Wikipedia:Thảo luận/Độ nổi bật (trung học phổ thông Việt Nam)

Trang hạn chế sửa đổi (bán khóa)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lưu ý: vì đây là thảo luận về quy định, vui lòng dùng tài khoản và kí tên khi tham gia.

Theo đề nghị của nhiều thành viên, có lẽ chúng ta lần này nên dứt điểm vấn đề liên quan đến Độ nổi bật của các trường trung học phổ thông Việt Nam. Điều này thì cá nhân tôi không thích vì chúng ta sẽ có một tiêu chuẩn riêng cho những gì liên quan đến Việt Nam. Trong khi đây là Wikipedia tiếng Việt chứ không phải Wikipedia Việt Nam. Nhưng tùy cộng đồng nếu thấy đây là cần thiết.

Theo những thảo luận đã xây dựng được trước đây (Thảo luận Wikipedia:Độ nổi bật#Độ nổi bật (trung học phổ thông Việt Nam) thì một trường đạt đủ độ nổi bật sẽ có mấy đk thế này:

  • (1) Thành lập ít nhất 50 năm.
  • (2) Là trường chuyên cấp quốc gia, tỉnh, thành phố.
  • (3) Trường đạt chuẩn quốc gia. (xem tiêu chí) Phải có ít nhất một Tiến sĩ có tên tuổi là cựu học sinh của trường mình.
  • (4) Trường thuộc tốp 10% các trường trong một tỉnh (theo xếp hạng của sở giáo dục hoặc căn cứ vào điểm thi đầu vào trong kì thi tuyển sinh của tỉnh), thuộc danh sách 100 trường có điểm thi ĐH cao nhất.
  • (5) Trường có số học sinh nhất định (tối thiểu 1000, 2000 hoặc 3000 khi BQ cái nào cao phiếu nhất sẽ chọn).
  • (6) Trường có nhận được sự chú ý của dư luận (như trường dân lập Lương Thế Vinh, Hà Nội được đấnh giá là dấu mốc của quá trình phát triển các trường dân lập).
  • (7) Trường đạt phần thưởng cấp nhà nước (Huân - huy chương Lao động, Kháng chiến)

Ngoài mấy mục này ra, từ thời điểm này đến hết 14 ngày nữa (có thể thay đổi thành 30 ngày nếu mọi người yêu cầu), mọi người sẽ cùng thảo luận để đề nghị thêm những điều kiện khác được đem ra BQ. BQ sẽ theo cách thức của Wikipedia:Biểu quyết/Quy định thành viên có quyền biểu quyết năm 2010. Mọi thành viên đủ đk bỏ phiếu sẽ có 30 ngày để BQ đồng ý hay không đồng ý cho từng mục một (trừ mục chọn số học sinh tối thiểu. Dung005 (thảo luận) 18:35, ngày 5 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ những tiêu chuẩn Dung005 nêu đã khá hợp lý. Vấn đề là ý thức của người viết, nếu bảo "Trường có nhận được sự chú ý của dư luận" mà không có nguồn thì chịu -- ClanKeytalk-butions 23:30, ngày 5 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Như vậy trách nhiệm đưa ra bằng chứng chứng minh độ nổi bật là của người viết. Nếu không chúng ta cứ mặc nhiên xem là không đủ nổi bật và độ tin cậy.-- tl(+) 05:37, ngày 6 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Các tiêu chí 1, 2, 5,6 tôi không ý kiến. Nhưng tiêu chí 4 thì dường như trùng lặp với tiêu chí 2, các tỉnh ở Việt Nam gần như có 1 trường chuyên và chắc cũng tốt nhất 1 tỉnh, 100 trường đại học có điểm thi cao nhất thì mỗi năm mỗi khác, vậy xét theo năm nào, hay chỉ cần 1 năm là đủ? Và tiêu chí 3, cái này cũng biến động vậy thì không may nó bị mất chuẩn quốc gia, lúc đó bài sẽ bị xóa sao--113.22.56.169 (thảo luận) 06:15, ngày 6 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Chuẩn quốc gia cũng như top 10% của tỉnh hay top 100 trường quốc gia chỉ cần 1 năm là đủ. Ví dụ chúng ta không lập luận ông A là chủ tịch tỉnh B, ta chỉ cho ông A có bài tại Wikipedia khi ông tại chức, đến khi ông mất chức ta xóa bài của ông A. Còn mỗi tỉnh thường chỉ có 1 trường Chuyên, điều kiện 3 cho phép các trường khác có tiếng và có thành tích nhưng không phải trường chuyên thì vẫn được đưa vào. Ví dụ (danh sách 100 trường có điểm thi đại học cao nhất năm 2007: http://vietbao.vn/Giao-duc/100-truong-THPT-co-diem-thi-DH-CD-cao-nhat/11010901/202/ Top 10 quốc gia có Dân lập Lương Thế Vinh - Hà Nội, Kim Liên - Hà Nội, Thăng Long - Hà Nội, Việt Đức - Hà Nội, chẳng nhẽ những trường nằm trong danh sách top 10 quốc gia này vì không phải trường chuyên nên đương nhiên ta không cho rằng nó đủ độ nổi bật. Dung005 (thảo luận) 07:39, ngày 6 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Mục 6 nếu khó sử dụng ta sẽ loại bỏ nó, tôi thêm mục 7 cho những trường đạt phần thưởng cấp nhà nước. Dung005 (thảo luận) 07:41, ngày 6 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Theo tôi nên để tất cả các trường THPT vào hết trong wikipedia và bỏ độ nổi bật ra khỏi tiêu chí đánh giá, thay vào đó ta biểu quyết xóa bài theo: độ dài của bài đó, tính bách khoa, và các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Như vậy với một trường mới thành lập sẽ rất khó có thể có quá 4 dòng thông tin hữu ích về trường đó, nếu người viết bài có tình cảm cá nhân thì sẽ xóa theo tính bách khoa, và cuối cùng khi người viết không có bất cứ một chú thích hay tham khảo nào về trường này bài đó cũng sẽ bị loại. Cách này cũng có thể áp dụng (tùy trường hợp) với các trường đại học.Oblivion (thảo luận) 15:40, ngày 6 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Mọi bài viết khi đưa vào Wikipedia phải thỏa mãn được yêu cầu về Độ nổi bật, không một bài nào ta bỏ độ nổi bật ra ngoài tiêu chí đánh giá được cả. Trừ khi ta đồng thuận được rằng mọi trường trung học phổ thông Việt Nam đều nghiễm nhiên đạt đủ độ nổi bật. Khi đó thì chỉ đánh giá về chất lượng bài viết. Lúc đó những ý kiến đòi xóa bài ví dụ như :"trường này không có thách tích gì cả" sẽ không có giá trị vì không cần thành tích gì cũng đã đủ độ nổi bật để tồn tại ở Wikipedia. Còn xin mọi người lưu ý là yêu cầu xóa về không đủ độ nổi bật và về chất lượng kém là hoàn toàn khác nhau. Một chủ đề đủ độ nổi bật nhưng nếu nội dung kém thì vẫn sẽ bị xóa, nhưng nó bị xóa vì chất lượng kém chứ không phải vì không đủ độ nổi bật. Còn một bài dù viết tốt đến đâu đi chăng nữa, nhưng nếu không thỏa mãn được độ nổi bật thì vẫn sẽ bị xóa. Nếu có nhiều người ủng hộ: Tiêu chí Mọi trường trung học phổ thông Việt Nam đều nghiễm nhiên đạt đủ độ nổi bật cũng sẽ được đem ra biểu quyết.Dung005 (thảo luận) 07:59, ngày 7 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Việc đánh giá độ nổi bật với một trường PTTH học bất kỳ là một việc quá khó khăn. Nếu chỉ xét mức độ số lượng người biết đến trường đó thì với thời gian tồn tại(theo tiêu chí ít nhất 30 năm) đã không thể tính nổi rồi.Oblivion (thảo luận) 09:29, ngày 7 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Tôi đồng ý với ý kiến cho bỏ qua độ nổi bật (hoặc coi tất cả các trường đều nổi bật cũng vậy). Hầu hết các trường đào tạo hàng trăm học sinh mỗi năm và thông tin về nó chắc chắn "xứng đáng được quan tâm" với những học sinh ấy, cùng với các thầy cô, cha mẹ, họ hàng của họ. Tôi nghĩ như thế là đủ nổi bật. Thêm nữa nghĩ với quy mô của Wikipedia tiếng Việt hiện nay chưa cần thiết phải đặt nặng vấn đề độ nổi bật và cũng không nên tốn thời gian và sức lực để tranh cãi về vấn đề này. --Ngocminh.oss (thảo luận) 04:46, ngày 20 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Nghĩa là ngay cả 1 trường mẫu giáo hay nhà trẻ cũng sẽ đc có mặt trên WP?-- tl(+) 04:52, ngày 20 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Hơi off-topic rồi vì đang nói về trường phổ thông. Anyway, cũng còn tuỳ vào việc có ai muốn viết bài đó hay không. Nếu có tôi mong là chúng ta hãy hoan nghênh đóng góp của họ thay vì chỉ trích họ không hiểu biết về tiêu chuẩn đưa vào. Khi chúng ta còn nhỏ thì mọi đóng góp đều đáng hoan nghênh.--Ngocminh.oss (thảo luận) 05:35, ngày 20 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
@Ngocminh.oss: Quy mô hiện nay của WIkipedia rất cần thiết để xem trọng vấn đề này, nếu không muốn biến dự án chúng ta thành nồi lẩu thập cẩm -- ClanKeytalk-butions 05:16, ngày 20 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Bạn có thể giải thích dùng thước đo nào để xác định một Wikipedia là "nồi lẩu thập cẩm" không? Quy mô chỉ bằng khoảng 1% phiên bản tiếng Anh (số liệu tháng 3 - http://stats.wikimedia.org/EN/TablesArticlesTotal.htm) thì chúng ta vẫn cần phấn đấu dài dài... Tôi nghĩ bây giờ là lúc khuyến khích người dùng đóng góp chứ không phải lúc đặt thêm các rào cản để hạn chế bài viết và giảm nhiệt tình của những người viết bài.--Ngocminh.oss (thảo luận) 05:33, ngày 20 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Vậy ý bạn là khuyến khích người dùng đóng góp bằng cách cho họ tự do viết bất cứ chủ đề nào mình thích, dù nó có nhỏ nhặt và tầm thường đến mấy? Đây không phải là rào cản, mổi wiki cần có một tiêu chí riêng để phát triển các bài viết song song với chất lượng bài viết, đừng chạy theo thành tích để nội dung hoàn toàn chẳng có ích cho cái gọi là bách khoa toàn thư. "Nhập gia tùy tục": nếu người viết đã tham gia wiki thì phải chấp nhận những quy định của wiki, tôi nghĩ trang web nào cũng thế cả thôi. -- ClanKeytalk-butions 05:49, ngày 20 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Bạn lại off topic rồi, chúng ta đang nói đến các trường trung học phổ thông chứ không phải "bất cứ chủ đề nào". Mình nghĩ bất cứ ai đã đi học đều thấy được tầm quan trọng của trường trung học phổ thông đối với cuộc đời của một con người, mình nghĩ thế là đủ rồi, không cần đặt thêm nhiều tiêu chuẩn nữa. Không nên nói bài viết về trường trung học phổ thông là "chẳng có ích gì", có thể bạn không quan tâm nhưng những người liên quan đến nó rất quan tâm, và số người đó cũng không quá ít đâu. --ngọcminh.oss (thảo luận) 05:55, ngày 20 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Tôi đang trả lời bạn và cũng trả lời thành viên Oblivion, không phải là diễn đàn đâu mà "off-topic" :D. Bạn trả lời như vậy thì xem ra cần đọc Những gì không phải là Wikipedia. OK, không bàn nữa, vì ý quyết định là của cộng đồng, không phải cá nhân bạn hay tôi -- ClanKeytalk-butions 05:59, ngày 20 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
OK, rất vui được thảo luận với bạn. Hy vọng khi khác, ở chỗ thích hợp hơn có dịp bàn luận với bạn về "diễn đàn" và "off topic" :-) --ngọcminh.oss (thảo luận) 06:11, ngày 20 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Trên thực tế, tôi cũng mong muốn vận động từng bước gỡ bỏ những quy định về độ nổi bật để cho phép cộng đồng người sử dụng có thể tạo ra nhiều nội dung hơn trên Wikipedia tiếng Việt. Chuyện WP có thành nồi thập cẩm hay không là phụ thuộc vào chất lượng bài viết và chất lượng người đóng góp nội dung chứ k phụ thuộc vào chủ đề và độ nổi bật của bài viết. Vietbio (thảo luận) 21:43, ngày 21 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Bổ sung điều 6 là: được sự chú ý tốt của dư luận, được nhiều phụ huynh, học sinh, các cơ quan thông tấn báo đài đánh giá cao vì có những sự kiện làm thay đổi cơ bản cho giáo dục trung học VN Osama Bin Lato (thảo luận) 10:58, ngày 18 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Góp ý

Thành viên kid1412hv:

Wikipedia đang hướng tới cái gì? Một từ điển bách khoa toàn thư hay là từ điển bách khoa vài thứ? Tại sao lại hạn chế đưa các trường lên wiki? Các trường học đều đã hoặc đang tồn tại, tồn tại thực sự chứ không phải là không tồn tại. Bạn học trường này và bạn muốn đưa nó lên wiki để mọi người cùng biết. Nó sẽ làm tăng tính toàn thư của Wiki.

Nếu ý kiến của tôi các bạn thấy không thỏa đáng, vậy các bạn thử ấn vào chữ "Bài viết ngẫu nhiên" của Wiki xem ra những gì. Xác xuất ấn 100 lần thì 90 lần ra các xã, phường, thị trấn,... ở mãi đâu, không thì cũng ra các chi họ thực động vật. Những cái mà nói tên tiếng Việt của nó ra cũng chả ai biết. Những bài viết về hai chủ đề này nhiều đến nỗi mà ai đã học qua môn xác suất thống kê cũng có thể hiểu được. Tôi không biết chính xác số lượng, tôi làm những phép thử xác suất và thống kê để thấy 200 ngàn bài có hơn của Wiki phần lớn là những gì. Còn chất lượng của những bài viết này như thế nào? Cụt ngủn một vài dòng và hết. Tôi nghĩ rằng nguồn gốc của những bài viết này xuất phát từ wiki tiếng Anh. Phải chăng chúng ta đang chạy theo số lượng mà bỏ quên đi chất lượng. Khoảng thời gian tăng từ 0 đến 100 ngàn bài là bao nhiêu? Còn khoảng thời gian tăng từ 100 ngàn tới 200 ngàn là bao lâu?

Xin đừng để tâm đến những thứ vặt vãnh, nhỏ nhặt như là chọn trường nào được đưa lên Wiki nữa. Các thành viên chung tay viết, hướng đến những bài viết có chất lượng. Cá nhân tôi nghĩ hơn 230 ngàn thành viên Wiki tiếng Việt, mỗi người đóng góp 1 bài viết về phường xã nơi mình sống, một bài viết về trường mình đã học cũng làm tăng lên độ phong phú cho Wiki. Tại sao các phường xã mãi Pháp thì vào được Wiki còn các trường học Việt Nam, nơi đào tạo ra chính chúng ta lại bị giới hạn?

Người ta tìm đến Wiki để biết thêm những kiến thức mới, người ta tin tưởng vào chữ "từ điển bách khoa". Sự vật tồn tại và nó đều có thể được đưa vào từ điển. Quá giới hạn Wiki sẽ đưa Wiki đến đâu? tương lai sẽ trả lời các bạn. Wiki là của ai?

  • Đồng ý với quan điểm trên, nhiều lần mình cũng rất bức xúc về bài viết ngẫu nhiên là lại xuất hiện quá nhiều làng xã ở đâu và vài chữ, hay thực - động vật chi loài chả gì biết với những hàng chữ ngắn. Thế nó lại xuất hiện còn các trường học mới tìm trên WIKI này khó mà tìm ra nổi... thảo luận quên ký tên này là của Nam thuan (thảo luận • đóng góp).
230 ngàn là con số ảo thôi, đừng tin vào nó, thực chất chưa đến 100 người đâu. Hội Phượng HoàngThảo luận 03:11, ngày 18 tháng 6 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Góp ý

Theo tôi, tiêu chuẩn (5) chưa thực sự hợp lý, trường PTTH Lam Sơn - Thanh Hóa, nhưng năm 1997, 1998, 1999 có số lượng học sinh dưới 1000, nhưng, bất kỳ giáo viên, học sinh phổ thông nào, từ Huế trở ra không thể không biết đến trường Lam Sơn!!!Better a man does it tolerable than you do it perfectly. It is his and you are to help him, not to complete for him! (thảo luận) 14:51, ngày 14 tháng 5 năm 2011 (UTC)neverwon[trả lời]


Tôi thấy ý kiến của thành viên Oblivion rất xác đáng, quan trọng là tính bách khoa và độ dài có thể của bài viết về 1 trường trung học. Tuy nhiên sẽ nảy sinh vấn đề là sẽ rất nhiều bài được viết và được đưa ra biểu quyết. Còn về một số điều kiện về độ nổi bật như ý kiến của Dung005, theo tôi nểu có áp đặt thì chỉ nên để:

  • (1) Thành lập ít nhất 20 năm (có trường mới nhưng lại có những HS xuất sắc để mọi người muốn tìm hiểu).
  • (5) Trường có số học sinh nhất định (tối thiểu 1000, 2000 hoặc 3000 khi BQ cái nào cao phiếu nhất sẽ chọn).
  • (6) Trường có nhận được sự chú ý của dư luận (như trường dân lập Lương Thế Vinh, Hà Nội được đấnh giá là dấu mốc của quá trình phát triển các trường dân lập).
  • (7) Trường đạt phần thưởng cấp nhà nước (Huy chương Lao động, Kháng chiến)

Hoặc thêm một lý do nào đó như: Trường gắn liền với một sự kiện lịch sử hoặc có thành tích nổi bật (bổ sung điều số 6). Handyhuy (thảo luận) 03:15, ngày 7 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Riêng ý kiến của tôi thì độ dài không quan trọng mà độ nổi bật là tiêu chí quan trọng nhất để xác định mục từ đó có đủ điều kiện tồn tại trên đây hay không. Chỉ cần một phần giới thiệu dạng sơ khai nhưng nói lên được những điểm nổi bật trên và có nguồn xác thực đàng hoàng thì hoàn toàn có thể giữ. Còn dài mà toàn thông tin đơn phương với nguồn chủ yếu từ phía nhà trường thì chẳng khác gì 1 prochure, không bách khoa. ~ Ultraviolet (talk2me) ~
Thành viên Handyhuy lưu ý, chúng ta đang thảo lộ một bộ tiêu chuẩn một trường chỉ cần một điều kiện trên là nghiễm nhiên đủ độ nổi bật của Wikipedia. Nếu chỉ tính bề dày lịch sử thì 20 năm là khoáng cách quá ngắn. Nếu bất kỳ trường nào chỉ cần 20 năm tồn tại mà không cần có bất kỳ thành tích gì cũng được đưa vào Wikipedia sẽ là một điều kiện rất lỏng lẻo. Thứ hai, độ nổi bật của Wikipedia không có tính kế thừa. Ví dụ: HS Ngô Bảo Châu là người xuất sắc, không có nghĩa là các ngôi trường anh ý học nghiễm nhiên đủ điều kiện để đưa vào Wikipedia, bố mẹ anh ý nghiễm nhiên có bài ở Wikipedia, các thầy dạy anh ý nghiễm nhiên có bài ở Wikipedia, các con anh ý nghiễm nhiên có bài ở Wikipedia. Dung005 (thảo luận) 08:04, ngày 7 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Quan trọng vẫn là tính bách khoa, nhiều trường không có 1 trong 7 điều kiện trên nhưng bài viết lại có tính chất tra cứu cao đối với người dùng internet thì cần giữ, trong khi đó có những trường đạt chuẩn quốc gia (chẳng hạn) thì lại nghiễm nhiên có mặt tại đây (chỉ phục vụ các vị HS trường đó). Cá nhân tôi thì vẫn thấy không nên có khung cứng mà để cộng đồng biểu quyết giữ hay bỏ. Handyhuy (thảo luận) 10:02, ngày 7 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Handyhuy có thể nêu ra một ví dụ cụ thể xem trường nào có không có 1 trong 7 điều kiện trên nhưng có tính chất tra cứu cao? Dung005 (thảo luận) 10:18, ngày 7 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Tôi không chắc, nhưng VD trường THPT Vân Tảo, Thường Tín? Chính vì vậy nên ý của tôi là "Wiki nên quy định chặt nhưng nên để mở". Chứ theo 7 quy định trên thì cứ trường nào có 1000÷3000 học sinh hoặc đạt chuẩn hoặc có 1 huân huy chương nào đó thì nghiễm nhiên có mặt (mặc dù không có gì nữa); Trong khi đó có trường nào đó không có 7 điều trên thì sẽ bị xóa ngay tức khắc, tức là không công bằng cho lắm. Handyhuy (thảo luận) 03:42, ngày 9 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Tôi đồng ý khi cho rằng cần có tiêu chí về sự nổi bật của các trường THPT. Tuy nhiên với tiêu chí (4) theo tôi chỉ nên căn cứ vào thành tích thuộc danh sách 100 trường có điểm thi ĐH cao nhất của bộ GD công bố. Tôi cho rằng nên bỏ tiêu chí (5). Tiêu chí (6) Trường có nhận được sự chú ý của dư luận (vậy dư luận chú ý như thế nào thì nó được xem như là nổi bật?). Các tiêu chí còn lại theo tôi như thế là cần thiết.--Gió Đông (thảo luận) 19:08, ngày 7 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Ý kiến như Gió Đông--British Empire (thảo luận) 19:17, ngày 7 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Lưu ý: Ở phần chuẩn quốc gia có qui định số học sinh lớn nhất là 45 lớp x 45 học sinh < 2500 học sinh.--chú tễu (thảo luận) 03:46, ngày 9 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Góp ý

Cháu đồng ý hoàn toàn với các tiêu chuẩn của bác Dung005 chỉ xin bổ sung một tiểu tiết nhỏ trong tiêu chuẩn số 2:

  • (2) Là trường chuyên hoặc có hệ thống lớp chuyên cấp quốc gia, tỉnh, thành phố.

Các trường có lớp chuyên có thể gọi nôm na là " bán chuyên", có hệ thống lớp chuyên thi tuyển và đào tạo như lớp chuyên song song với hệ thống lớp bình thường. Các trường này (phần lớp thường thì không bàn nhưng phần lớp chuyên có chất lượng đào tạo rất tốt, không thua kém các trường chuyên.

Đơn cử hai trường Gia Định và Nguyễn Thượng Hiền làm ví dụ, hai trường này thuộc diện có lớp chuyên, hoàn toàn đạt đủ các điều kiện bác Dung005đề ra và thậm chí vượt mặt các trường chuyên những năm gần đây (olympic 30/4 2011, Nguyễn Thượng Hiền hạng 3 và Gia Định hạng 4 toàn tphcm, vượt cả Trần Đại Nghĩa hạng 6)Memberofc1 (thảo luận) 02:19, ngày 10 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ về độ nổi bật, bất cứ trường phổ thông nào có một trong các tiêu chí sau đều xứng đáng có bài viết trên wikipedia

(1) Thành lập ít nhất 50 năm (ví dụ Chu Văn An, Hà Nội).

(2) Có trên 3000 học sinh

(3) Là trường chuyên cấp quốc gia, tỉnh, thành phố (ví dụ Trần Phú, Hải Phòng).

(4) Thuộc danh sách 100 trường có điểm thi đại học cao nhất trong cả 3 năm gần đây (Ví dụ Hà Nội Amsterdam).

(5) Trường được danh hiệu anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới hoặc các danh hiệu tương đương (ví dụ Trường THPT Chuyên ĐHKHTN - ĐHQGHN)

(6) Trường có cựu học sinh mang lại danh tiếng cho Việt Nam trước thế giới (ví dụ trường THCS Trương Vương với Ngô Bảo Châu).

Việc trường đạt chuẩn quốc gia không bền vững (có thể năm nay đạt chuẩn, năm sau đổi chuẩn hoặc trường xuống cấp nên không đạt...), vì vậy không thể lấy làm tiêu chí. Việc được dư luận quan tâm cũng có thể chỉ mang tính nhất thời, thậm chí có thể vì tai tiếng (ví dụ nữ sinh đánh nhau, clip nóng...)Thành viên:Henry Pei

Điều (6) không có tính khả dụng, Dung005 đã giải thích ở trên -- ClanKeytalk-butions 11:31, ngày 18 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
  • Tôi nghĩ là để thống nhất các tiêu chí để viết thì e rất khó nhưng không thể không có một số tiêu chí chung chung được hay sau. Theo tôi thì đề xuất một số tiêu chí:
  1. Trường là Trường Chuyên, Phổ Thông Năng Khiếu
  2. Trường có hơn một nghìn học sinh.
  3. Trường nằm trong danh sách 100 trường có điểm thi đại học cao của bộ giáo dục, nhiều năm liền (chẳng hạn 3 năm).
  4. Trường có bề dày lịch sử, bề dày thành tích và nhiều về dày dạy và học khác chẳng hạn
  5. Trường là các trường tư thục Quốc Tế. (hạn chế các trường tư thục trong nước)
  6. Trường là nơi có nhiều giáo viên dạy giỏi được Bộ giáo dục công nhận.
  7. ...

Thuận 10:27, ngày 14 tháng 5 năm 2011 (UTC)

  • Tôi ủng hộ quan điểm miễn là bài viết về một trường trung học phổ thông có nội dung tốt là được đưa vào wiki. Theo tôi từ điển (bách khoa) là nơi để chúng ta tra thông tin khi chúng ta cần chứ không phải là nơi đăng thông tin đã nổi bật hoặc khi thông tin đó nổi bật. Và một nhóm người tích cực tham gia đóng góp cho wiki không thể đại diện để phán xét về độ nổi bật thay cho cộng đồng người nói tiếng Việt hôm nay và mai sau. Ví dụ mươi năm nữa một người xuất hiện với tư cách ứng cử viên tổng thống:) và trong sơ yếu lý lịch có ghi học trường phổ thông trung học Ba Đình, Hà Nội và mọi người lúc đó mới vào wiki tra và những người tại thời điểm đó mới bắt đầu viết wiki thì chắc chắn không thể có một bài viết và thông tin tốt. Còn trường Ba Đình chắc chắn là có độ dầy lịch sử (tôi đã từng nhìn thấy, ngoài những thành tích khác, bảng thành tích thi học sinh giỏi quốc gia của trường) nhưng đã bị sát nhập vào trường Chu Văn An từ năm 1992 nên sẽ không thể có một mục trên wiki theo các tiêu chí nổi bật trên đây. TrungMC
Tôi lấy làm lạ khi các bài viết về các cuốn truyện tranh nước ngoài, các album nhạc của các ca sĩ chưa từng đến VN hay các bộ phim hoạt hình .v.v lại không thấy đề ra độ nổi bật trong khi thông tin về trường ở VN, công ty kinh doanh của VN thì lại đặt vào khuôn khổ. Tôi nói ra không phải vì muốn vận động để xây dựng tiêu chuẩn về độ nổi bật của các thứ kể trên mà muốn chỉ ra rằng chúng ta đang tự kìm chân chính mình. Mục đích chúng ta xây dựng WP là để cùng nhau ghi lại kho tri thức, thông tin chung bằng tiếng Việt; kho tri thức này có thể có những phần được quan tâm bởi một nhóm người có nhu cầu nhất định vào 1 thời điểm, sự kiện nhất định như TrungMC nói ở trên. Vietbio (thảo luận) 17:01, ngày 26 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Vâng, tôi cũng có phần đồng ý là các tiêu chí không nên cao quá để khuyến khích người viết nhưng cũng nên giới hạn phần nào để tránh thông tin tràn lan, không kiểm chứng được, và thêm 1 ít độ nổi nhất định để phù hợp với tiêu chí là WP không dự đoán tương lai. Nhưng phải công nhận tình hình chung là những bài về VN và chỉ có ở WP tiếng Việt hiện rất hiếm hoi. Ngay 1 ca sĩ khá nổi tiếng khi đưa vào đây cũng bị lôi ra biểu quyết đến mấy lần. Vì không có bảng xếp hạng uy tín nên ca khúc VN chỉ thấy có nhạc Trịnh. Còn những bài về thương hiệu Việt lớn thì như lá mùa thu. ~ Ultraviolet (talk2me) ~ 23:09, ngày 26 tháng 5 năm 2011 (UTC)[trả lời]

-Bạn Henry Pei rất giỏi lấy ví dụ, vậy sao bạn không tìm dẫn chứng về trường thpt có trên 3000 học sinh đi.Sao lại có thể đưa ra 1 tiêu chí vô lí như vậy được?, số lượng quá lớn thường đi kèm với chất lượng không cao.Còn về bảng xếp hạng các trường thpt có điểm thi đại học cao nhất năm 2010, chúng ta thấy rõ đứng đầu toàn là các khoa chuyên của đh quốc gia HN, đh sư phạm HN. đó khó có thể gọi là 1 trường thpt hoàn chỉnh nếu không muốn nói hình thức chỉ như 1 lớp học, với số lượng học sinh ít ỏi dự thi cùng với đầu vào được tuyển chọn khắt khe, việc có điểm tb thi đại học đứng đầu cũng là điều dễ hiểu. Vì vậy cần xem xét lại bảng xếp hạng điểm tb thi đại học, ngoài ra các bạn cũng nên tham khảo bảng xếp hạng kết quả thi hsg quốc gia- một chỉ tiêu đánh giá chất lượng học tập của các trường thpt. Bởi như các ban đã biết, thời buổi hiện nay việc thi đỗ đại học không còn là việc quá khó khăn. Duynghialhp ~ 8:00 ngày 27 tháng 5 năm 2011 (UTC)

Tôi đồng ý với ý kiến anh VietbioTrungMC. Ý kiến cá nhân tôi là Trường Trung học phổ thông nào ở Việt Nam cũng đủ điều kiện đưa vào (dễ dãi 1 tí cho cái môi trường giáo dục). Sự tồn tại của nó được quyết định bởi nó có đủ nguồn dẫn độc lập hay không (và kể cả chất lượng bài viết).
Tôi nói vậy bởi những tiêu chí trên không sớm thì muộn, các trường chưa đạt sẽ đạt ---> đợi đủ tiêu chuẩn rồi viết thì sau này cũng có bài, bây giờ không viết thì sau này cũng có người viết.
Lưu Ly (thảo luận) 08:34, ngày 6 tháng 6 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Đóng thảo luận

Đã hơn 2 tháng thảo luận và nên đóng thảo luận này và bỏ thông báo: Mời bạn đóng góp ý kiến về Độ nổi bật liên quan đến các trường trung học phổ thông Việt Nam. tại đầu trang. Lưu Ly (thảo luận) 01:45, ngày 8 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy 2 tiêu chí đầu đủ cấu thành trường nổi bật rồi, mấy cái sau khó kiểm chứng lắm mà còn cãi nhau lằng nhằng nữa. Trường chuyên với lâu đời thôi cho luôn lên wikipedia cho rồi.  A l p h a m a  Talk - Bot - Page 14:36, ngày 15 tháng 1 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Các điều hành viên, BQV nên dựa vào tiêu chuẩn được đồng ý mà giữ hoặc xóa bài. Trường hợp xóa bài, nên cho thời gian để người viết có cơ hội đưa lý do tại sao nên giữ. Để cho TV bỏ phiếu giữ hay xóa mất thời giờ lắm. DanGong (thảo luận) 14:49, ngày 15 tháng 1 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Dự thảo tiêu chí nổi bật

Một số tiêu chí dự thảo cho độ nổi bật của trường:

 A l p h a m a  Talk 08:42, ngày 23 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Cá nhân tôi thắc mắc nếu dựa vào các tiêu chí trong dự thảo này thì liệu một chủ thể đạt mấy tiêu chí thì nổi bật? Mức độ ưu tiên giữa các tiêu chí cũng không đồng đều. Nếu xếp hạng theo độ ưu tiên từ cao đến thấp thì sẽ theo nguyên tắc 4-1-2-3. Tiêu chí 2 dễ thấy nên giảm dần theo độ ưu tiên (không nên gộp chung). Tiêu chí 3 thì quá mơ hồ, vì phần lớn các trường được thành lập ít nhất 50 năm, trường chuyên cấp tỉnh trở lên đều là trường chuẩn quốc gia. Mỗi tỉnh thường có rất nhiều trường đạt chuẩn quốc gia (VD: Bạc Liêu hơn 300, Ninh Bình 437, Thanh Hoá 1400, Hà Nội 1458). Các tiêu chí cần được mở rộng và đi sâu vào chi tiết hơn.  ℳ𝒶𝒹𝒶𝓂 𝒟𝓇𝒶𝓂𝒶  09:04, ngày 8 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]