Giải vô địch bóng đá thế giới 1990

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ World Cup 1990)
Giải vô địch bóng đá thế giới 1990
1990 Football World Cup - Italy
Coppa del Mondo FIFA Italia '90
Biểu trưng chính thức
Chi tiết giải đấu
Nước chủ nhàÝ
Thời gian8 tháng 6 – 8 tháng 7
Số đội24 (từ 5 liên đoàn)
Địa điểm thi đấu12 (tại 12 thành phố chủ nhà)
Vị trí chung cuộc
Vô địch Tây Đức (lần thứ 3)
Á quân Argentina
Hạng ba Ý
Hạng tư Anh
Thống kê giải đấu
Số trận đấu52
Số bàn thắng115 (2,21 bàn/trận)
Số khán giả2.516.215 (48.389 khán giả/trận)
Vua phá lướiÝ Salvatore Schillaci (6 bàn)
Cầu thủ
xuất sắc nhất
Ý Salvatore Schillaci
Cầu thủ trẻ
xuất sắc nhất
Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư Robert Prosinecki
Thủ môn
xuất sắc nhất
Argentina Sergio Goycochea
Costa Rica Luis Gabelo Conejo
Đội đoạt giải
phong cách
 Anh
1986
1994

Giải vô địch bóng đá thế giới 1990 (tên chính thức là 1990 Football World Cup - Italy, tên gọi ngắn gọn: Italia '90) là giải vô địch bóng đá thế giới lần thứ 14, diễn ra từ ngày 8 tháng 6 đến ngày 8 tháng 7 năm 1990 tại Ý. Đây là lần thứ hai Ý đăng cai giải đấu này (lần trước là vào năm 1934) trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới (sau México) và quốc gia đầu tiên của châu Âu 2 lần đăng cai giải đấu.

Bài hát chính thức của giải đấu là "Un'estate italiana (To Be Number One)" của nhạc sĩ Giorgio Moroder, do hai ca sĩ Gianna Nannini và Edoardo Bennato thể hiện.

Linh vật chính thức của giải đấu là Ciao, cầu thủ hình cây gậy, với đầu là trái banh và thân là lá cờ tam tài của Ý. Biểu tượng được đặt tên theo câu chào của người Ý.

Sau 52 trận đấu, Tây Đức lần thứ 3 đoạt chức vô địch thế giới. Đây là giải đấu cuối cùng có sự góp mặt của một đội tuyển đến từ Tây Đức, với việc đất nước được thống nhất với Đông Đức vài tháng sau đó, cũng như các đội tuyển Liên XôTiệp Khắc trước khi Chiến tranh Lạnh kết thúc năm 1991. Costa Rica, IrelandUAE lần đầu tiên góp mặt trong vòng chung kết.

World Cup 1990 được coi là một trong những kỳ World Cup nghèo nàn nhất về mặt chuyên môn[1][2][3][4] với trung bình 2,2 bàn thắng mỗi trận - mức thấp kỷ lục cho đến nay[5] - và kỷ lục 16 thẻ đỏ, bao gồm cả thẻ đỏ đầu tiên trong một trận chung kết. Chiến thuật phòng ngự quá chặt chẽ đã dẫn đến sự ra đời của quy tắc chuyền ngược vào năm 1992 và ba điểm cho một chiến thắng thay vì hai, nhằm khuyến khích lối chơi tấn công, làm tăng sự quan tâm của khán giả đối với môn thể thao này.

World Cup 1990 trở thành một trong những sự kiện được theo dõi nhiều nhất trong lịch sử truyền hình, ước tính thu về 26,69 tỷ lượt người xem trong suốt giải đấu.[6] Đây cũng là kỳ World Cup đầu tiên có các trận đấu được ghi hình và phát sóng chính thức theo định dạng HDTV, với sự phối hợp giữa hai đài truyền hình RAI của Ý và NHK của Nhật Bản.[7]

Vòng loại[sửa | sửa mã nguồn]

114 đội bóng tham dự vòng loại và được chia theo sáu châu lục để chọn ra 22 đội vào vòng chung kết cùng với nước chủ nhà Ý và đội đương kim vô địch thế giới Argentina.

Các đội tuyển vượt qua vòng loại[sửa | sửa mã nguồn]

Các sân vận động[sửa | sửa mã nguồn]

Milano Roma Torino Napoli
San Siro Sân vận động Olimpico Sân vận động Alpi Sân vận động San Paolo
45°28′40,89″B 9°7′27,14″Đ / 45,46667°B 9,11667°Đ / 45.46667; 9.11667 (San Siro) 41°56′1,99″B 12°27′17,23″Đ / 41,93333°B 12,45°Đ / 41.93333; 12.45000 (Stadio Olimpico) 45°06′34,42″B 7°38′28,54″Đ / 45,1°B 7,63333°Đ / 45.10000; 7.63333 (Stadio delle Alpi) 40°49′40,68″B 14°11′34,83″Đ / 40,81667°B 14,18333°Đ / 40.81667; 14.18333 (Stadio San Paolo)
Sức chứa: 74.559[8][9] Sức chứa: 73.603[8][9] Sức chứa: 62.628[8][9] Sức chứa: 59.978[8][9]
Bari Firenze
Sân vận động San Nicola Sân vận động Thành phố
41°5′5,05″B 16°50′24,26″Đ / 41,08333°B 16,83333°Đ / 41.08333; 16.83333 (Stadio San Nicola) 43°46′50,96″B 11°16′56,13″Đ / 43,76667°B 11,26667°Đ / 43.76667; 11.26667 (Stadio Artemio Franchi)
Sức chứa: 51.426[8][9] Sức chứa: 38.971[8][9]
Verona Udine
Sân vận động Marc'Antonio Bentegodi Sân vận động Friuli
45°26′7,28″B 10°58′7,13″Đ / 45,43333°B 10,96667°Đ / 45.43333; 10.96667 (Stadio Marc'Antonio Bentegodi) 46°4′53,77″B 13°12′0,49″Đ / 46,06667°B 13,2°Đ / 46.06667; 13.20000 (Stadio Friuli)
Sức chứa: 35.950[8][9] Sức chứa: 35.713[8][9]
Cagliari Bologna Palermo Genova
Sân vận động Sant'Elia Sân vận động Renato Dall'Ara Sân vận động La Favorita Sân vận động Luigi Ferraris
39°11′57,82″B 9°8′5,83″Đ / 39,18333°B 9,13333°Đ / 39.18333; 9.13333 (Stadio Sant'Elia) 44°29′32,33″B 11°18′34,8″Đ / 44,48333°B 11,3°Đ / 44.48333; 11.30000 (Stadio Renato Dall'Ara) 38°9′9,96″B 13°20′32,19″Đ / 38,15°B 13,33333°Đ / 38.15000; 13.33333 (Stadio Renzo Barbera) 44°24′59,15″B 8°57′8,74″Đ / 44,4°B 8,95°Đ / 44.40000; 8.95000 (Stadio Luigi Ferraris)
Sức chứa: 35.238[8][9] Sức chứa: 34.520[8][9] Sức chứa: 33.288[8][9] Sức chứa: 31.823[8][9]

Đội hình[sửa | sửa mã nguồn]

Trọng tài[sửa | sửa mã nguồn]

41 trọng tài đến từ 34 quốc gia tham gia điều khiển các trận đấu của giải vô địch bóng đá thế giới 1990.

Phân nhóm[sửa | sửa mã nguồn]

Hạt giống Nhóm 1[10] Nhóm 2[10] Nhóm 3[10]

 Ý (1st)
 Argentina (2nd)
 Brasil (3rd)
 Tây Đức (4th)
 Bỉ (5th)
 Anh (6th)

 Cameroon
 Costa Rica
 Ai Cập
 Hàn Quốc
 UAE
 Hoa Kỳ

 Colombia
 Tiệp Khắc
 Cộng hòa Ireland
 România
 Thụy Điển
 Uruguay

 Áo
 Hà Lan
 Scotland
 Tây Ban Nha
 Liên Xô
 Nam Tư

Vòng bảng[sửa | sửa mã nguồn]

Giờ thi đấu tính theo giờ Trung Âu (UTC+2).

Bảng A[sửa | sửa mã nguồn]

Đội Tr T H B BT BB HS Đ
 Ý 3 3 0 0 4 0 +4 6
 Tiệp Khắc 3 2 0 1 6 3 +3 4
 Áo 3 1 0 2 2 3 −1 2
 Hoa Kỳ 3 0 0 3 2 8 −6 0
9 tháng 6 năm 1990
Ý  1 - 0  Áo Sân vận động Olimpico, Roma
10 tháng 6 năm 1990
Hoa Kỳ  1 - 5  Tiệp Khắc Sân vận động Comunale, Firenze
14 tháng 6 năm 1990
Ý  1 - 0  Hoa Kỳ Sân vận động Olimpico, Roma
15 tháng 6 năm 1990
Áo  0 - 1  Tiệp Khắc Sân vận động Comunale, Firenze
19 tháng 6 năm 1990
Ý  2 - 0  Tiệp Khắc Sân vận động Olimpico, Roma
Áo  2 - 1  Hoa Kỳ Sân vận động Comunale, Firenze

Bảng B[sửa | sửa mã nguồn]

Đội Tr T H B BT BB HS Đ
 Cameroon 3 2 0 1 3 5 −2 4
 România 3 1 1 1 4 3 +1 3
 Argentina 3 1 1 1 3 2 +1 3
 Liên Xô 3 1 0 2 4 4 0 2
8 tháng 6 năm 1990
Argentina  0 - 1  Cameroon San Siro, Milano
9 tháng 6 năm 1990
Liên Xô  0 - 2  România Sân vận động San Nicola, Bari
13 tháng 6 năm 1990
Argentina  2 - 0  Liên Xô Sân vận động San Paolo, Napoli
14 tháng 6 năm 1990
Cameroon  2 - 1  România Sân vận động San Nicola, Bari
18 tháng 6 năm 1990
Argentina  1 - 1  România Sân vận động San Paolo, Napoli
Cameroon  0 - 4  Liên Xô Sân vận động San Nicola, Bari

Bảng C[sửa | sửa mã nguồn]

Đội Tr T H B BT BB HS Đ
 Brasil 3 3 0 0 4 1 +3 6
 Costa Rica 3 2 0 1 3 2 +1 4
 Scotland 3 1 0 2 2 3 −1 2
 Thụy Điển 3 0 0 3 3 6 −3 0
10 tháng 6 năm 1990
Brasil  2 - 1  Thụy Điển Sân vận động Alpi, Torino
11 tháng 6 năm 1990
Costa Rica  1 - 0  Scotland Sân vận động Luigi Ferraris, Genova
16 tháng 6 năm 1990
Brasil  1 - 0  Costa Rica Sân vận động Alpi, Torino
Thụy Điển  1 - 2  Scotland Sân vận động Luigi Ferraris, Genova
20 tháng 6 năm 1990
Brasil  1 - 0  Scotland Sân vận động Alpi, Torino
Thụy Điển  1 - 2  Costa Rica Sân vận động Luigi Ferraris, Genova

Bảng D[sửa | sửa mã nguồn]

Đội Tr T H B BT BB HS Đ
 Tây Đức 3 2 1 0 10 3 +7 5
 Nam Tư 3 2 0 1 6 5 +1 4
 Colombia 3 1 1 1 3 2 +1 3
 UAE 3 0 0 3 2 11 −9 0
9 tháng 6 năm 1990
UAE  0 - 2  Colombia Sân vận động Renato Dall'Ara, Bologna
10 tháng 6 năm 1990
Tây Đức  4 - 1  Nam Tư San Siro, Milano
14 tháng 6 năm 1990
Nam Tư  1 - 0  Colombia Sân vận động Renato Dall'Ara, Bologna
15 tháng 6 năm 1990
Tây Đức  5 - 1  UAE San Siro, Milano
19 tháng 6 năm 1990
Tây Đức  1 - 1  Colombia San Siro, Milano
Nam Tư  4 - 1  UAE Sân vận động Renato Dall'Ara, Bologna

Bảng E[sửa | sửa mã nguồn]

Đội Tr T H B BT BB HS Đ
 Tây Ban Nha 3 2 1 0 5 2 +3 5
 Bỉ 3 2 0 1 6 3 +3 4
 Uruguay 3 1 1 1 2 3 −1 3
 Hàn Quốc 3 0 0 3 1 6 −5 0
12 tháng 6 năm 1990
Bỉ  2 - 0  Hàn Quốc Sân vận động Marc'Antonio Bentegodi, Verona
13 tháng 6 năm 1990
Uruguay  0 - 0  Tây Ban Nha Sân vận động Friuli, Udine
17 tháng 6 năm 1990
Bỉ  3 - 1  Uruguay Sân vận động Marc'Antonio Bentegodi, Verona
Hàn Quốc  1 - 3  Tây Ban Nha Sân vận động Friuli, Udine
21 tháng 6 năm 1990
Bỉ  1 - 2  Tây Ban Nha Sân vận động Marc'Antonio Bentegodi, Verona
Hàn Quốc  0 - 1  Uruguay Sân vận động Friuli, Udine

Bảng F[sửa | sửa mã nguồn]

Đội Tr T H B BT BB HS Đ
 Anh 3 1 2 0 2 1 +1 4
 Cộng hòa Ireland 3 0 3 0 2 2 0 3
 Hà Lan 3 0 3 0 2 2 0 3
 Ai Cập 3 0 2 1 1 2 −1 2
11 tháng 6 năm 1990
Anh  1 - 1  Cộng hòa Ireland Sân vận động Sant'Elia, Cagliari
12 tháng 6 năm 1990
Hà Lan  1 - 1  Ai Cập Sân vận động La Favorita, Palermo
16 tháng 6 năm 1990
Anh  0 - 0  Hà Lan Sân vận động Sant'Elia, Cagliari
17 tháng 6 năm 1990
Cộng hòa Ireland  0 - 0  Ai Cập Sân vận động La Favorita, Palermo
21 tháng 6 năm 1990
Anh  1 - 0  Ai Cập Sân vận động Sant'Elia, Cagliari
Cộng hòa Ireland  1 - 1  Hà Lan Sân vận động La Favorita, Palermo

Thứ tự các đội xếp thứ ba[sửa | sửa mã nguồn]

Bảng Đội Tr T H B BT BB HS Đ
B  Argentina 3 1 1 1 3 2 +1 3
D  Colombia
E  Uruguay 2 3 −1
F  Hà Lan 0 3 0 2 2 0
A  Áo 3 1 0 2 2 3 −1 2
C  Scotland

Vòng đấu loại trực tiếp[sửa | sửa mã nguồn]

 
Round of 16Tứ kếtBán kếtChung kết
 
              
 
24 tháng 6 – Torino
 
 
 Brasil0
 
30 tháng 6 – Firenze
 
 Argentina1
 
 Argentina (p)0 (3)
 
26 tháng 6 – Verona
 
 Nam Tư0 (2)
 
 Tây Ban Nha1
 
3 tháng 7 – Napoli
 
 Nam Tư (h.p.)2
 
 Argentina (p)1 (4)
 
25 tháng 6 – Genova
 
 Ý1 (3)
 
 Cộng hòa Ireland (p)0 (5)
 
30 tháng 6 – Roma
 
 România0 (4)
 
 Cộng hòa Ireland0
 
25 tháng 6 – Roma
 
 Ý1
 
 Ý2
 
8 tháng 7 – Roma
 
 Uruguay0
 
 Argentina0
 
23 tháng 6 – Bari
 
 Tây Đức1
 
 Tiệp Khắc4
 
1 tháng 7 – Milano
 
 Costa Rica1
 
 Tiệp Khắc0
 
24 tháng 6 – Milano
 
 Tây Đức1
 
 Tây Đức2
 
4 tháng 7 – Torino
 
 Hà Lan1
 
 Tây Đức (p)1 (4)
 
23 tháng 6 – Napoli
 
 Anh1 (3) Tranh hạng ba
 
 Cameroon (h.p.)2
 
1 tháng 7 – Napoli7 tháng 7 – Bari
 
 Colombia1
 
 Cameroon 2 Ý2
 
26 tháng 6 – Bologna
 
 Anh (h.p.)3  Anh1
 
 Anh (h.p.)1
 
 
 Bỉ0
 

Vòng 16 đội[sửa | sửa mã nguồn]

Cameroon 2 - 1 (s.h.p.) Colombia
Milla  106'109' Chi tiết Redín  115'
Khán giả: 50.026
Trọng tài: Tullio Lanese (Ý)

Tiệp Khắc 4 - 1 Costa Rica
Skuhravý  12'63'82'
Kubík  75'
Report González  54'

Brasil 0 - 1 Argentina
Report Caniggia  80'
Khán giả: 61.381
Trọng tài: Joël Quiniou (Pháp)

Tây Đức 2 - 1 Hà Lan
Klinsmann  51'
Brehme  82'
Report R. Koeman  89' (ph.đ.)
Khán giả: 74.559


Ý 2 - 0 Uruguay
Schillaci  65'
Serena  83'
Chi tiết
Khán giả: 73.303
Trọng tài: George Courtney (Anh)

Tây Ban Nha 1 - 2 (s.h.p.) Nam Tư
Salinas  83' Chi tiết Stojković  78'92'

Anh 1 - 0 (s.h.p.) Bỉ
Platt  119' Chi tiết

Tứ kết[sửa | sửa mã nguồn]


Cộng hòa Ireland 0 - 1 Ý
Chi tiết Schillaci  38'

Tiệp Khắc 0 - 1 Tây Đức
Chi tiết Matthäus  25' (ph.đ.)
Khán giả: 73.347
Trọng tài: Helmut Kohl (Áo)

Cameroon 2 - 3 (s.h.p.) Anh
Kundé  61' (ph.đ.)
Ekéké  65'
Chi tiết Platt  25'
Lineker  83' (ph.đ.)105' (ph.đ.)
Khán giả: 55.205
Trọng tài: Edgardo Codesal (Mexico)

Bán kết[sửa | sửa mã nguồn]


Tranh hạng ba[sửa | sửa mã nguồn]

Ý 2 - 1 Anh
Baggio  71'
Schillaci  86' (ph.đ.)
Chi tiết Platt  81'
Khán giả: 51.426
Trọng tài: Joël Quiniou (Pháp)

Chung kết[sửa | sửa mã nguồn]

Argentina 0 - 1 Tây Đức
Chi tiết Brehme  85' (ph.đ.)
Khán giả: 73.603
Trọng tài: Edgardo Codesal (Mexico)

Vô địch[sửa | sửa mã nguồn]

Vô địch World Cup 1990

Tây Đức
Lần thứ ba

Danh sách cầu thủ ghi bàn[sửa | sửa mã nguồn]

6 bàn
2 bàn
1 bàn

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Chiếc giày vàng Quả bóng vàng Cầu thủ trẻ xuất sắc Đội tuyển chơi đẹp
Ý Salvatore Schillaci Ý Salvatore Schillaci Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư Robert Prosinečki  Anh

Đội hình toàn sao[sửa | sửa mã nguồn]

Thủ môn Hậu vệ Tiền vệ Tiền đạo

Bảng xếp hạng giải đấu[sửa | sửa mã nguồn]

XH Đội Bg Tr T H B BT BB HS Đ.
1  Tây Đức D 7 5 2 0 15 5 +10 12
2  Argentina B 7 2 3 2 5 4 +1 7
3  Ý A 7 6 1 0 10 2 +8 13
4  Anh F 7 3 3 1 8 6 +2 9
Bị loại ở tứ kết
5  Nam Tư D 5 3 1 1 8 6 +2 7
6  Tiệp Khắc A 5 3 0 2 10 5 +5 6
7  Cameroon B 5 3 0 2 7 9 -2 6
8  Cộng hòa Ireland F 5 0 4 1 2 3 −1 4
Bị loại ở vòng 16 đội
9  Brasil C 4 3 0 1 4 2 +2 6
10  Tây Ban Nha E 4 2 1 1 6 4 +2 5
11  Bỉ E 4 2 0 2 6 4 +2 4
12  România B 4 1 2 1 4 3 +1 4
13  Costa Rica C 4 2 0 2 4 6 −2 4
14  Colombia D 4 1 1 2 4 4 0 3
15  Hà Lan F 4 0 3 1 3 4 −1 3
16  Uruguay E 4 1 1 2 2 5 −3 3
Bị loại ở vòng bảng
17  Liên Xô B 3 1 0 2 4 4 0 2
18  Áo A 3 1 0 2 2 3 −1 2
19  Scotland C 3 1 0 2 2 3 −1 2
20  Ai Cập F 3 0 2 1 1 2 −1 2
21  Thụy Điển C 3 0 0 3 3 6 −3 0
22  Hàn Quốc E 3 0 0 3 1 6 −5 0
23  Hoa Kỳ A 3 0 0 3 2 8 −6 0
24  UAE D 3 0 0 3 2 11 −9 0

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Italy 1990”. BBC Sport. 17 tháng 4 năm 2002. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2010.
  2. ^ “World Cup 1990”. ESPN Soccernet. 9 tháng 11 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2010.
  3. ^ Glanville, Brian (2005). The Story of the World Cup. Faber. ISBN 0-571-22944-1.
  4. ^ Freddi, Cris (2006). Complete Book of the World Cup. HarperSport. ISBN 978-0-00-722916-1.
  5. ^ “FIFA World Cup Record – Organisation”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2012.
  6. ^ “World Cup and Television” (PDF). FIFA. 2006. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2007.
  7. ^ “L'Alta Definizione a Torino 1986 – 2006 di Marzio Barbero e Natasha Shpuza”. Crit.rai.it. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2012.
  8. ^ a b c d e f g h i j k l “WM 1990 Sonderheft”. Kicker (bằng tiếng Đức). May–June 1990. tr. 185.
  9. ^ a b c d e f g h i j k l “World Cup '90: The Complete Collection”. Orbis.
  10. ^ a b c “The Times guide to the draw for the World Cup finals”. The Times. London. ngày 9 tháng 12 năm 1989. tr. 51.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]