Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2010/Tuần 33

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài viết chọn lọc năm 2010
Tuần 32 Tuần 34
Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương; Hàng giữa: Trái Đất, sao lùn trắng Sirius B, Sao Kim (vẽ theo tỷ lệ).

Hành tinh là một thiên thể quay xung quanh một ngôi sao hay các tàn tích sao, có đủ khối lượng để nó có hình cầu do chính lực hấp dẫn của nó gây nên, có khối lượng dưới khối lượng giới hạn để có thể diễn ra phản ứng hợp hạch (phản ứng nhiệt hạch) của deuterium và đã hút sạch miền lân cận quanh nó như các vật thể nhỏ.

Chữ "hành tinh" là một chữ Hán-Việt có nghĩa là một "tinh cầu di động", không đứng yên một chỗ. Sở dĩ có tên gọi này là để phân biệt hành tinh với các ngôi sao khác trên bầu trời. Do thời xưa người Trung Hoa nhìn lên bầu trời thấy các ngôi sao và các hành tinh đều là các đốm sáng như nhau nên đều gọi là "sao" (tinh). Nhưng do các hành tinh có thể di chuyển vị trí tương đối với Trái Đất khá rõ nên nếu để ý sẽ thấy vị trí của các hành tinh này trên bầu trời qua mỗi đêm là khác nhau. Vì vậy người xưa nghĩ rằng có những ngôi sao có thể di chuyển gọi là "hành tinh" (hành là đi, di chuyển, tinh là ngôi sao), còn những ngôi sao khác có vị trí cố định gọi là "định tinh". "Hành tinh" ở các ngôn ngữ Âu châu như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, tiếng Đức... đều có nguồn gốc từ chữ planetes (Πλανήτης) của tiếng Hy Lạp. Planetes có nghĩa là "dân du mục". [ Đọc tiếp ]