39 (2010)

"Hãy tưởng tượng mình là một cây đang sống trong một khu rừng. Em hãy viết thư cho 1 người nào đó để giải thích vì sao việc bảo vệ rừng là rất quan trọng” - UPU lần thứ 40 (2011)

“Hãy viết thư cho một vận động viên hoặc một nhân vật thể thao mà em ngưỡng mộ để nói Thế vận hội Olympic Games có ý nghĩa gì đối với mình”  - UPU lần thứ 41 (2012)

“Em hãy viết một bức thư để nói tại sao nước là quý” - UPU lần thứ 42 (2013)

“Hãy viết một bức thư diễn tả âm nhạc có thể lay động đời sống như thế nào” - UPU lần thứ 43 (2014)

“Hãy viết một bức thư nói về thế giới bạn muốn được lớn lên trong đó” - UPU lần thứ 44 (2015)

- "Hãy viết một bức thư cho chính mình năm 45 tuổi" - UPU lần thứ 45 (2016)

-"Hãy tưởng tượng bạn là cố vấn cho Tổng Thư ký mới của Liên hợp quốc; vấn đề toàn cầu nào bạn sẽ giúp ông ấy xử lý trước tiên và giải quyết vấn đề đó như thế nào?" - UPU lần thứ 46 (2017)

-"Hãy tưởng tượng bạn là một bức thư du hành vượt thời gian. Bạn muốn truyền tải thông điệp gì đến độc giả của mình?" - UPU lần thứ 47 (2018)

-"Hãy viết một bức thư về người hùng của bạn" - UPU lần thứ 48 (2019)

-''Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống'' - UPU 49 (2020)

-"Em hãy viết thư cho một người thân trong gia đình để chia sẻ trải nghiệm của mình về đại dịch COVID-19" - UPU lần thứ 50 (2021)

-"Em hãy viết thư gửi một người có tầm ảnh hưởng để trình bày lý do và cách thức họ cần hành động trước khủng hoảng khí hậu" - UPU lần thứ 51 (2022)

- "Tưởng tượng em là một siêu anh hùng mang sứ mệnh làm cho mọi con đường trên thế giới an toàn hơn với trẻ em. Hãy viết một bức thư cho ai đó để nói về sức mạnh siêu phàm giúp em hoàn thành sứ mệnh của mình" - UPU lần thứ 52 (2023)

- "Trong hành trình 150 năm qua, UPU đã phục vụ hơn tám thế hệ người dân toàn cầu. Từ đó đến nay, thế giới đã có nhiều thay đổi. Hãy viết thư gửi các thế hệ tương lai để kể về thế giới mà bạn hy vọng họ được kế thừa” - UPU lần thứ 53 (2024)

Ý kiến nhận định[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 09 tháng 10 năm 2009, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã đến dự Lễ trao giải Nhì Quốc tế - Huy chương Bạc cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 38 cho học sinh Việt Nam đoạt giải và hoan nghênh Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan khác đã phối hợp tổ chức tốt cuộc thi viết thư UPU tại Việt Nam. Ông phát biểu:[15]

"Chúng ta không chỉ chúc mừng cho tác giả Việt Nam đầu tiên đoạt giải Nhì UPU quốc tế lần thứ 38 - cháu Nguyễn Đắc Xuân Thảo mà còn chúc mừng cho thiếu nhi Việt Nam. Những lớp thiếu nhi Việt Nam luôn là những cháu ngoan của Bác Hồ, con ngoan của cha mẹ, trò ngoan của thầy cô giáo, là lớp người sẽ kế tục xuất sắc sự nghiệp cách mạng của cha ông. Tôi tin rằng bản lĩnh trí tuệ của Việt Nam đã hun đúc cho các cháu những tiềm năng, sức mạnh to lớn để có thể tự hào sánh vai với bạn bè thế giới, thi đua học tập tốt, đoạt nhiều giải cao hơn nữa tại cuộc thi tầm cỡ Quốc tế này, mang vinh quang về cho Tổ quốc...”

Thông tin thú vị về cuộc thi[sửa | sửa mã nguồn]

- Trung Quốc là Quốc gia đoạt Huy chương Vàng nhiều nhất, với 5 Huy Chương Vàng các năm 1981, 1983, 1994, 1999 và 2011.[7] Đây cũng là một trong số các Quốc gia chỉ tổ chức cuộc thi ở các trường trọng điểm, chất lượng cao với mục đích tìm ra tác phẩm dự thi hoàn hảo nhất, không triển khai trên toàn quốc như đa số các Quốc gia khác.

- Việt Nam là quốc gia có số lượng bài dự thi nhiều nhất.[4] Có năm lên tới 3,2 triệu bài.[16] Năm 2021 và 2022, số lượng thí sinh Việt Nam tham dự cuộc thi là khoảng 1 triệu.[17][18]

- Cathrine Dufour - một trong những vận động viên đua ngựa xuất sắc nhất của Đan Mạch, người nhiều lần tham gia các Thế vận hội Olympic, đã từng đoạt Huy chương Bạc của cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU năm 2005.

- IrelandTây Ban Nha là 2 Quốc gia trong lịch sử, đoạt Huy chương Vàng liên tiếp trong 2 năm. (Ireland 1986, 1987; Tây Ban Nha 2000, 2001)

- Trong lịch sử, có 3 năm mà Giám khảo Quốc tế không thể phân định được Quốc gia nào xứng đáng đoạt Huy chương Vàng hơn, và trao Huy chương Vàng cho cả hai đại diện: 2011 (Trung QuốcBarbados); 2002 (Cộng hòa Nam PhiVenezuela); 2000 (ĐứcTây Ban Nha).[7]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Trang web chính thức của UPU - Thông tin chi tiết (bằng Tiếng Anh) về cuộc thi quốc tế này”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2015.
  2. ^ a b c “Thông tin chung về Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) và cuộc thi và cuộc thi viết thư quốc tế UPU”. Bộ Thông tin và Truyền thông.
  3. ^ “Viết thư UPU có ý nghĩa và tác dụng rất lớn”.
  4. ^ a b c “The history of the International Letter-Writing Competition”. UPU.
  5. ^ “Mục đích và Ý nghĩa của cuộc thi”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2015.
  6. ^ “Thông cáo chính thức từ BTC Quốc tế”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2018.
  7. ^ a b c “International Letter-Writing Competition Best of the Best” (PDF). UPU. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2022.
  8. ^ Thường trực ban giám khảo của cuộc thi này là những giám khảo chịu trách nhiệm xử lý sơ loại các bài thi, chủ yếu là về hình thức. Thường trực ban giám khảo không có quyền tối cao trong việc quyết định bài thi có đoạt giải hay không.
  9. ^ Ban giám khảo chính thức của cuộc thi này là những người chịu trách nhiệm chấm vòng cuối cùng (chung khảo), chủ yếu chấm về nội dung bài thi. Ban giám khảo chính thức có quyền quyết định cuối cùng đối với bài thi.
  10. ^ a b “Tổng kết và trao giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 51 năm 2022”. Bộ Thông tin và Truyền thông.
  11. ^ “Thông tin chi tiết về cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU”.
  12. ^ “Tổng kết và trao giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 51”. Quân đội nhân dân. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2022.
  13. ^ “Việt Nam 13 lần đoạt giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU”. VOV. 9 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2022.
  14. ^ “Lễ kỷ niệm 30 năm Việt Nam tham gia cuộc thi viết thư Quốc tế UPU”. Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ninh.
  15. ^ “Chủ tịch nước khen ngợi tác giả Giải Nhì Quốc tế và cuộc thi”.
  16. ^ “3,2 triệu bài dự thi viết thư quốc tế UPU về xóa đói, giảm nghèo”. Báo Nhân Dân (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2022.
  17. ^ “Hơn 1 triệu bức thư tham dự cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 năm 2021”. Báo Dân sinh. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2022.
  18. ^ “Thư gửi Đặng Thái Sơn đoạt giải nhất quốc gia Viết thư UPU”. VnExpress. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2022.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]