Xuân Quan

Xuân Quan
Xã Xuân Quan
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhHưng Yên
HuyệnVăn Giang
Địa lý
Tọa độ: 20°57′46″B 105°54′53″Đ / 20,96278°B 105,91472°Đ / 20.96278; 105.91472
Xuân Quan trên bản đồ Việt Nam
Xuân Quan
Xuân Quan
Vị trí xã Xuân Quan trên bản đồ Việt Nam
Diện tích5,31 km²[1]
Dân số (2019)
Tổng cộng15.853 người[1]
Mật độ2.975 người/km²
Khác
Mã hành chính12022[2]

Xuân Quan là một thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Xuân Quan nằm ở phía tây bắc huyện Văn Giang, có vị trí địa lý:

Xã Xuân Quan có diện tích 5,31 km², dân số năm 2019 là 15.813 người[1], mật độ dân số đạt 2.975 người/km².

Xã có cống Xuân Quan là nơi điều tiết nước phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp ở một phần các tỉnh như: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và thành phố Hà Nội.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Xuân Quan được chia thành 10 thôn: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.[3]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây, Xuân Quan là một xã thuộc huyện Châu Giang cũ.

Ngày 24 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 60/1999/NĐ-CP[4] về việc chia huyện Châu Giang thành 2 huyện Khoái Châu và Văn Giang. Xã Xuân Quan trực thuộc huyện Văn Giang.

Ngày 6 tháng 12 năm 2019, Hội đồng Nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành Nghị quyết 246/NQ-HĐND[5] về việc:

  • Sáp nhập thôn 6 vào thôn 5
  • Sáp nhập thôn 11 và thôn 12 thành thôn 10
  • Đổi tên thôn 7 thành thôn 6
  • Đổi tên thôn 8 thành thôn 7
  • Đổi tên thôn 9 thành thôn 8
  • Đổi tên thôn 10 thành thôn 9.

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây Xuân Quan có thế mạnh về nghề làm gốm. Nghề làm gốm, nghề phụ các lò gốm, làm thuê ở các lò gốm cùng với trồng rau màu, dưa cải là chính. Sau này nghề gốm ít việc số hộ làm giảm dần chỉ còn vài chục hộ thì nghề trồng hoa, cây cảnh, rau sạch lại phát triển mạnh. Nghề trồng hoa tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn về chiều sâu, diện tích cũng được mở rộng thêm với các loại hoa cao cấp, cây cảnh, cây thế, bonsai, cây phục vụ chơi tết. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp hơn khi một phần diện tích đất của xã phục vụ quá trình đô thị hóa xây khu đô thị. Tuy nhiên một số hộ vẫn mở mang diện tích trồng hoa, cây cảnh, rau sạch... bằng hình thức đi thuê đất ruộng ở các địa phương khác để bám nghề cho khá nhiều lợi nhuận và làm giàu cho người dân ở xã. Bộ mặt nông thôn khởi sắc từ những năm cuối thập niên 2000 một số xóm trong xã đã mang dáng dấp của một khu phố. Ngày nay có thêm khu đô thị Ecopark bộ mặt xã Xuân Quan càng thêm hiện đại, sạch, xanh.

Văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Di tích[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Xuân Quan là nơi Triệu Đà cho xây điện Long Hưng. Triệu Đà tức Triệu Vũ Đế khi mất được người dân ở đây phong thánh và lập đình thờ cùng với Thành hoàng. Đây là di tích cấp quốc gia đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận.

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Các tuyến, hệ thống giao thông quan trọng ở xã Xuân Quan:

  • Tỉnh lộ 195: từ cống Xuân Quan đi tới đê Long Biên, cầu Long Biên
  • Tỉnh lộ 378: đường đê từ cống Xuân Quan đi các xã, huyện của tỉnh Hưng Yên giáp đê sông Hồngsông Luộc
  • Tỉnh lộ 379: nối đường 1A mới tức vành đai 3 (tại xã Đông Dư, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) với quốc lộ 39 (tại xã Dân Tiến, huyện Khoái Châu).
  • Hệ thống xe buýt: tuyến 47B.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c Niên giám thống kê năm 2019 các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Hưng Yên. “Dân số đến 31 tháng 12 năm 2019 - tỉnh Hưng Yên”. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2020.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “HĐND tỉnh Hưng Yên xem xét thông qua Nghị quyết 246/NQ-HĐND việc sáp nhập 34 thôn để thành lập 17 thôn mới và đổi tên 5 thôn của 5 xã thuộc các huyện Kim Động, Văn Giang và Văn Lâm”. Trang thông tin điện tử Ban Dân Vận tỉnh ủy Hưng Yên. 5 tháng 12 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2021.
  4. ^ “Nghị định 60/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính và chia các huyện Mỹ Văn và Châu Giang để tái lập các huyện : Mỹ Hào, Văn Lâm, Yên Mỹ, Khoái Châu và Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”. Thư viện pháp luật. 24 tháng 7 năm 1999.
  5. ^ “Nghị quyết 246/NQ-HĐND việc sáp nhập 34 thôn để thành lập 17 thôn mới và đổi tên 5 thôn của 5 xã thuộc các huyện Kim Động, Văn Giang và Văn Lâm thuộc tỉnh Hưng Yên”. Thư viện pháp luật. 6 tháng 12 năm 2019.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]