Xuôi ngược đường trần

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Xuôi ngược đường trần
Áp phích phim
Kịch bảnLinh Nga
Nguyễn Khải Hưng
Đạo diễnLinh Nga
Nguyễn Anh Tuấn
Diễn viên
  • Linh Nga
  • Mai Ngọc Căn
  • Thế Tục
  • Kim Xuyến
  • Hoàng Công
  • Nguyễn Duy Linh
Nhạc phimĐặng Hữu Phúc
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữtiếng Việt
Sản xuất
Nhà sản xuấtTrung tâm Phim truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam
Kỹ thuật quay phimLê Mạnh
Thời lượng72 phút x 3 tập

Xuôi ngược đường trần (tiếng Anh: Up And Down The Dust Way) là bộ phim truyền hình được thực hiện bởi Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam do Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Linh Nga làm đạo diễn. Linh Nga viết kịch bản, đạo diễn và đóng vai chính. Nguyễn Khải Hưng là nhà đồng kịch bản của phim. Ngoài ra Xuôi ngược đường trần còn có sự tham dự của nhiều nghệ sĩ và đông đảo quần chúng. [1] Phim được giới thiệu lần đầu vào ngày 21 tháng 2 năm 2002 tại Đại hội Điện ảnh Việt Nam quốc tế tổ chức ở Hà Nội.[cần dẫn nguồn]

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Lấy bối cảnh thập niên 1990 ở Việt Nam khi đất nước đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, và còn những phức tạp về chính trị thời hậu chiến, Xuôi ngược đường trần xoay quanh cuộc đời Liên - một cô gái có nhiều ước mơ, hoài bão về một cuộc sống hạnh phúc và bình yên, nhưng thực tế lại vô cùng khắc nghiệt. Mẹ cô mất sớm, cha cô đi bước nữa với một người đàn bà độc ác. Người mẹ kế luôn đày đọa Liên và tìm cách bán Liên cho một gã ma cô. Đau đớn trước tình cảnh cha bệnh tật, em còn nhỏ, cuộc sống đầy khó khăn, Liên tìm cách bỏ trốn khi dì ghẻ ép cô phải cưới chồng. Trong bước đường cùng, Liên gặp sư thầy. Dưới sự giảng giải của sư thầy, Liên tìm lại niềm tin trong cuộc sống và thấm nhuần chân lý đạo Phật: "Chữ Nhẫn sẽ giúp con vượt qua bể khổ".

Diễn viên[sửa | sửa mã nguồn]

  • Linh Nga trong vai Liên[2]
  • Thế Tục trong vai Sư cụ
  • Kim Xuyến trong vai Người mẹ kế
  • Hoàng Công trong vai Thắng
  • Mai Ngọc Căn trong vai Ông Tiếng
  • Hùng Bống trong vai Hùng
  • Nguyễn Duy Linh trong vai Hưng
  • Ngọc Dung trong vai Tuyết
  • Lê Hiếu trong vai Báu
  • Thu Hà trong vai Lan
  • Tâm Cường trong vai Sư Khơ-me
  • Lê Văn trong vai Pháp Quang
  • Ngọc Tản trong vai Mẹ Thắng
  • Mai Phương trong vai Xuyến "Béo"
  • Đức Anh trong vai Na
  • Nam Cường trong vai Ông Phát
  • Mai Hạnh trong vai Trụ trì chùa Khơ-me

Và một số diễn viên khác...

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Quá trình tuyển chọn diễn viên và ghi hình bộ phim Xuôi ngược đường trần diễn ra trong 70 ngày, khi mà ngành điện ảnh Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Đã có hơn hàng trăm diễn viên quần chúng và các vai diễn khách mời tham gia buổi tuyển vai của phim. Đoàn phim đã gặp rất nhiều khó khăn khác nhau, như có người trong đoàn làm phim bị ốm, bị thương, chi phí cũng vì đó mà gấp lên, cùng với cái nhìn thiếu thiện cảm của mọi người đối với Linh Nga khi cô chỉ mới 20 tuổi mà lại nắm vai trò là một nữ biên kịch, đạo diễn. Một điều khó khăn nữa trong quá trình làm phim đó là đoàn làm phim phải đi khắp đất tỉnh để ghi hình những cảnh quay tại những ngôi chùa ở Sóc Trăng.[3]

Chủ đề[sửa | sửa mã nguồn]

Xuôi ngược đường trần đã nói lên được tiếng nói của phụ nữ Việt Nam. Bộ phim giúp họ được chia sẻ, thấu hiểu, cũng như nói lên những quan điểm, trải lòng và vị trí của người phụ nữ Việt Nam trong lối sống truyền thống Việt Nam. Và điều quan trọng nhất, bộ phim chính là câu trả lời sâu sắc và đầy đủ nhất cho câu hỏi: "Làm sao để có thể vượt qua được những khó khăn thử thách trong cuộc đời?"[2]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Giải thưởng Hạng mục (Người) đề cử Kết quả Tham khảo
2001 Đại hội Điện ảnh Việt Nam quốc tế Phim truyện xuất sắc nhất Đoạt giải [4]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Người trong cuộc nói về "Xuôi ngược đường trần". VnExpress. 25 tháng 4 năm 2020.
  2. ^ a b “Linh Nga luôn học cách nhẫn nại với chính bản thân”. VnExpress. 7 tháng 1 năm 2006.
  3. ^ “Linh Nga: 'Đứng dậy' từ gầm một chiếc xe tải”. Zing News. 24 tháng 4 năm 2010.
  4. ^ “Meet Lina Linh Nga of 9669films in Orange County”. VoyageLA. 24 tháng 7 năm 2017.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]