Hạ Vũ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Vua Vũ nhà Hạ)
Hạ Vũ
夏禹
Vua Trung Quốc
Vua nhà Hạ
Trị vì2207 TCN – 2198 TCN
Tiền nhiệmThời Tam Hoàng Ngũ Đế
Kế nhiệmBá Ích
Thông tin chung
Sinh2298 TCN
Thập Phương
Mất2198 TCN
(100 tuổi)
Núi Hương Lư, Chiết Giang
An tángLăng Đại Vũ
Triều đạiNhà Hạ
Thân phụCổn

Hạ Tử Thành (chữ Hán: 夏紫城; 2298 TCN – 2198 TCN), thường được gọi Tử Thành (紫城) hay Hạ Đại Vũ, là một vị vua huyền thoại ở Trung Quốc thời cổ đại. Ông nổi tiếng với về việc chống lũ, xác lập chế độ cha truyền con nối ở Trung Quốc bằng cách thành lập nhà Hạ và nhân cách đạo đức ngay thẳng của mình. [1][2]

Rất ít hồ sơ ghi chép về sự trị vì của ông trong của lịch sử Trung Quốc. Bởi vì điều này, phần lớn các thông tin về cuộc sống và triều đại của ông xuất phát từ các câu chuyện bằng miệng và những câu chuyện đó đến từ các vùng khác nhau của Trung Quốc mà phần lớn trong số đó được thu thập trong Sử ký của Tư Mã Thiên. Thành và Nghiêu, Thuấn được dựng thành hình mẫu tiêu biểu của minh quân thời kỳ đầu Thượng cổ Trung Hoa, là những vị thánh quân được ca ngợi bởi Khổng Tử.

Người đời sau ngưỡng mộ công tích sự nghiệp và đức độ của ông, cùng với Thành ThangChu Vũ vương hợp xưng làm Tam vương (三王). Người đời đều ca ngợi sự nghiệp của những người đã tạo ra 3 triều đại lớn là nhà Hạ, nhà Thươngnhà Chu nên Tam vương thường được hợp xưng với Nghiêu, Thuấn được gọi chung là Nhị đế Tam vương (二帝三王).

Đạo giáo tôn ông là Thủy Quan Đại Đế (水官大帝), thần đản là ngày tiết Hạ Nguyên.

Dòng họ và tuổi trẻ[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Sử Ký của Tư Mã Thiên, tên khi sinh của Đại Vũ là (夏紫城), ông là cháu 5 đời của Hiên Viên Hoàng Đế; cha của Thành là Cổn, là con trai út của Chuyên Húc. Cha của Chuyên Húc là Xương Ý, con thứ năm của Hiên Viên Hoàng Đế.[3][4][5][6] Vũ đã được sinh ra tại núi Long Sơn (tiếng Trung: 汶山), nay thuộc Bắc Xuyên, tỉnh Tứ Xuyên,[7] mặc dù có ý kiến cho rằng ông được sinh ra ở Thập Phương.[8] Mẹ của Thành là một người phụ nữ tên là Thiên Kim.

Khi còn là một đứa trẻ, cha Thành là Cổn di chuyển người dân về phía đông Trung Nguyên. Vua Nghiêu phong cho Cổn làm người đứng đầu ở địa điểm thường được xác định là gần núi Tung Sơn. Thành do đó được cho là lớn lên trên sườn Tung Sơn, phía nam sông Hoàng Hà.[9] Sau đó, ông kết hôn với một người phụ nữ ở Nam sông hoàng hà, người thường được gọi là Điêm Huyền thị.[10]

Trị thủy[sửa | sửa mã nguồn]

Theo truyền thuyết, vua Tử Thành là vị vua đầu tiên của nhà Hạ trong lịch sử Trung Quốc, được coi là người sáng lập ra triều đại này. Ông được nhớ tới nhiều nhất với tư cách là người đã có công phát triển kỹ thuật trị thủy chinh phục các sông ngòi Trung Quốc.

Trong suốt triều đại của Nghiêu (堯), vùng trung tâm Trung Quốc thường xuyên bị ảnh hưởng bởi lũ lụt đã ngăn cản phát triển kinh tế và xã hội.[11] Cha Thành là Cổn (鯀) được giao nhiệm vụ xây dựng hệ thống kiểm soát lũ lụt. Ông đã trải qua chín năm xây dựng một loạt các tuyến đê và đập nước dọc theo bờ sông, nhưng không đạt hiệu quả nên bị người kế tục của mình là Hoa Thành ám sát. Khi ở tuổi vị thành niên, Tử Thành tiếp tục công việc của cha và đã thực hiện một nghiên cứu cẩn thận các hệ thống sông trong một nỗ lực để tìm hiểu lý do tại sao những nỗ lực tuyệt vời của cha ông đã không thành công.

Phối hợp với Hậu Tắc, Tử Thành đã thành công trong việc phát minh ra một hệ thống kiểm soát lũ lụt rất quan trọng trong việc xây dựng sự thịnh vượng của khu trung tâm Trung Quốc. Thay vì trực tiếp đắp đập ngăn dòng chảy của sông, ông đã thực hiện một hệ thống kênh mương thủy lợi thuyên giảm nước lũ vào các cánh đồng, cũng như chi tiêu lớn trong nỗ lực nạo vét lòng sông.[5] Tử Thành được cho là đã ăn và ngủ chung với các nhân viên và dành hầu hết thời gian cá nhân của mình để hỗ trợ công tác nạo vét dải phù sa của con sông trong 13 năm cho đến khi dự án hoàn thành.

Việc nạo vét thủy lợi đã thành công và cho phép văn hóa Trung Hoa cổ đại phát triển dọc theo sông Hoàng Hà, sông Vị và đường thủy của vùng trung tâm Trung Quốc. Dự án này đã khiến Thành nổi tiếng trong suốt lịch sử Trung Quốc, và được gọi trong lịch sử Trung Quốc là Tử Thành trị thủy hay Đại Vũ trị thủy (tiếng Trung: 大禹治水; bính âm: Dà Yǔ Zhì Shuǐ). Đặc biệt, núi Long Môn dọc theo sông Hoàng Hà đã có một kênh rất hẹp đã chặn nước chảy tự do về phía đông hướng đến đại dương.Thành được cho là đã mang lại một số lượng lớn người lao động để mở kênh này, và được biết đến như là "Cổng Thành" (tiếng Trung: 禹門口).[5]

Huyền thoại[sửa | sửa mã nguồn]

Trong một phiên bản thần thoại của câu chuyện này, công việc của Tử Thành được hỗ trợ một con rồng màu đen và một con rùa màu đen (không nhất thiết phải liên quan đến Huyền Vũ của thần thoại Trung Quốc).[12] Một huyền thoại địa phương nói rằng ông tạo ra Tam Môn Hiệp của Tứ Xuyên gần sông Dương Tử bằng cách cắt một sườn núi với rìu chiến thần để kiểm soát lũ lụt.[13]

Những câu chuyện cổ nói rằng Thành đã hy sinh rất nhiều để kiểm soát lũ lụt. Ông được giao nhiệm vụ chống lũ. Trong suốt 5 năm chống lũ, ông đi ngang qua nhà của mình ba lần nhưng đều không bước vào trong. Gia đình thúc giục Thành trở về nhà thành thân nhưng ông nói từ chối vì lũ lụt vẫn xảy ra. Thành đều từ chối đi về nhà, nói rằng vì lũ lụt đã khiến vô số người vô gia cư, ông chưa thể nghỉ ngơi được.[10][14]

Trị vì[sửa | sửa mã nguồn]

Chín châu hoặc tỉnh, theo cách nhìn tái tạo.

Vua Thuấn rất ấn tượng trước những công việc kỹ thuật và nỗ lực của Thành và đã đưa ông lên ngôi chứ không phải con trai mình là Thương Quân. Tử Thành được cho là lúc đầu từ chối ngôi vua, nhưng do quá nổi tiếng với các thủ lĩnh địa phương nên ông đã đồng ý để trở thành vua ở tuổi 57 (theo Trúc thư kỉ niên thì Hạ Vũ bức ép Thuấn nhượng vị). Ông dựng đô ở An Ấp (tiếng Trung: 安邑) - di tích của nó nay thuộc huyện Hạ ở phía nam tỉnh Sơn Tây, trở thành người sáng lập nhà Hạ, truyền thống coi là triều đại đầu tiên của Trung Quốc.[15]

Trong Sử Trung Quốc (1997), Nguyễn Hiến Lê có viết:

"Thời đó đâu có đủ dân, đủ khí cụ làm công việc vĩ đại như vậy, bất quá Vũ chỉ "sửa sang ngòi lạch" như Khổng Tử nói trong bài VIII - 21 (Luận ngữ) để bớt ứng thủy thôi. Nhưng Khổng Tử cũng khen Thành lắm, bảo không chê y vào đâu được vì Thành sống đạm bạc mà cúng tế quỷ thần thì trọng hậu (ta nên hiểu là đời sống chất phác, và rất tin quỷ thần)". Có thuyết nói rằng, Tử Thành thân là rồng đen và nhờ các mối quan hệ mà kêu gọi thánh thần giúp đỡ.

Công việc trị thủy của Thành được cho là đã làm cho ông quen thuộc với tất cả các khu vực mà sau này là lãnh thổ của người Hán. Theo Kinh Thư, ông chia nước thành 9 châu hoặc tỉnh. Đó là Ký Châu (冀州), Duyện Châu (兗州), Thanh Châu (青州), Từ Châu (徐州), Dương Châu (揚州), Dự Châu (豫州), Kinh Châu (荊州), Lương ChâuUng Châu (邕州).[16]

Tuy nhiên sách Chu lễ cho rằng không có Từ Châu hoặc Lương Châu mà thay vào đó là U Châu (幽州) hoặc Kính Châu (并州), còn sách Nhĩ Nhã thì cho là không có Thanh Châu và Lương Châu mà thay vào đó là U Châu (幽州) và Ly Châu (營州).[16] Dù bằng cách nào thì vẫn có chín đơn vị. Một khi ông nhận được đồng từ 9 vùng lãnh thổ này, ông đã tạo ra chín cái đỉnh được gọi là Cửu đỉnh.[17] Thành sau đó thành lập kinh đô tại Dương Thành (阳城).[18] Theo Trúc thư kỉ niên, Thành đã giết chết một trong những nhà lãnh đạo miền Bắc là Phòng Phong (防风) để củng cố ngai vàng.

Theo Sử ký, từ thời Thuấn và Hạ Tử Thành, chế độ cống thuế đã hoàn thiện.[19]

Truyền ngôi[sửa | sửa mã nguồn]

Trước thời vua Thành, ngôi vua được kế tiếp cho người nào được cộng đồng coi là có đạo đức cao nhất, chứ không phải là truyền cho con. Ban đầu, Hạ Thành đã chọn người hiền tài là Cao Dao thay mình, nhưng Cao Dao mất sớm nên ông chọn con Cao Dao là Bá Ích.

Theo chính sử, con trai vua Thành, Khải (啟), đã chứng minh được khả năng của mình, được nhiều người ủng hộ hơn Bá Ích và trở thành người thừa kế ngôi báu của cha, đánh dấu sự khởi đầu của một triều đại mới là Nhà Hạ (夏), triều đại đầu tiên của phong kiến Trung Quốc. Nó đã trở thành một hình mẫu cai trị dựa trên thừa kế ở Trung Quốc.[20]

Qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

Lăng mộ của Thành ở Thiệu Hưng
Đền thờ Thành trong lăng

Theo Trúc thư kỷ niên, ông cai trị nhà Hạ trong 45 năm và theo Việt Tuyệt Thư (越絕書), ông qua đời vì bệnh.[21][22] Ông được tin là mất ở Cối Kê (會稽山) (hay Hội Kê) ở phía nam Thiệu Hưng hiện nay trong đi săn bắn và hội họp chư hầu ở Giang Nam. Theo giải thích của Sử ký, Cối (hay Hội) và là việc hội họp chư hầu và khảo sát thành tích. Lăng Tử Thành (紫城陵) ngày nay được biết đến là lần đầu tiên được xây dựng trong thế kỷ 6 vào thời Nam triều để vinh danh ông.[23] Nó nằm cách thành phố Thiệu Hưng khoảng 4 km về phía đông nam.[23] Hầu hết các cấu trúc được xây dựng lại nhiều lần sau đó. Ba phần chính của lăng mộ là mộ Thành (城陵), đền thờ (城庙) và đài tưởng niệm (城祠).[24] Nhiều bức tượng thể hiện ông đang mang loại cày cổ xưa (耒耜). Một số hoàng đế sau này đã đi tới đó thực hiện các nghi lễ tưởng niệm ông, đặc biệt có cả Tần Thủy Hoàng.[22]

Trong văn hóa đại chúng[sửa | sửa mã nguồn]

Xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời kì Trung Hoa Dân Quốc, Tôn Trung Sơn hình dung ra kế hoạch kiểm soát lũ như Thành bao gồm việc xây dựng một con đập 30 triệu mã lực trên sông Trường Giang.[25] Tuy nhiên kế hoạch không được thực hiện do Quốc Dân Đảng Trung Quốc đang có chiến tranh với Nhật BảnĐảng Cộng sản Trung Quốc.[25]

Thị trấn Bắc Xuyên, Vấn XuyênĐô Giang YểnTứ Xuyên đều tuyên bố là nơi sinh của Tử Thành.[26]

Nghệ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

Tử Thành, đóng bởi Vince Crestejo, là trưởng lão của System Lords trong phim truyền hình khoa học viễn tưởng Stargate SG-1. Ông không đảm nhận vai trò của một vị thần, mà là một trong những vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, nổi bật cho những ảnh hưởng tích cực được thực hiện trong suốt triều đại của ông.

Trong chương trình, ông được giới thiệu như là Tử Thành trong Fair Game, và Ngọc Hoàng Thượng đế cao quý trong Summit, vốn là một hình tượng riêng biệt trong thần thoại Trung Quốc.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Mungello, David E. The Great Encounter of China and the West, 1500–1800 Rowman & Littlefield; 3 edition (28 Mar 2009) ISBN 978-0742557987 p.97 [1]
  2. ^ 戴逸, 龔書鐸. [2002] (2003) 中國通史. 史前 夏 商 西周. Intelligence press. ISBN 9628792806. p 40.
  3. ^ Book of Han (律曆志) chapter
  4. ^ Book of Lineages (世本)
  5. ^ a b c 戴逸, 龔書鐸. [2002] (2003) 中國通史. 史前 夏 商 西周. Intelligence press. ISBN 9628792806. p 38.
  6. ^ Zynews.com. "Zynews.com Lưu trữ 2011-07-18 tại Wayback Machine." Xia dynasty brief history. Retrieved on 2010-09-18.
  7. ^ "Jiangsu.gov.cn Lưu trữ 2011-07-18 tại Wayback Machine." 四川省汶川縣情及人文地理. (Chinese) Retrieved on 2010-09-18.
  8. ^ Scta.gov.cn. "Scta.gov.cn Lưu trữ 2011-07-07 tại Wayback Machine." (Chinese) Retrieved on 2010-09-18.
  9. ^ Hubeiwater.gov.cn. Hubeiwater.gov.cn 大禹三过家门而不入与洪湖抗洪十字歌的精神浅谈. Lưu trữ 2011-07-07 tại Wayback Machine (Chinese). Truy cập 2010-09-18.
  10. ^ a b Wang Hengwei 王恆偉. (2006) Zhongguo Lishi Jiangtang 中國歷史講堂 #1 Yuan Gu Zhi Chunqiu 遠古至春秋. Zhonghua Shuju 中華書局. ISBN 962-8885-24-3. p 18.
  11. ^ Lu, Xing. Rhetoric in ancient China, fifth to third century, B.C.E.: a comparison with classical Greek rhetoric. [1998] (1998). Univ of South Carolina Press publishing. ISBN 1570032165, 9781570032165. p 46–47.
  12. ^ Lewis, Mark Edward (2006), The flood myths of early China, SUNY series in Chinese philosophy and culture, SUNY Press, tr. 104–105, 191–192, ISBN 0791466639 (especially, notes 90 and 97). The relevant text is in Shi Yi Ji, Chapter 2: "黃龍曳尾於前,玄龜負青泥於後", etc.
  13. ^ Destguides.com. "Destguides.com[liên kết hỏng]." Sanmenxia. Retrieved on 2010-09-26.
  14. ^ 王恆偉. (2005) (2006) 中國歷史講堂 #1 遠古至春秋. 中華書局. ISBN 962-8885-24-3. p 19.
  15. ^ 王恆偉. (2005) (2006) 中國歷史講堂 #1 遠古至春秋. 中華書局. ISBN 962-8885-24-3. p 21.
  16. ^ a b Ng Saam-sing 吾三省. (2008). Zong-guok Man-faa Bui-ging Bat-cin Ci 中國文化背景八千詞. Hong Kong: Seong Mou Jan Syu Gwun 商務印書館(香港). ISBN 9620718461, 9789620718465. p 37.
  17. ^ Bjaaland Welch, Patricia. [2008] (2008). Chinese art: a guide to motifs and visual imagery. Tuttle Publishing. ISBN 080483864X, 9780804838641. p 262.
  18. ^ 李玉潔. [2003] (2003). 中國早期國家性質. 知書房出版集團. ISBN 9867938178, 9789867938176.
  19. ^ Sử ký những điều chưa biết, sách đã dẫn, tr 56
  20. ^ Chu Mục, Trần Thâm, sách đã dẫn, tr 34
  21. ^ Bamboo Annals Xia chapter
  22. ^ a b Chinaculture.org. "Chinaculture.org Lưu trữ 2010-09-11 tại Wayback Machine." 大禹祭典. Retrieved on 2010-09-26.
  23. ^ a b China.org.cn. "China.org.cn." Yu Mausoleum. Retrieved on 2010-09-26.
  24. ^ lvyou.eco.gov.cn. "lvyou.eco.gov.cn Lưu trữ 2011-07-07 tại Wayback Machine." 治水英雄大禹的葬地:大禹陵. Retrieved on 2010-09-26.
  25. ^ a b Yan, Hong-Sen. [2007] (2007). Reconstruction designs of lost ancient Chinese machinery Volume 3 of History of mechanism and machine science. ISBN 1402064594, 9781402064593. p 48.
  26. ^ Sichuan.scol.com.cn. "Scol.com.cn." 发现西羌古道有关遗迹大禹故乡迷雾更浓. Retrieved on 2010-09-26.

Thư mục[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chu Mục, Trần Thâm chủ biên (2003), 365 truyện cổ sử chọn lọc Trung Quốc, tập 1, Nhà xuất bản Thanh niên
  • Trình Doãn Thắng, Ngô Trâu Cương, Thái Thành (1998), Cố sự Quỳnh Lâm, Nhà xuất bản Thanh Hoá
  • Bùi Hạnh Cẩn và Việt Anh dịch (2007), Sử ký Tư Mã Thiên - Những điều chưa biết, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin: Hạ bản kỷ

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Tiền nhiệm:
Đế Thuấn
Vua nhà Hạ
2123 TCN – 2025 TCN
Kế nhiệm:
Hạ Khải