Long môn phi giáp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Long môn phi giáp
Áp phích chiếu rạp của phim tại Việt Nam
Phồn thể龍門飛甲
Giản thể龙门飞甲
Bính âmLóng Mén Fēi Jiǎ
Việt bínhLung4 Mun4 Fei1 Gaap3
Đạo diễnTừ Khắc
Sản xuấtTừ Khắc
Thi Nam Sinh
Kịch bảnTừ Khắc
Chu Nhã Lợi
Hà Ký Bình
Cốt truyệnTừ Khắc
Diễn viênLý Liên Kiệt
Châu Tấn
Trần Khôn
Lý Vũ Xuân
Quế Luân Mỹ
Âm nhạcHồ Vỹ Lập
Quay phimThái Sùng Huy
Dựng phimKhâu Chí Vỹ
Hãng sản xuất
Phát hànhHãng phim Công tác
Tập đoàn điện ảnh Bác Nạp
Công chiếu
Độ dài
125 phút
Quốc gia Trung Quốc[1]
 Hồng Kông[2]
Ngôn ngữTiếng Quan thoại[1]
Kinh phí35 triệu USD[3]
Doanh thu100 triệu USD[4]

Long môn phi giáp (tiếng Anh: Flying Swords of Dragon Gate) là một bộ phim điện ảnh thuộc thể loại kiếm hiệp – hành động hợp tác sản xuất giữa điện ảnh Hồng KôngTrung Quốc, do Từ Khắc làm đạo diễn, viết kịch bản và đồng sản xuất, với sự tham gia của các diễn viên gồm Lý Liên Kiệt, Châu Tấn, Lý Vũ Xuân, Quế Luân MỹTrần Khôn. Bộ phim là phiên bản làm lại của Dragon Gate Inn (1966) và Tân Long Môn Khách sạn (1992) nhưng diễn ra ba năm sau.

Quá trình sản xuất bắt đầu vào ngày 10 tháng 10 năm 2010 và quay theo định dạng 3-D.[3] Phim chiếu không tranh giải tại Liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 62 vào tháng 2 năm 2012.[5] Bộ phim đã giành được bảy giải thưởng tại Giải thưởng Điện ảnh Châu Á năm 2012: Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Nam diễn viên chính xuất sắc nhất (Lý Liên Kiệt), Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất (Quế Luân Mỹ), Nhà thiết kế sản xuất xuất sắc nhất, Thiết kế phục trang xuất sắc nhất và Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất.[6]

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Vào thời trị vì của Minh Hiến Tông, hoạn quan lộng quyền lạm sát hiền thần. Hiệp khách Triệu Hoài An (Lý Liên Kiệt) trong quá trình cứu giúp trung thần đã một gươm lấy mạng đốc chủ Đông xưởng tội ác tày trời là Vạn Dụ Lâu, khiến đốc chủ Tây xưởng Vũ Hóa Điền (Trần Khôn) hạ lệnh truy sát khắp thiên hạ. Nhóm của Triệu Hoài An trốn chạy tới Long Môn ở Gia Dụ Quan, mất hút trong bão cát đen mịt mùng đất trời.

Sau khi sóng êm biển lặng, mật thám Tây xưởng, đội thương nhân Thát Đát chia ra khắp nẻo giang hồ, lại một lần nữa tới hắc điếm đại mạc khách điếm Long Môn. Trong khách điếm Long Môn đã bị thiêu trụi ba năm trước, bà chủ quán lẳng lơ cũng đã không thấy tăm tích một cách thần bí, chỉ còn lại những người làm may mắn thoát khỏi vụ hỏa thiêu, dựng lại quán xá, chờ đợi bà chủ quay lại.

Khách điếm nơi biên ải gần như đã bị người đời lãng quên lại một lần nữa gió nổi mây vần. Dung mạo của kiếm khách thần bí Bộc Thương Chu không khác gì đốc chủ Tây xưởng Vũ Hóa Điền. Nữ tử thổi sáo Lăng Nhạn Thu (Châu Tấn đóng) thông thạo mật đạo của khách điếm như lòng bàn tay kia, lại là người nào?

Đúng lúc truy binh Tây xưởng do Vũ Hóa Điền dẫn đầu tiến tới, mặt đất đột ngột nổi lên mấy trận gió lốc thần phong, Triệu Hoài An bay ra từ giữa không trung, hòng một trận sống mái với Vũ Hóa Điền. Giữa gió bụi đại mạc, một trận chiến giữa chính với tà khiến đất trời biến sắc bắt đầu.

Diễn viên[sửa | sửa mã nguồn]

Diễn viên Vai diễn
Lý Liên Kiệt Triệu Hoài An
Châu Tấn Lăng Nhạn Thu
Trần Khôn Vũ Hóa Điền / Bộc Thương Chu (Phong Lý Đao)
Quế Luân Mỹ Thường Tiểu Văn (Bố Lỗ Đô)
Phàn Thiếu Hoàng Mã Tiến Lương
Phạm Hiểu Huyên Tố Tuệ Dung
Lý Vũ Xuân Cố Thiếu Đường
Mạnh Tương Đàm Lỗ Tử
Hàn Phi Hành Cáp Cương Đồng Ca
Ngô Địch Triệu Thông
Lưu Gia Huy Vạn Dụ Lâu
Tôn Kiến Khôi Lương Tài (Lão Sài)
Đỗ Dịch Hoành Kế Học Dũng
Trạch Cương Phương Kiến Tông

Sản xuất[sửa | sửa mã nguồn]

Mặc dù bộ phim này dựa trên câu chuyện của Tân Long Môn Khách sạn năm 1992, nhưng Từ Khắc phủ nhận rằng bộ phim này sẽ là bản làm lại của tác phẩm kinh điển cũ mà giống như một sự tưởng tượng lại hơn. Tsui cũng làm việc trên kịch bản ngoài việc chỉ đạo và sản xuất bộ phim, để đảm bảo tính nguyên bản của câu chuyện.[7] Trước khi Lý Liên Kiệt ký hợp đồng với vai diễn này của Chu Hoài An, Từ Hy Viên đã đề nghị vai diễn này cho Chân Tử Đan nhưng anh ấy đã từ chối vì thực tế là anh ấy không muốn tham gia phần tiếp theo/làm lại của những bộ phim trước đây mà anh ấy đã từng làm. Lý Liên Kiệt đã được ký hợp đồng trị giá 12 triệu đô la Mỹ để đóng vai chính trong phim này.[8] Lý giải thích lý do tham gia bộ phim này,

Nữ diễn viên Châu Tấn cũng trích dẫn lý do tham gia bộ phim này,

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Kuipers, Richard (ngày 21 tháng 12 năm 2011). “Flying Swords of Dragon Gate”. Variety.
  2. ^ “FLYING SWORDS OF DRAGON GATE”. Hong Kong Cinemagic.
  3. ^ a b c “Swords Hover Over Dragon Gate Inn”. Wu-Jing.org. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2011.
  4. ^ James Marsh (ngày 12 tháng 5 năm 2012). “CHINA BEAT: Tsui Hark & Bona Exploring 3D Together”. Twitch. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2012.
  5. ^ “18 World Premieres in the Competition”. berlinale.de. 20 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2012.
  6. ^ “Flying Swords of Dragon Gate receives the most Asian Film Award nominations”. Asia Pacific Arts. 23 tháng 1 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2012.
  7. ^ 'The Flying Swords of Dragon Gate' Starts Filming”. English.cri.cn. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2011.
  8. ^ “Jet Li Nets $12 Million for New Action Role”. chinaplus.cri.cn. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2023.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]