Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Dinh điền Cái Sắn”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Thêm bản mẫu Độ nổi bật hoặc Afd
Dòng 1: Dòng 1:
{{cần biên tập|cần nguồn tốt hơn}}
{{cần biên tập|cần nguồn tốt hơn}}
{{dnb}}

'''Dinh điền Cái Sắn''' là một trong 169 trung tâm tái định cư<ref name=":1">Gs Lâm Thanh Liêm, ''Chính sách cải cách ruộng đất Việt Nam (1954-1995)'', chương thứ nhì.</ref> dành cho người [[Cuộc di cư Việt Nam (1954)|di dân]] từ miền bắc Việt Nam vào miền nam sau hiệp định Genève ở huyện Thốt Nốt<ref>Lực lượng vũ trang nhân dân Cần Thơ: 30 năm kháng chiến, 1945-1975, Tập 2. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2002. Trang 169, 173.</ref><ref>[https://nongnghiep.vn/trong-sau-tham-mien-nho-d184954.html Trong sâu thẳm miền nhớ], Báo điện tử Nông nghiệp Việt Nam</ref><ref>{{chú thích web | url = http://www.bantongiao.cantho.gov.vn/common/baiviet/idbv/5 | tiêu đề = Tôn giáo tỉnh Cần Thơ – hiện trạng, xu hướng và một vài vấn đề đặt ra cho công tác quản lý | author = | ngày = | ngày truy cập = 5 tháng 11 năm 2020 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>. Khu vực này hiện nay thuộc địa phận [[Cần Thơ|Thành phố Cần Thơ]] và một phần của [[Kiên Giang|tỉnh Kiên Giang]].
'''Dinh điền Cái Sắn''' là một trong 169 trung tâm tái định cư<ref name=":1">Gs Lâm Thanh Liêm, ''Chính sách cải cách ruộng đất Việt Nam (1954-1995)'', chương thứ nhì.</ref> dành cho người [[Cuộc di cư Việt Nam (1954)|di dân]] từ miền bắc Việt Nam vào miền nam sau hiệp định Genève ở huyện Thốt Nốt<ref>Lực lượng vũ trang nhân dân Cần Thơ: 30 năm kháng chiến, 1945-1975, Tập 2. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2002. Trang 169, 173.</ref><ref>[https://nongnghiep.vn/trong-sau-tham-mien-nho-d184954.html Trong sâu thẳm miền nhớ], Báo điện tử Nông nghiệp Việt Nam</ref><ref>{{chú thích web | url = http://www.bantongiao.cantho.gov.vn/common/baiviet/idbv/5 | tiêu đề = Tôn giáo tỉnh Cần Thơ – hiện trạng, xu hướng và một vài vấn đề đặt ra cho công tác quản lý | author = | ngày = | ngày truy cập = 5 tháng 11 năm 2020 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>. Khu vực này hiện nay thuộc địa phận [[Cần Thơ|Thành phố Cần Thơ]] và một phần của [[Kiên Giang|tỉnh Kiên Giang]].



Phiên bản lúc 08:08, ngày 7 tháng 11 năm 2020

Dinh điền Cái Sắn là một trong 169 trung tâm tái định cư[1] dành cho người di dân từ miền bắc Việt Nam vào miền nam sau hiệp định Genève ở huyện Thốt Nốt[2][3][4]. Khu vực này hiện nay thuộc địa phận Thành phố Cần Thơ và một phần của tỉnh Kiên Giang.

Vị trí địa lý

Tập tin:Dinh Điền Cái Sắn .png
Dinh điền Cái Sắn trên bản đồ.

Khu vực này kéo dài từ Thạnh Quới (Cần Thơ) đến Mong Thọ (tỉnh Kiên Giang), giới hạn bởi Kênh Rạch Giá-Long Xuyên phía tây bắc và Kênh Sáng phía đông nam[5].

Lịch sử

Khoảng một triệu người dân miền Bắc (khoảng 800 ngàn trong đó là người Công giáo) di cư đến miền Nam Việt Nam trong những năm 1954–1955 theo những chuyến tàu do Pháp và Mỹ tổ chức.

Sau hiệp định Genève, Tổng Thống Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách dinh điền[6] cho người di cư từ miền Bắc và miền Trung Việt Nam, mà phần đông là người công giáo. Chính sách này được điều hành bởi Phủ Tổng Ủy Dinh Điền với chủ trương phân phát đất nông nghiệp, ổn định đời sống cho người di cư, bên cạnh đó thiết lập các cơ sở cộng đồng (trường học, bệnh xá...), cải tiến dân sinh.

Hiện nay khu vực này phát triển theo hướng tổ chức hợp tác xã nông nghiệp. Chủ yếu là trồng lúa từ 2 đến 3 vụ.

Phương thức thực hiện

Hai dinh điền được đưa vào chương trình tái định cư cho người di dân, theo phương thức chia lô (30.000m2) và phân phát cho từng gia đình. Mỗi gia đình theo đó được nhận từ 1 đến 3ha đất canh tác và được cấp một bằng khoán xác nhận quyền sử dụng đất[1]. Hai dinh điền này mang tên Cái Sắn 1 thành lập ngày 21-1-1956, rộng 26.000 mẫu tây và là nơi định cư cho 9.800 gia đình gồm 45.302 người Bắc[7] và dinh điền Cái Sắn II thành lập ngày 1-6-1957, rộng 4.000 mẫu tây, định cư cho 2.500 gia đình, đa số là người Công giáo Bùi Chu và Nam Định[7].

Hình thức phân lô bao gồm một phần đất thổ cư cạnh các bờ kênh đào, chủ yếu bằng tay, hai bên bờ Kênh Cái Sắn, mỗi kênh rộng 6-8m, sâu 1,5m, dài khoảng 10km, kênh cách kênh từ 1 đến 2km. Mỗi lô rộng 30m, dài 1000m[8]. Mặt tiền các nhà dân thường được xây dựng hướng ra sông trên mảnh đất thổ cư dài khoảng 20m. Đất canh tác nằm phía sau đất thổ cư. Nếu lấy Tân Hiệp làm chuẩn, các kênh về phía biển Rạch Giá được gọi lần lượt, bờ phía tây bắc từ kênh 0 (kênh zêrô) đến kênh 5, bờ phía đông nam từ kênh 10 đến kênh 6, ngoại trừ kênh 6 dọc bờ ke, kênh Rivera. Về phía sông Hậu, tên gọi lần lượt từ A đến H và kênh Thầy Ký.

Trong chương trình tái định cư, mỗi gia đình đều được trợ cấp về phương tiện canh tác và nhu yếu phẩm trong năm đầu tiên[9][1]. Ngoài ra, họ còn được trợ cấp vay vốn với lãi xuất thấp phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó, trường học, trạm y tế cũng như các nhà thờ được chú trọng xây dựng.

Tham khảo

  1. ^ a b c Gs Lâm Thanh Liêm, Chính sách cải cách ruộng đất Việt Nam (1954-1995), chương thứ nhì.
  2. ^ Lực lượng vũ trang nhân dân Cần Thơ: 30 năm kháng chiến, 1945-1975, Tập 2. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2002. Trang 169, 173.
  3. ^ Trong sâu thẳm miền nhớ, Báo điện tử Nông nghiệp Việt Nam
  4. ^ “Tôn giáo tỉnh Cần Thơ – hiện trạng, xu hướng và một vài vấn đề đặt ra cho công tác quản lý”. Truy cập 5 tháng 11 năm 2020.
  5. ^ Nguyễn Văn Hầu, Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu Giang, Hương Sen, 1972.
  6. ^ “Xóm đạo kiên trung”. Truy cập 5 tháng 11 năm 2020.
  7. ^ a b “Lịch sử Giáo Phận Long Xuyên”.
  8. ^ “Di cư Việt năm 1954”.
  9. ^ “Bắc Kì di cư 1954”.