Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Arsenal F.C.”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 244: Dòng 244:
* '''[[Tập tin:FA Cup.png|link=https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:FA_Cup.png|36x36px]]''''''[[Cúp FA]]: 11'''
* '''[[Tập tin:FA Cup.png|link=https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:FA_Cup.png|36x36px]]''''''[[Cúp FA]]: 11'''


* '''[[Siêu cúp Anh|Siêu cúp bóng đá Anh]]: 12'''
* '''[[Siêu cúp Anh|Siêu cúp bóng đá Anh]]: 13'''


:::''(* đồng đoạt cúp)''
:::''(* đồng đoạt cúp)''

Phiên bản lúc 19:34, ngày 16 tháng 8 năm 2014

Arsenal
Biểu tượng Arsenal
Tên đầy đủCâu lạc bộ bóng đá Arsenal
Biệt danhPháo thủ, The Gunners
Thành lập1886 với tên Dial Square
Sân vận độngEmirates, Islington,
London, Manor Ground Địa điểm: Plumstead, London, Anh quốc
Sức chứa60.355[1]
Chủ tịch{{{alias}}} Chips Keswick
Huấn luyện viên{{{alias}}} Arsène Wenger
Giải đấuFA Premier League
2013-14FA Cup + Hạng 4 Premier League
Webhttp://www.arsenal.com/index.asp
Trận đầu tiênDial Square - Eastern Wanderers, 6-0
Sân nhà
Sân khách
Khác
Mùa giải hiện nay
Sân vận động Highbury

Câu lạc bộ bóng đá Arsenal (tiếng Anh: Arsenal Football Club, còn được gọi là The Arsenal hay The Gunners) là một trong những đội bóng thành công nhất trong lịch sử bóng đá Anh và có trụ sở ở phía bắc thủ đô Luân Đôn. Đến nay câu lạc bộ đã giành được 13 chức vô địch ở giải bóng đá cao nhất nước Anh và 11 chức vô địch cúp FA. Arsenal hiện đang giữ kỷ lục đội có số trận bất bại liên tiếp cao nhất Anh với 49 trận, và vô địch mùa giải với thành tích không thua trận nào.

Arsenal ra đời năm 1886 tại Woolwich, đông nam London và là câu lạc bộ đầu tiên của vùng đông nam nước Anh tham dự giải hạng nhất vào 1893.Năm 1913, câu lạc bộ chuyển lên phía bắc, lấy Highbury làm sân nhà. Họ giành được những danh hiệu lớn đầu tiên vào những năm 1930 với 5 chức vô địch quốc gia và 2 cúp FA. Sau một thời gian sa sút, Arsenal đã trở trở lại với cú đúp vô địch Quốc gia và cúp FA vào mùa bóng 1970-1971 đồng thời là câu lạc bộ thứ hai trong lịch sử bóng đá Anh đạt được thành tích này. Sau đó, phải đến thời của huấn luyện viên Arsene Wenger, Arsenal mới thực sự trở lại với vị thế của một đại gia của bóng đá Anh và Châu Âu với hai cú đúp nữa vào năm 19982002, thành tích vô địch giải bóng đá ngoại hạng Anh mùa 2003-2004 mà không thua một trận nào và năm 2006 đã trở thành đội bóng đầu tiên của thủ đô London lọt vào một trận chung kết Champions League. Arsenal là câu lạc bộ trụ lâu nhất ở giải đấu cao nhất của nước Anh: họ được thăng hạng lần cuối vào mùa giải 1919-1920 và kể từ đó chưa bao giờ để rớt hạng - đây là một kỷ lục vĩ đại nếu biết đội giữ vị trí thứ nhì là Everton F.C. chỉ bắt đầu chơi ở giải dấu cao nhất của nước Anh từ mùa 1954-1955.[cần dẫn nguồn] Arsenal là câu lạc bộ có rất nhiều trận Derby như Derby nước Anh với Manchester United, các trận Derby London và đặc biệt là trận Derby Bắc London với Tottenham Hotspur. Năm 2006, câu lạc bộ đã chuyển đến ngôi nhà mới, sân vận động Emirates tại Ashburton Grove, Holloway, cách sân Highbury không xa. Đội nữ Arsenal cũng là một đội bóng thành công trong lịch sử bóng đá nữ nước Anh. Năm 2013, Arsenal là câu lạc bộ bóng đá thứ tư có số tài sản lớn trên thế giới, với trên 1,3 tỷ USD.[2]

Lịch sử

Woolwich Arsenal (áo sơ mi đen) đấu với Newcastle United trong một trận bán kết FA Cup tại Victoria Ground, Stoke.

Năm 1886, một nhóm công nhân của Royal Arsenal, nhà máy sản xuất đạn dược lớn tại Woolwich đã thành lập ra một đội bóng đá lấy tên là Dial Square[3]. Những sáng lập viên chính là David Danskin, Jack Humble, Fred BeardsleyMorris Bates. Eastern Wanderers được chọn làm đối thủ thử sức đầu tiên. Trận đấu diễn ra vào ngày 11 tháng 12 năm 1886 tại Millwall, trên một mảnh đất nhỏ, kết thúc với tỉ số 6-0 đậm đà nghiêng về Dial Square với Danskin làm đội trưởng.

Ngày 24 tháng 12 năm 1886, Dial Square được đổi tên là Royal Arsenal. Câu lạc bộ Nottingham Forest F.C. tài trợ cho đội những bộ đồng phục thi đấu đầu tiên, Plumstead Common được chọn làm sân nhà (năm 1888 chuyển sang sân Manor Field). Năm 1891, Royal Arsenal trở thành câu lạc bộ chuyên nghiệp và đổi tên thành Woolwich Arsenal vào năm 1893[4]. Cùng năm này, Woolwich Arsenal gia nhập giải chuyên nghiệp Football League, bắt đầu ở Giải hạng hai, thăng hạng nhất lần đầu năm 1904 dưới quyền huấn luyện viên Harry Bradshaw.

Năm 1910, công ty sở hữu câu lạc bộ lâm vào khó khăn và phá sản, nhưng đó cũng là lúc Henry Norris đến với câu lạc bộ[5]. Người đàn ông nhiều tham vọng này đã đánh dấu những bước ngoặt lớn trong lịch sử, điển hình là việc vượt sông Thames lên phía bắc, lấy Highbury làm sân nhà vào năm 1913, chính thức lấy tên câu lạc bộ là Arsenal[6]. Năm 1919, cũng nhờ những ảnh hưởng và công vận động của ông, Arsenal được thăng lên hạng nhất dù chỉ đứng thứ 5 tại Giải hạng hai.[7] Đây là sự khởi đầu cho mối mâu thuẫn truyền kiếp giữa Arsenal và người hàng xóm Tottenham Hotspur. Và kể từ khi được chơi ở giải đấu cao nhất của nước Anh, Arsenal là đội duy nhất chưa từng phải xuống chơi ở các giải đấu thấp hơn, tổng cộng Arsenal đã có 85 lần góp mặt ở đấu trường số 1 nước Anh (đã trừ khoảng thới gian bóng đá Anh bị gián đoạn do Chiến tranh Thế giới thứ Hai).

Năm 1925, Arsenal bước vào một kỷ nguyên vàng son với sự xuất hiện của huấn luyện viên huyền thoại Herbert Chapman. Tên tuổi ông lúc đó chẳng hề xa lạ, dưới sự dẫn dắt của ông, đội bóng Huddersfield Town đã có trong tay cúp FA năm 1922 và hai chiến thắng tại giải quốc gia (1923-24 và 1924-25). Những thay đổi mang tính cách mạng của ông về chiến thuật, phương pháp huấn luyện cũng như việc ký hợp đồng với những tài năng lớn Cliff Bastin, Alex James... đã liên tiếp mang chiến thắng đến với sân Highbury. Từ năm 1930 đến năm 1938, Arsenal đã 5 lần vô địch quốc gia và đoạt 2 cúp FA.[8] Nhờ ông, năm 1932, nhà ga xe điện ngầm Gillespie Road được đổi tên thành Arsenal, đó là trường hợp duy nhất một câu lạc bộ có nhà ga mang tên của chính câu lạc bộ.[9] Tuy nhiên Chapman không được chứng kiến tất cả những thành tích đó, ông mất vì chứng viêm phổi năm 1934.

Thế chiến thứ hai đã làm gián đoạn những năm tháng quan trọng nhất trong sự nghiệp cầu thủ của nhiều tài năng Arsenal đang ở đỉnh cao phong độ như Ted Drake, Cliff Bastin...[10][11] Sau chiến tranh, huấn luyện viên Tom Whittaker đưa Arsenal đoạt 2 chức vô địch quốc gia mùa giải 1947–48, 1952–53, và một cup FA mùa giải 1949–50, nhưng sau đó câu lạc bộ chìm vào một thời gian dài suy thoái[12][13].

Suốt 17 năm từ 1953, phòng truyền thống của Arsenal không được đón thêm một danh hiệu nào. Đến tận năm 1966, khi huấn luyện viên Bertie Mee được bổ nhiệm, quá trình hồi sinh mới bắt đầu. 10 năm tại vị, huấn luyện viên xuất thân từ một nhà vật lý trị liệu này đã dẫn dắt Arsenal đến danh hiệu châu Âu đầu tiên, đó là Inter Cities Fairs Cup, tức cúp UEFA ngày nay vào năm 1970, tiếp đó là cú đúp lịch sử: vô địch quốc gia và đoạt cúp FA trong mùa bóng 1970-71.[14]

Sau thành công đỉnh điểm đó lại là một giai đoạn nhạt nhòa, Arsenal bị thua trong nhiều trận chung kết và không có thêm danh hiệu từ năm 1972 đến 1978. Bertie Mee từ chức năm 1976, lên thay ông là huấn luyện viên Terry Neill. Ông cùng Arsenal đoạt được một chức vô địch FA sau trận chung kết kịch tính thắng Manchester United 3-2 năm 1979, nhưng không thể tiếp nối vinh quang trong những năm đầu thập niên 1980.[15][16]

Sự trở lại của cựu cầu thủ George Graham trên cương vị huấn luyện viên vào năm 1986 đã đem đến giai đoạn phục hưng thứ ba cho câu lạc bộ. Arsenal đoạt Cup liên đoàn bóng đá Anh ngay mùa giải 1986-87. Mùa giải 1988-89, họ lại có dịp ăn mừng với ngôi vị quán quân Giải vô địch quốc gia, giành được ở những phút cuối trong trận đấu nghẹt thở với Liverpool F.C.. Arsenal lặp lại thành tích đó vào mùa bóng 1990-91 với duy nhất một trận thua. Họ hoàn thành bộ sưu tập danh hiệu với chiếc cúp thứ 2 trên đấu trường châu Âu: cup C2, vào năm 1994, thắng Parma F.C. trong trận chung kết với bàn thắng duy nhất của Alan Martin Smith.[15][17]

Dù cùng câu lạc bộ có được nhiều danh hiệu lớn, George Graham đã có cuộc chia tay không vui vẻ khi phải ra đi năm 1995 do dính vào một số bê bối trong chuyển nhượng cầu thủ.[18] Ba huấn luyện viên kế tiếp ông trong thời gian ngắn đã không thể tiếp tục đem đến vinh quang cho đội chủ sân Highbury.[19]

Các cầu thủ và cổ động viên Arsenal diễu hành ăn mừng chức vô địch năm 2004
Trận chung kết Champions league năm 2006 với FC Barcelona

Cuối năm 1996, ban lãnh đạo Arsenal quyết định ký hợp đồng với huấn luyện viên nước ngoài đầu tiên trong lịch sử câu lạc bộ: Arsene Wenger. Dưới bàn tay của người giáo sư Pháp, Arsenal có được sự hồi sinh rực rỡ. Những thay đổi táo bạo trong chiến thuật, cách huấn luyện, chuyển nhượng của ông, giống như Herbert Chapman khi xưa, đã tạo ra một Arsenal thật sự khác biệt. Không chỉ là một trong những câu lạc bộ có lối chơi quyến rũ nhất thế giới, Arsenal còn nhanh chóng có được những danh hiệu ấn tượng: cú đúp vô địch quốc gia và cup FA mùa giải 1997-98 và 2001-02, đoạt cúp FA năm 2003, 2005. Đặc biệt là vô địch quốc gia mùa giải 2003-04 với toàn bộ 38 trận bất bại, một phần trong chuỗi 49 trận bất bại kỷ lục của bóng đá Anh.[20][21] Họ đã lọt vào hai trận chung kết trên đấu trường châu lục, cup UEFA năm 2000 và cup C1 năm 2006 nhưng đều không có được thắng lợi.[22] Trong 8 năm gần đây (từ 2005) họ không có danh hiệu đáng kể nào, trừ cúp FA năm 2005.[23] Năm 2006 họ chuyển đến sân Emirates sau 93 năm thi đấu ở Highbury[24] . Họ vào đến 2 trận chung kết cúp liên đoàn năm 2007 và 2011, nhưng đều thua với tỷ số 2-1 trước Chelsea và Birmingham.

Vị trí và thành tích của Arsenal kể từ 1947

Biểu trưng

Vào năm 1888, chỉ sau hai năm thành lập câu lạc bộ, Arsenal khi đó với cái tên là Royal Arsenal đã chọn cho mình biểu trưng đầu tiên, dựa vào chiếc biểu ngữ của vùng Woolwich. Chiếc biểu trưng này gồm 3 cột tượng trưng cho những khẩu pháo thần công. Ý nghĩa của những khẩu pháo bắt nguồn từ lịch sử quân sự của vùng ngoại vi Woolwich. Royal Arsenal, Royal Artillery Regiment và một vài bệnh viện quân sự khác – hiện vẫn còn nằm rải rác – xuất hiện khắp vùng[25].

Những khẩu pháo thần công thẳng đứng đã được thay thế bằng thiết kế mới – một khẩu thần công chĩa về phía đông. Đầu mùa giải 1925/26 The Gunners đã đổi biểu trưng thành hình khẩu pháo nhỏ hơn, chỉ về phía tây với dòng chữ khắc "The Gunners" bên cạnh.[25]

Biểu trưng khẩu pháo này vẫn xuất hiện trong những trận đấu của Arsenal và trong các tạp chí xuất bản trong 17 mùa giải. Nó thay đổi không đáng kể theo thời gian và cuối cùng dòng chữ đã biến mất nhưng mặc dù đã bị crest với dòng chữ Victoria Concordia Crescit "chiếm" mất vào năm 1949, nó vẫn còn là biểu tượng cơ bản của câu lạc bộ từ đó tới nay, là nét đặc trưng trên các sản phẩm hàng hóa và không thay đổi cho tới tận bây giờ.[25]

Biểu trưng VCC, một thay thế mới đã là biểu tượng cho Arsenal kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên trong một tờ tạp chí bóng đá mùa giải 1949/50. Trong trận đấu cuối cùng của mùa giải 1947/48 – mùa giải mà Arsenal đã vô địch, Harry Homer, biên tập viên chương trình của ngày hôm đó đã viết:

"... tâm trí tôi cứ mải mê tìm kiếm một lời trích dẫn hợp lý để khép lại một mùa giải tuyệt vời với Tom Whittaker, Joe Mercer tất cả những ai có liên quan tới The Gunners. Vậy thì sao chúng ta không dùng tiếng Latin nhỉ? Victoria Concordia Crescit. Dịch ra có nghĩa là: Chiến thắng đến từ sự hài hoà (Victory grows out of harmony).

Hai mùa giải sau đó Arsenal đã công bố biểu trưng mới với châm ngôn tiếng Latin ấy.

Trong vòng 53 năm biểu trưng này hầu như không hề bị thay đổi mặc dù đầu mùa giải 2001/02 nó đã được thu gọn một phần. Vào năm 2002 câu lạc bộ cho ra mắt một biểu trưng mới vì hai lí do.

Thứ nhất là vì chiếc biểu trưng VCC kết hợp quá nhiều yếu tố riêng do đó đội bóng khó sao chép vì vấn đề bản quyền.

Thứ hai, đó là một trong những mục tiêu đầu tiên của đội bóng – nắm lấy tương lai và tiến về phía trước. Với một sân vận động mới sắp tới và những thách thức để đạt được những danh hiệu trong nước và ở châu Âu, đội bóng tin rằng đây là thời gian lý tưởng để đưa ra một biểu trưng mới.

Thành tích

(* đồng đoạt cúp)

Các cup khác

Cầu thủ

Đội một

Tính đến 16 tháng 08, 2014.[26]

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
1 TM Ba Lan Wojciech Szczęsny
2 HV Pháp Mathieu Debuchy
3 HV Anh Kieran Gibbs
4 HV Đức Per Mertesacker (đội trưởng)
6 HV Pháp Laurent Koscielny
7 TV Cộng hòa Séc Tomáš Rosický
8 TV Tây Ban Nha Mikel Arteta (đội phó)
9 Đức Lukas Podolski
10 TV Anh Jack Wilshere
11 TV Đức Mesut Oezil
12 Pháp Olivier Giroud
13 TM Chile David Ospina
14 Anh Theo Walcott
15 Anh Alex Oxlade-Chamberlain
16 TV Wales Aaron Ramsey
17 Chile Alexis Sánchez
Số VT Quốc gia Cầu thủ
18 HV Tây Ban Nha Nacho Monreal
19 TV Tây Ban Nha Santi Cazorla
20 TV Pháp Mathieu Flamini
21 HV Anh Calum Chambers
22 Pháp Yaya Sanogo
24 TV Pháp Abou Diaby
25 HV Anh Carl Jenkinson
26 TM Argentina Damian Martinez
27 Đức Serge Gnabry
28 Costa Rica Joel Campbell
31 TV Nhật Bản Ryo Miyaichi
34 TV Pháp Francis Coquelin
35 TV Đức Gedion Zelalem
-- TV Đức Sami Khedira
-- TV Pháp Morgan Schneiderlin

Đội trẻ

Tính đến 16 tháng 08, 2014.[27][28]

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
36 Anh Benik Afobe
38 Anh Chuba Akpom
39 HV Tây Ban Nha Hector Bellerin
45 HV Anh Isaac Hayden
46 TM Bulgaria Deyan Iliev
47 TV Anh Jack Jebb
48 TV Anh Anthony Jeffrey
49 Anh Austin Lipman
Số VT Quốc gia Cầu thủ
51 TM Anh Matt Macey
52 HV Nigeria Semi Ajayi
53 TV Thụy Điển Kristoffer Olsson
54 HV Anh Brandon Ormonde-Ottewill
56 TV Tây Ban Nha Jon Toral
HV Anh Arinse Uade
TV Rwanda Alfred Mugabo
TV Phần Lan Glen Kamara
Nigeria Alex Iwobi
Anh Tarum Dawkins

Cầu thủ cho mượn

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ

Cầu thủ xuất sắc nhất năm của đội

Tính từ năm 2006 đến nay.[29]

Năm Vô địch
2006 Pháp Thierry Henry
2007 Tây Ban Nha Cesc Fàbregas
2008 Tây Ban Nha Cesc Fàbregas
2009 Hà Lan Robin van Persie
2010 Tây Ban Nha Cesc Fàbregas
2011 Anh Jack Wilshere
2012 Hà Lan Robin van Persie
2013 Tây Ban Nha Santi Cazorla
2014 Wales Aaron Ramsey

Các đời huấn luyện viên trưởng

Arsene Wenger, huấn luyện viên hiện tại của Arsenal
Tính đến tháng 8 năm 2012..[30][31][32]
Các huấn luyện viên trưởng của Arsenal

Chú thích

  1. ^ “Statement of Accounts and Annual Report 2006/2007” (PDF). Arsenal Holdings plc. 2007. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2008. Đã bỏ qua tham số không rõ |month= (trợ giúp)
  2. ^ “Arsenal”. Forbes. 17 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2013.
  3. ^ Soar, Phil; Tyler, Martin (2005). The Official Illustrated History of Arsenal. Hamlyn. tr. 23. ISBN 9780600613442. Đã bỏ qua tham số không rõ |lastauthoramp= (gợi ý |name-list-style=) (trợ giúp)
  4. ^ “Royal Arsenal becomes Woolwich Arsenal”. Andy Kelly's Arsenal Resource Website. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2010.
  5. ^ Soar & Tyler (2005). The Official Illustrated History of Arsenal. tr. 32–33.
  6. ^ Soar & Tyler (2005). The Official Illustrated History of Arsenal. tr. 40.
  7. ^ Soar & Tyler (2005). The Official Illustrated History of Arsenal. tr. 40. A more detailed account can be found in Spurling, Jon (2004). Rebels for the Cause: The Alternative History of Arsenal Football Club. Mainstream. tr. 38–41. ISBN 978-1-84018-900-1.
  8. ^ Soar & Tyler (2005). The Official Illustrated History of Arsenal. tr. 18.
  9. ^ “London Underground and Arsenal present The Final Salute to Highbury”. Transport for London. 12 tháng 1 năm 2006. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2011.
  10. ^ “Arsenal clinch a hat-trick of titles”. Arsenal F.C. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2009. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  11. ^ Brown, Tony (2007). Champions all! (PDF). Nottingham: SoccerData. tr. 6–7. ISBN 1-905891-02-4.
  12. ^ “Post-War Arsenal – Overview”. Arsenal F.C. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2009.
  13. ^ Brown (2007). Champions all!. tr. 7.
  14. ^ Galvin, Robert. “Bertie Mee”. Football Hall of Fame. National Football Museum. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2009. [liên kết hỏng]
  15. ^ a b “Arsenal”. Football Club History Database. Richard Rundle. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2009. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  16. ^ Hai trận chung kết 2005 và 1979 có các đội tham dự như nhau. CT:Winter, Henry (19 tháng 4 năm 2005). “Classic final? More like a classic five minutes”. Daily Telegraph. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2008.
  17. ^ Clarke, Andy (26 tháng 3 năm 2009). “Top Ten: Title Run-ins”. Sky Sports. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2009.
  18. ^ Collins, Roy (18 tháng 3 năm 2000). “Rune Hauge, international man of mystery”. The Guardian. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2008. The case is given a detailed treatment in Bower, Tom (2003). Broken Dreams. Simon & Schuster. ISBN 978-0-7434-4033-2.
  19. ^ Moore, Glenn (13 tháng 8 năm 1996). “Rioch at odds with the system”. The Independent. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2009.
  20. ^ Hughes, Ian (15 tháng 5 năm 2004). “Arsenal the Invincibles”. BBC Sport. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2008.
  21. ^ Fraser, Andrew (25 tháng 10 năm 2004). “Arsenal run ends at 49”. BBC Sport. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2008.
  22. ^ “2005/06: Ronaldinho delivers for Barça”. UEFA. 17 tháng 5 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2008. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  23. ^ Gilbert, Mark (15 tháng 9 năm 2011). “Cesc Fabregas: Arsenal Title Drought is Far From Over”. The Sun. UK. Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2011. [liên kết hỏng]
  24. ^ Aizlewood, John (23 tháng 7 năm 2006). “Farewell Bergkamp, hello future”. The Times. UK. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2009.
  25. ^ a b c “The Crest”. Arsenal F.C. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2008. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  26. ^ “Players”. Arsenal F.C. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2012.
  27. ^ “Academy”. Arsenal F.C. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2009.
  28. ^ “Arsenal FC”. UEFA. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2011.
  29. ^ http://www.myfootballfacts.com/Arsenal_Player_of_the_Year.html
  30. ^ “First Team Coaching Staff”. Arsenal F.C. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2012.
  31. ^ “Reserves & Youth Coaching Staff”. Arsenal F.C. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2009.
  32. ^ Ducker, James (5 tháng 9 năm 2009). “Scouting networks extend search for talent all over the world”. The Times. UK. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2009.

Đọc thêm

Liên kết ngoài

Trang chủ câu lạc bộ

Tạp chí

Bản mẫu:Link GA

Bản mẫu:Link FA Bản mẫu:Link FA Bản mẫu:Link FA