Đại Tây Dương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đại Tây Dương
Map
Tọa độ0°B 25°T / 0°B 25°T / 0; -25[1]
Lưu vực quốc giaList of countries, ports
Diện tích bề mặt106.460.000 km2 (41.100.000 dặm vuông Anh)[2]
Bắc Đại Tây Dương: 41.490.000 km2 (16.020.000 dặm vuông Anh),
Nam Đại Tây Dương: 40.270.000 km2 (15.550.000 dặm vuông Anh)[3]
Độ sâu trung bình3.646 m (11.962 ft)[3]
Độ sâu tối đa8.486 m (27.841 ft)[3]
Thể tích nước310.410.900 km3 (74.471.500 mi khối)[3]
Chiều dài bờ biển1111.866 km (69.510 mi) bao gồm cả biển biên[1]
Các đảoList of islands
TrenchesPuerto Rico; South Sandwich; Romanche
1 Chiều dài bờ biển không được xác định rõ.
Đại Tây Dương trên bản đồ thế giới

Đại Tây Dương (Tiếng Anh: Atlantic Ocean, chữ Hán: 大西洋) là đại dương lớn thứ 2 trên Trái Đất và chiếm khoảng 1/5 diện tích hành tinh với tổng diện tích khoảng 106.400.000 km²[4], được bao quanh bởi châu Mỹ về phía Đông, châu Âu, châu Phi và một phần của châu Á (giáp với các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Liban, Israelđảo Síp qua biển Địa Trung Hải) về phía Tây. Đại Tây Dương có bề rộng từ Đông sang Tây khoảng 9.600 km mỗi năm lại dang rộng thêm 2– 3 cm.

Vị trí địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Đại Tây Dương được nối liền với Thái Bình Dương bởi Bắc Băng Dương về phía Bắchành lang Drake về phía Nam. Đại tây dương còn ăn thông với Thái bình dương qua một công trình nhân tạo là kênh đào Panama, và được ngăn với Ấn Độ Dương bởi kinh tuyến 20 độ Đông. Nó được ngăn cách với Bắc Băng Dương bởi một đường kéo dài từ Greenland đến Tây bắc của Iceland và từ phía Đông bắc của Iceland đến cực Nam của SpitsbergenNorth Cape về phía Bắc của Na Uy. Đại Tây Dương có hình chữ S kéo dài từ Bắc xuống Nam và được chia ra làm hai phần: Bắc và Nam Đại Tây Dương bởi dòng nước ngược vùng xích đạo vào khoảng 8 vĩ độ Bắc.

Đáy biển[sửa | sửa mã nguồn]

Màu trên bản đồ thể hiện độ sâu của đại dương

Các địa hình cơ bản của đại dương này là sống núi giữa đại dương có tên là sống núi giữa Đại Tây Dương.[5] Nó kéo dài từ Iceland ở phía bắc đến khoảng 58° Nam, với chiều rộng tối đa khoảng 860 hải lý (1.590 km; 990 mi). Một thung lũng tách giãn cũng kéo dài dọc theo sống núi với chiều dài gần bằng sống núi. Độ sâu của vùng nước ở đỉnh núi là nhỏ hơn 2.700 mét (1.500 sải; 8.900 ft) ở nhiều nơi, trong khi chân sóng núi thì sâu gấp 3 lần. Một số đỉnh núi nhô cao khỏi mặt nước tạo thành các đảo.[6] Đại Tây Dương có một sống núi ngầm khác là sống núi Walvis.[7]

Sống núi giữa Đại Tây Dương chia Đại Tây Dương thành hai rãnh lớn với độ sâu từ 3.700–5.500 mét (2.000–3.000 sải; 12.100–18.000 ft). Các sống nằm ngang tho hướng giữa các lục địa và sống núi giữa Đại Tây Dương chia đáy đại dương thành một số bồn đại dương. Một số bòn lớn hơn là Blake, Guiana, Bắc Mỹ, Cabo Verde, và Canaries ở Bắc Đại Tây Dương. Các bồn lớn nhất ở Nam Đại Tây Dương là Angola, Cape, Argentina, và Brazil.

Đáy dại dương được cho là tương đối bằng phẳng bao gồm các đồng bằng biển thẳm, rãnh, núi dưới biển, bồn đại dương, cao nguyên, hẻm vực ngầm, và núi đỉnh bằng dưới biển. Nhiều thềm chạy dọc theo các rìa lục địa chiếm khoảng 11% địa hình đáy với một số hẻm vực sâu cắt qua chân lục địa.

Các núi và rãnh dưới đáy biển:

Các trầm tích biển gồm:

  • Các trầm tích lục địa, như cát, bùn, và các hạt đá được tạo ra bởi quá trình xói mòn, phong hóa và hoạt động núi lửa trên đấn liền và được đẩy ra biển. Các vật liệu này được tìm thấy chủ yếu trên các thềm lục địa và có bề dày lớn nhất ở gần cửa sông và các bờ biển.
  • Các trầm tích biển sâu chứa các vật liệu còn sót lại của các sinh vật lắng đọng xuống đáy biển như sét đỏGlobigerinida, pteropod, và bùn silic. Phủ hầu hết đáy đại dương và có bề dày thay đổi từ 60–3.300 mét (33–1.804 sải; 200–10.830 ft) các trầm tích này dày ở các đai hội tụ, nổi bật là sống núi Hamilton và các đới nước dâng.
  • Các trầm tích Authigenic bao gồm các vật liêu như kết hạch namgan. Chúng xuất hiện ở những nơi mà quá trình lắng đọng trầm tích rất chậm hoặc nơi các dòng chảy chọn lọc các vật liệu trầm tích như trong Hewett Curve.

Nước biển[sửa | sửa mã nguồn]

Map displaying a looping line with arrows indicating that water flows eastward in the far Southern ocean, angling north east of Australia, turning sough after passing Alaska, then crossing the mid-Pacific to flow north of Australia, continuing west below Africa, then turning northwest until reaching eastern Canada, then angling east to southern Europe, then finally turning south just below Greenland and flowing down the Americas' eastern coast, and resuming its flow eastward to complete the circle
Đường đi của dòng hoàn lưu muối nhiệt. Các đường màu tím là các dòng hải lưu dưới sâu, còn các đường màu xanh là các dòng hải lưu trên mặt.
Map showing 5 circles. The first is between western Australia and eastern Africa. The second is between eastern Australia and western South America. The third is between Japan and western North America. Of the two in the Atlantic, one is in hemisphere.
Bản đồ 5 dòng hoàn lưu đại dương chính

Tính trung bình, Đại Tây Dương có độ mặn lớn nhất trong 5 đại dương; độ mặn nước trên mặt trong các đại dương mở nằm trong dãi từ 33 đến 37‰ và thay đổi theo mùa và vĩ độ. Độ bốc hơi, giáng thủy, dòng chảy ra từ sông, và băng tan trong biển ảnh hưởng đến độ mặn. Mặc dù các giá trị độ mặn thấp nhất chỉ ở gần phía bắc của xích đạo (do lượng mưa cao ở vùng nhiệt đới), nhìn chung các giá trị thấp nhất cũng xuất hiện ở các vĩ độ cao và dọc theo các bờ biển có các con sông lớn đổ ra. Độ măn cao nhất gặp ở khoảng 25° vĩ Bắc và Nam, ở các khu vực cận nhiệt đới vời lượng mưa thấp và bốc hơi cao.

Nhiệt độ bề mặt thay đổi theo vĩ độ, hệ thống dòng hải lưu và mùa và phản ảnh sự phân bố năng lượng mặt trời theo vĩ độ, thay đổi dưới −2 °C (28 °F). Nhiệt độ cao nhất gặp ở phía bắc xích đạo và thấp nhất ở gần các vùng cực. Ở các vĩ độ trung bình, khu vực có nhiệt độ cao nhất dao động trong khoảng 7–8 °C (44.6–46.4 °F).

Các biển trong Đại Tây Dương[sửa | sửa mã nguồn]

Đại Tây Dương có một bờ biển khúc khuỷu với rất nhiều vịnh và biển như:

Các đảo chính[sửa | sửa mã nguồn]

Các vấn đề môi trường[sửa | sửa mã nguồn]

Ô nhiễm biển[sửa | sửa mã nguồn]

Ô nhiễm biển là một thuật ngữ được dùng để chỉ các chất thải vào đại dương gồm các hóa chất và các chất dạng hạt. Nguồn gây ô nhiễm lớn nhất là từ các con sông, chúng mang các chất từ phân bón của hoạt động nông nghiệp cũng như các chất thải từ con người. Sự vượt ngưỡng của các chất hóa học làm giảm lượng oxy dẫn đến tìn trạng thiếu oxy và tạo ra và vùng sinh thái chết.[9]

Ranh giới với các quốc gia và vùng lãnh thổ[sửa | sửa mã nguồn]

Các quốc gia và vùng lãnh thổ có bờ biển thuộc Đại Tây Dương gồm:

châu Âu[sửa | sửa mã nguồn]

châu Phi[sửa | sửa mã nguồn]

Nam Mỹ[sửa | sửa mã nguồn]

Caribbea[sửa | sửa mã nguồn]

Trung và Bắc Mỹ[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên CIA-World
  2. ^ NOAA: How big is the Atlantic Ocean?
  3. ^ a b c d Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên ETOPO1
  4. ^ "The New Encyclopaedia Britannica", Volume 2, Encyclopaedia Britannica, 1974. p.294
  5. ^ Kenneth Hsu (1992) Challenger at Sea, Princeton, Princeton University Press, ISBN 0-691-08735-0 p. 57
  6. ^ Kenneth Hsu The Mediterranean Was a Desert, ISBN 0-691-02406-5 illustration 13.
  7. ^ National Geographic Atlas of the World: Revised Sixth Edition, National Geographic Society, 1992
  8. ^ Milwaukee Deep Lưu trữ 2013-08-07 tại Wayback Machine. sea-seek.com
  9. ^ Sebastian A. Gerlach "Marine Pollution", Springer, Berlin (1975)

Đọc thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Winchester, Simon (2010). Atlantic: A Vast Ocean of a Million Stories. HarperCollins UK. ISBN 978-0-00-734137-5.
  • Much of this article originated from the public domain site http://oceanographer.navy.mil/atlantic.html Lưu trữ 2002-02-21 tại Wayback Machine
  • Thái Bình Dương
  • Bắc Băng Dương
  • Ấn Độ Dương
  • Nam Đại Dương

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]