Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2007/06

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024
Bài viết chọn lọc
tháng 6 năm 2007
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Điện ảnh Việt Nam

Điện ảnh Việt Nam bắt đầu từ năm 1923, khi xuất hiện bộ phim đầu tiên Kim Vân Kiều do người Phápngười Việt cùng thực hiện. Trước đó, điện ảnh đã du nhập vào Việt Nam từ cuối thập niên 1890. Từ năm 1925 xuất hiện những hãng phim Việt Nam, có những bộ phim Việt Nam hợp tác với nước ngoài. Đến thời kỳ chiến tranh Việt Nam, nền điện ảnh Cách mạng ở miền Bắc với những diễn viên như Trà Giang, Thế Anh, đạo diễn Hải Ninh, Nguyễn Hồng Sến đã thực hiện những bộ phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Nổi gió, Em bé Hà Nội... Miền Nam với Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, các đạo diễn Lê Hoàng Hoa, Lê Dân, Lê Mộng Hoàng đã thực hiện Chân trời tím, Loan mắt nhung, Người tình không chân dung

Sau năm 1975, các đạo diễn Lê Hoàng Hoa, Nguyễn Hồng Sến tiếp tục thực hiện những bộ phim như Ván bài lật ngửa, Cánh đồng hoang thu hút được nhiều khán giả, giành được giải thưởng trong những liên hoan phim quốc tế. Vượt qua giai đoạn khủng hoảng của thập niên 1990, gần đây điện ảnh Việt Nam lấy lại được khán giả với những bộ phim ăn khách như Gái nhảy, Những cô gái chân dài… Một số bộ phim Việt Nam đã được khán giả nước ngoài biết tới, trong đó nhiều phim của các đạo diễn Việt kiều. Mùi đu đủ xanh của đạo diễn người Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng đã được đề cử giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất năm 1994. [ Đọc tiếp ]

Đại chiến Bắc Âu

Cuộc trả thù của quân Nga và Pyotr I tại Narva năm 1704
Cuộc trả thù của quân Nga và Pyotr I tại Narva năm 1704

Đại chiến Bắc Âu là tên các sử gia gọi cuộc chiến từ năm 1700 đến năm 1721 giữa Thụy Điển với liên minh của Nga, Đan Mạch, Sachsen (Đức) và Ba Lan; từ năm 1715 có thêm vương quốc PhổHannover (Đức). AnhHà Lan cũng can dự tuy không trực tiếp tham gia chiến đấu.

Hai nước tranh chấp chính với nhau là Nga và Thụy Điển. Trong 20 năm, hai nước liên tục chiến đấu với nhau để cuối cùng quyết định số phận của cả hai đế quốc. Trong những năm đầu, từ 1700 đến 1709, Nga ở vào thế phòng thủ trong khi chuẩn bị xây dựng tiềm lực quân sự và cải tổ. Sau trận Poltava, Nga lật ngược thế cờ, nhưng hai nước vẫn tiếp tục chiến đấu với nhau: một bên bị vướng víu trong những liên minh bất lực, bên kia muốn rửa hận và phục hồi đế quốc của mình đang tan rã. Cuối cùng Nga đã bắt buộc Thụy Điển phải ký hòa ước để chính thức chấm dứt chiến tranh.

Chủ nghĩa Marx

Karl Marx
Karl Marx

Chủ nghĩa Marx là một học thuyết xã hội về triết học, lịch sử-chính trị và kinh tế với đòi hỏi mang tính khoa học. Chủ nghĩa Marx dựa trên các tác phẩm của Karl MarxFriedrich Engels. Từ khi tập ba của tác phẩm Tư Bản được xuất bản năm 1895, những người Mác-xít đã cố gắng tích hợp các ý tưởng trong đó vào trong một phương án chuẩn xác chung phục vụ cho việc xây dựng một trật tự xã hội xã hội chủ nghĩa và/hay cộng sản chủ nghĩa.

Thuật ngữ chủ nghĩa Marx đầu tiên được những người hoạt động chính trị chống đối lại sử dụng với nghĩa xấu. Chỉ từ cuối thế kỷ 19 thuật ngữ này mới được chính những người theo chủ nghĩa Marx tiếp nhận. Chính Marx cũng đã từng nói rằng ông không phải là người Mác-xít và thích dùng khái niệm “chủ nghĩa xã hội khoa học” cho học thuyết của ông hơn. Với việc này Marx phân rõ ranh giới với các phác thảo xã hội và nhà nước khác, những cái mà ông xếp vào chủ nghĩa xã hội không tưởng hay chủ nghĩa vô chính phủ. Marx phê phán những người đi trước và cùng thời này rằng họ chỉ “mơ ước” một xã hội công bằng hướng theo các lý tưởng của cuộc Cách mạng Pháp mà không nghiên cứu một cách khoa học về các điều kiện để thực hiện nó và cũng không cố vươn đến chúng với triển vọng thành công thực tế.

Bức tường Berlin

Một phần của Bức tường Berlin ở Bethaniendamm (1986)
Một phần của Bức tường Berlin ở Bethaniendamm (1986)

Bức tường Berlin, từng được Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức gọi là “Tường thành bảo vệ chống phát xít”, là một phần của biên giới nội địa nước Đức và đã chia cắt phần Tây Berlin với phần phía đông của thành phố và với lãnh thổ của nước Cộng hòa Dân chủ Đức bao bọc chung quanh Tây Berlin từ ngày 13 tháng 8 năm 1961 đến ngày 9 tháng 11 năm 1989. Bức tường này là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của cuộc Chiến tranh Lạnh và của việc chia cắt nước Đức. Nhiều người đã bị bắn chết trong khi đang cố vượt qua bức tường được canh gác nghiêm ngặt này để sang Tây Berlin. Con số chính xác nạn nhân vẫn còn nhiều tranh cãi và dao động giữa 23 và 86.

Liên Hiệp Quốc

Cờ Liên Hiệp Quốc
Cờ Liên Hiệp Quốc

Liên Hiệp Quốc là một tổ chức quốc tế bao gồm nhiều thành viên quốc gia trên thế giới. Hầu như mọi quốc gia trên thế giới đều là thành viên của tổ chức này. Tuy được thành lập vào ngày 24 tháng 10 năm 1945 tại San Francisco, California (dựa vào Hội nghị Durbarton OaksWashington, D.C.) nhưng Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (General Assembly) đầu tiên, tham dự bởi 51 nước, không được tổ chức cho mãi đến ngày 10 tháng 1 năm 1946 (tại Nhà họp chính WestminsterLuân Đôn). Tiền thân của Liên Hiệp Quốc là Hội Quốc Liên (League of Nations), vốn là một sáng kiến của Tổng thống Hoa Kỳ Wilson sau Đệ nhất thế chiến. Dù hội đạt được một số thành tựu đáng kể trong công cuộc giải phóng phụ nữ cũng như những hoạt động nhân đạo nhưng Đệ nhị thế chiến bùng nổ và buộc Hội Quốc Liên phải giải tán. Sau Đệ nhị thế chiến, chứng kiến sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh cũng như sự cần thiết của một tổ chức quốc tế để đứng ra nhận vai trò điều phối hòa bình cũng như khắc phục kinh tế, giải quyết hậu quả chiến tranh, Liên Hiệp Quốc được thành lập. Hội viên của LHQ là tất cả những “nước yêu hoà bình”, chấp nhận bổn phận trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc và, dựa theo ý kiến của tổ chức, có khả năng đáp ứng những bổn phận đó. Đại hội đồng của LHQ sẽ chọn một thành viên mới dựa theo lời khuyên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Cho đến ngày 28 tháng 6 năm 2006, Liên Hiệp Quốc có 192 thành viên, thành viên mới nhất là Montenegro.