Yên Cường, Bắc Mê

Yên Cường
Xã Yên Cường
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhHà Giang
HuyệnBắc Mê
Địa lý
Tọa độ: 22°41′08″B 105°21′58″Đ / 22,68555556°B 105,3661111°Đ / 22.68555556; 105.3661111
Yên Cường trên bản đồ Việt Nam
Yên Cường
Yên Cường
Vị trí xã Yên Cường trên bản đồ Việt Nam
Diện tích90,88 km²
Dân số (2021)
Tổng cộng7.284 người[1]
Mật độ80 người/km²
Khác
Mã hành chính01006[2]
Websitexyencuong.hagiang.gov.vn

Yên Cường là một thuộc huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Yên Cường là xã vùng sâu, vùng xa cách trung tâm huyện Bắc Mê 12 km với 17 thôn và 1.335 hộ, bằng 7.284  nhân khẩu, xã có 10 dân tộc, trong đó: Dân tộc Dao chiếm 38%; Dân tộc Mông chiếm 35%; Dân tộc Tày chiếm 22%; Dân tộc khác chiếm 5% (trong đó có 01 dân tộc rất ít người Pu Péo).

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Yên Cường có vị trí địa lý:

Xã Yên Cường có tổng diện tích đất tự nhiên là 9.087.83 ha, trong đó đất rừng là: 5.642.86 ha (Rừng sản xuất: 3.681.49 ha, đất rừng phòng hộ: 1.961.37 ha) đất chưa có rừng và chưa sử dụng là: 1.328,5 ha, diện tích còn lại là đất khác.

Chính trị - Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Yên Cường được chia thành 17 thôn: Bản Khun, Bản Nghè, Bản Trà, Bản Trung, Bản Túm, Cốt Phát, Đồn Điền, Cao Sơn, Nà Lang, Nà Nghè, Nà Khảo, Nà Lỳ, Nà Chảo, Tả Lùng, Tùng Hản, Tiến Xuân, Ký Thì

  • Đồng chí Hoàng Văn Mười - Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy
  • Đồng chí Lý Xuân Đồn - Phó bí thư thường trực Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã
  • Đồng chí Nguyễn Hữu Cường - Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trước đây, Yên Cường là một xã thuộc huyện Vị Xuyên.

Ngày 18 tháng 11 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 136-HĐBT[3] về việc thành lập huyện Bắc Mê trên cơ sở tách xã Yên Cường của huyện Vị Xuyên.

Ngày 13 tháng 2 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 28-HĐBT[4] về việc chia xã Yên Cường thành hai xã là xã Yên Cường và xã Phiêng Luông. Xã Yên Cường có 9.198 hécta đất với 3.074 nhân khẩu.

Cảnh quan du lịch[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Yên Cường có 03 di tích lịch sử cấp quốc gia: Căng Bắc Mê (nhà tù của thực dân Pháp), Hang Đán Cúm, Nà Chảo (hang người tiền sử từng ở

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]