Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vua tiếng Việt”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của Tlth200 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Giahuypromax
Thẻ: Lùi tất cả
→‎Đón nhận: Thêm nội dung
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 106: Dòng 106:


== Đón nhận ==
== Đón nhận ==
Nhờ nội dung mới lạ về ngôn ngữ, cùng với sự kết hợp giữa giải trí và kiến thức tiếng Việt, ''Vua tiếng Việt'' là chương trình tạo nên sức hút đối với khán giả. Trong chương trình, người chơi phải vượt qua các câu hỏi liên quan đến ngữ pháp, từ ngữ tiếng Việt, đồng thời được thử thách khả năng phản xạ nhanh. Nhiều đề bài trong chương trình, nhất là ghép chữ thành từ, được nhiều cư dân mạng chia sẻ rộng rãi và hưởng ứng nhiệt tình. Không ít bình luận của khán giả cho biết vì sự phong phú và đa dạng của tiếng Việt mà khiến người xem phải vò đầu bứt tai giải đố.<ref>{{Chú thích web|url=https://tienphong.vn/post-1385740.tpo|tựa đề=Cư dân mạng thích thú với loạt thử thách 'xoắn não' trong Vua tiếng Việt|tác giả=Hà Trang|ngày=2021-10-18|website=[[Tiền phong (báo)|Báo điện tử Tiền Phong]]|ngôn ngữ=vi|ngày truy cập=2021-10-22}}</ref> <ref>{{chú thích web|url=https://cuoi.tuoitre.vn/zoi-tre/ro-trend-ghep-tu-dan-mang-vat-nao-mong-thanh-vua-tieng-viet-2021101686371115.amp|website=Tuổi trẻ Cười|tiêu đề=Rộ trend ghép từ, dân mạng vắt não mong thành vua tiếng Việt}} </ref>
Nhờ nội dung mới lạ về ngôn ngữ, cùng với sự kết hợp giữa giải trí và kiến thức tiếng Việt, ''Vua tiếng Việt'' là chương trình tạo nên sức hút đối với khán giả. Trong chương trình, người chơi phải vượt qua các câu hỏi liên quan đến ngữ pháp, từ ngữ tiếng Việt, đồng thời được thử thách khả năng phản xạ nhanh. Nhiều đề bài trong chương trình, nhất là ghép chữ thành từ, được nhiều cư dân mạng chia sẻ rộng rãi và hưởng ứng nhiệt tình. Không ít bình luận của khán giả cho biết vì sự phong phú và đa dạng của tiếng Việt mà khiến người xem phải vò đầu bứt tai giải đố.<ref>{{Chú thích web|url=https://tienphong.vn/post-1385740.tpo|tựa đề=Cư dân mạng thích thú với loạt thử thách 'xoắn não' trong Vua tiếng Việt|tác giả=Hà Trang|ngày=2021-10-18|website=[[Tiền phong (báo)|Báo điện tử Tiền Phong]]|ngôn ngữ=vi|ngày truy cập=2021-10-22}}</ref><ref>{{chú thích web|url=https://cuoi.tuoitre.vn/zoi-tre/ro-trend-ghep-tu-dan-mang-vat-nao-mong-thanh-vua-tieng-viet-2021101686371115.amp|website=Tuổi trẻ Cười|tiêu đề=Rộ trend ghép từ, dân mạng vắt não mong thành vua tiếng Việt}}</ref>

Theo số liệu thống kê của [[Kantar Group|Kantar Media]] dựa trên tỷ suất lượt xem đo được tại 4 thành phố lớn là [[Hà Nội]], [[Thành phố Hồ Chí Minh]], [[Đà Nẵng]] và [[Cần Thơ]], chương trình có mặt trong danh sách 10 chương trình truyền hình được xem nhiều nhất tháng 9.<ref>{{Chú thích web|url=https://www.sggp.org.vn/content/NjE1NDA0.html|tựa đề=Yêu tiếng Việt qua từng thử thách|ngày=2021-10-31|tác giả=Văn Tuấn|website=[[Sài Gòn Giải Phóng|Báo Sài Gòn Giải Phóng]]|ngày truy cập=2021-11-01}}</ref> Nhiều khán giả cũng đã đăng ký tham gia chương trình để thử sức với tiếng Việt, điều này chứng tỏ được sức hút lớn của chương trình đối với khán giả truyền hình.<ref>{{Chú thích web|url=https://tuoitre.vn/news-20211101090410217.htm|tựa đề=Không dễ tìm... 'Vua tiếng Việt'|họ=ONLINE|tên=TUOI TRE|ngày=2021-11-01|website=TUOI TRE ONLINE|ngôn ngữ=vi|ngày truy cập=2021-11-01}}</ref>


Mặc dù vậy, vẫn còn không ít những ý kiến trái chiều cho rằng chương trình không có quá nhiều ý nghĩa, mà trước hết là vấn đề về tên gọi; bởi lẽ trên thực tế không có ai có thể tự xưng mình là ông hoàng, bà chúa tiếng Việt thật sự. Các phần thi cũng bị đánh giá một cách gay gắt là "nông cạn, khiên cưỡng, sơ sài" và "máy móc", khi chưa đi sâu nhiều vào ngôn từ, ngữ pháp, các biện pháp tu từ cũng như cách tân ngôn ngữ, dẫn đến chưa thể hiện được hết tính giáo dục và cho thấy đây là một chương trình truyền cảm hứng lên tình yêu tiếng Viêt.
Mặc dù vậy, vẫn còn không ít những ý kiến trái chiều cho rằng chương trình không có quá nhiều ý nghĩa, mà trước hết là vấn đề về tên gọi; bởi lẽ trên thực tế không có ai có thể tự xưng mình là ông hoàng, bà chúa tiếng Việt thật sự. Các phần thi cũng bị đánh giá một cách gay gắt là "nông cạn, khiên cưỡng, sơ sài" và "máy móc", khi chưa đi sâu nhiều vào ngôn từ, ngữ pháp, các biện pháp tu từ cũng như cách tân ngôn ngữ, dẫn đến chưa thể hiện được hết tính giáo dục và cho thấy đây là một chương trình truyền cảm hứng lên tình yêu tiếng Viêt.

Phiên bản lúc 15:49, ngày 1 tháng 11 năm 2021

Vua tiếng Việt
Định dạngTrò chơi truyền hình
Phát triểnBùi Thu Thủy
Khuất Ly Na
Đạo diễnNguyễn Quốc Hưng
Nguyễn Quốc Anh
Dẫn chương trìnhXuân Bắc
Giám khảoXem #Ban cố vấn
Nhạc dạoVua tiếng Việt (sáng tác: Lưu Hà An)
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữTiếng Việt
Số mùa1
Số tập9 (tính đến hiện tại)
Sản xuất
Nhà sản xuấtTạ Bích Loan
Địa điểmTrường quay S14
Thời lượng60 phút (có quảng cáo)
Đơn vị sản xuấtĐài truyền hình Việt Nam
Trình chiếu
Kênh trình chiếuVTV3
Định dạng hình ảnh1080i (HDTV)
576i (SDTV)
Phát sóng10 tháng 9 năm 2021 (2021-09-10) – nay

Vua tiếng Việt là chương trình truyền hình tôn vinh ngữ pháp tiếng Việt, giúp khán giả sử dụng đúng các từ tiếng Việt, ngữ pháp, ca dao... trong cuộc sống, đồng thời còn gìn giữ sự trong sáng vốn có của tiếng Việt thông qua các vòng thi đầy hấp dẫn, kịch tính. Chương trình do Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất, được phát sóng vào 20h30 tối thứ 6 hàng tuần trên VTV3, bắt đầu từ 10/9/2021. NSƯT Xuân Bắc là người cầm trịch chương trình này.[1][2][3][4][5][6][7][8][9] [10] [11] [12] [13]

Luật chơi

Mỗi số phát sóng gồm có 4 người chơi tham dự. Để giành chiến thắng trong chương trình, họ sẽ trải qua 4 vòng thi, sau mỗi vòng, người có số điểm thấp nhất sẽ bị loại.

Vòng 1: Phản xạ

4 người chơi sẽ trả lời một nhóm câu hỏi với các yêu cầu khác nhau (chọn từ đúng chính tả, ghép các chữ lại thành một từ/cụm từ, đếm số danh từ/động từ/tính từ trong 1 câu, viết từ đúng, điền từ trong câu ca dao/tục ngữ...). Mỗi người chơi có 90 giây để trả lời nhóm câu hỏi trên. Mỗi câu trả lời đúng người chơi sẽ được 1 điểm. Người chơi có quyền trả lời hoặc bỏ qua, nhưng trả lời sai không được cộng điểm; nếu người chơi còn thời gian để trả lời câu hỏi nhưng đã hết bộ câu hỏi, MC sẽ hỏi lại từ đầu các câu hỏi mà người chơi đã bỏ qua trước đó. Phần chơi của người chơi đó sẽ kết thúc khi hết giờ.

Mỗi một lượt, khi có yêu cầu, ánh sáng sẽ chạy quanh ngẫu nhiên để chọn lấy 1 người chơi.

Trong trường hợp có 2 người chơi bằng điểm nhau và cùng xếp cuối cùng, một câu hỏi phụ sẽ được đưa ra. 2 người chơi tham gia lượt này sẽ sắp xếp 1 dãy chữ để tạo thành 1 từ ngữ đúng. Người chơi bấm chuông để giành quyền trả lời; nếu trả lời đúng, người đó sẽ vào vòng sau, và người kia sẽ bị loại.

Vòng 2: Giải nghĩa

3 người chơi vượt qua vòng 1 sẽ thay phiên nhau thực hiện các vai trò sau: 1 người miêu tả một từ mà MC đưa ra, 2 người còn lại đoán. Cứ sau mỗi 2 từ thì phần miêu tả sẽ được chuyển cho người chơi kế tiếp. Người miêu tả sẽ có 60 giây để miêu tả từ được yêu cầu, 2 người còn lại bấm chuông để giành quyền trả lời. Nếu trả lời sai, người miêu tả vẫn tiếp tục diễn tả từ trên cho đến khi trả lời đúng, khi đó cả người miêu tả và người trả lời đúng sẽ nhận được một số điểm như sau:

  • Trả lời đúng trong 1 đến 15 giây: 4 điểm
  • Trả lời đúng trong 16 đến 30 giây: 3 điểm
  • Trả lời đúng trong 31 đến 45 giây: 2 điểm
  • Trả lời đúng trong 46 đến 59 giây: 1 điểm
  • Sau giây thứ 60: 0 điểm

Sau 6 từ, người chơi có điểm số thấp nhất trong vòng thi này sẽ bị loại.

Mỗi lượt, MC sẽ chọn một từ trong các từ có trong cuốn từ điển 36.000 từ của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam.

Vòng 3: Xâu chuỗi

Một nghệ sĩ khách mời sau khi biểu diễn trong chương trình sẽ mang tới 1 mật thư, bên trong là 1 câu hỏi mà MC sẽ hỏi những người chơi trong một thời điểm nhất định. Ở vòng này, 2 người chơi sẽ sắp xếp 9 câu với các từ đã được sắp xếp lộn xộn trước đó để tạo thành câu đúng, mỗi câu hỏi có 30 giây để trả lời. Người chơi bấm chuông để giành quyền trả lời; trả lời đúng sẽ được 1 điểm. Người chơi nào có 5/9 điểm trước hoặc có nhiều điểm hơn (nếu sau 9 câu mà không ai có 5 điểm) sau 9 câu hỏi sẽ bước vào vòng 4.

Nếu hai người chơi bằng điểm nhau sau 9 câu hỏi chính thì một câu hỏi phụ được đưa ra (không tính thời gian và không có điểm). Người chơi nào bấm chuông và trả lời đúng câu hỏi phụ sẽ bước vào vòng 4.

Vòng 4 (Vòng đặc biệt): Soán ngôi

Người chơi vượt qua vòng 3 sẽ trả lời các câu hỏi, với nội dung lần lượt như sau:

  • Câu 1: Tìm 2 từ đồng nghĩa/trái nghĩa với từ đã cho.
  • Câu 2: Tìm 3 từ đồng nghĩa/trái nghĩa với từ đã cho.
  • Câu 3: Làm một bài thơ dài 4 câu theo thể thơ đã chọn và trong đó phải có từ khóa cho sẵn.

Người chơi có 30 giây để trả lời mỗi câu hỏi; phải trả lời đúng câu trước đó mới được trả lời câu hỏi sau. Nếu vượt qua câu số 3, người chơi đó sẽ được tuyên bố là "Vua tiếng Việt" của tuần và nhận được số tiền tương ứng. Người này sau đó sẽ đứng trước một sự lựa chọn: hoặc dừng cuộc chơi để giành được số tiền mà họ đang có, hoặc đeo chiếc nhẫn và ngồi lên ngai vua để thách đấu những người chơi khác ở tuần tiếp theo để gia tăng số tiền thưởng.[14]

Cơ cấu tiền thưởng

Dưới đây là số tiền thưởng người chơi sẽ giành được nếu vượt qua vòng 4. Vượt qua vòng này càng nhiều lần, số tiền họ giành được càng cao.[15][16]

Tuần Số tiền nhận được (VND)
1 30.000.000
2 60.000.000
3 90.000.000
4 180.000.000

Ban cố vấn

  • PGS, TS Phạm Văn Tình – Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam
  • Tiến sĩ khoa học Ngữ văn Đoàn Hương
  • Nhà văn, nhà báo Hoàng Anh Tú
  • Nhà báo Nguyễn Như Mai

Những người chơi đặc biệt

Chú thích: Những người có tên chữ đậm vẫn tiếp tục tham gia chương trình.

Đạt ngôi vua

  • Phạm Thư Hiền ( Tập 2 - 17 tháng 9, 2021) - 30.000.000 đồng
  • Phùng Khắc Bắc Linh ( Tập 8 - 29 tháng 10, 2021) - 60.000.000 đồng

Thí sinh dưới 18 tuổi

Thí sinh nước ngoài

Đón nhận

Nhờ nội dung mới lạ về ngôn ngữ, cùng với sự kết hợp giữa giải trí và kiến thức tiếng Việt, Vua tiếng Việt là chương trình tạo nên sức hút đối với khán giả. Trong chương trình, người chơi phải vượt qua các câu hỏi liên quan đến ngữ pháp, từ ngữ tiếng Việt, đồng thời được thử thách khả năng phản xạ nhanh. Nhiều đề bài trong chương trình, nhất là ghép chữ thành từ, được nhiều cư dân mạng chia sẻ rộng rãi và hưởng ứng nhiệt tình. Không ít bình luận của khán giả cho biết vì sự phong phú và đa dạng của tiếng Việt mà khiến người xem phải vò đầu bứt tai giải đố.[17][18]

Theo số liệu thống kê của Kantar Media dựa trên tỷ suất lượt xem đo được tại 4 thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà NẵngCần Thơ, chương trình có mặt trong danh sách 10 chương trình truyền hình được xem nhiều nhất tháng 9.[19] Nhiều khán giả cũng đã đăng ký tham gia chương trình để thử sức với tiếng Việt, điều này chứng tỏ được sức hút lớn của chương trình đối với khán giả truyền hình.[20]

Mặc dù vậy, vẫn còn không ít những ý kiến trái chiều cho rằng chương trình không có quá nhiều ý nghĩa, mà trước hết là vấn đề về tên gọi; bởi lẽ trên thực tế không có ai có thể tự xưng mình là ông hoàng, bà chúa tiếng Việt thật sự. Các phần thi cũng bị đánh giá một cách gay gắt là "nông cạn, khiên cưỡng, sơ sài" và "máy móc", khi chưa đi sâu nhiều vào ngôn từ, ngữ pháp, các biện pháp tu từ cũng như cách tân ngôn ngữ, dẫn đến chưa thể hiện được hết tính giáo dục và cho thấy đây là một chương trình truyền cảm hứng lên tình yêu tiếng Viêt.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ “Chương trình "Vua Tiếng Việt": Giúp người Việt thêm yêu Tiếng Việt”. https://dangcongsan.vn (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2021. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  2. ^ VTV, BAO DIEN TU (17 tháng 8 năm 2021). “Chương trình mới toanh 'Vua tiếng Việt' tuyển người chơi”. BAO DIEN TU VTV. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2021.
  3. ^ “MC Xuân Bắc gây "sốt" khi dẫn chương trình "Vua tiếng Việt". Báo Công lý. 10 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2021.
  4. ^ News, VietNamNet. “NSƯT Xuân Bắc làm MC 'Vua Tiếng Việt' trên sóng VTV”. VietNamNet. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2021.
  5. ^ núi, Báo ảnh dân tộc và miền (10 tháng 9 năm 2021). “Vua Tiếng Việt - chương trình trò chơi truyền hình mới sẽ ra mắt khán giả VTV3 tối 10/9 | Xã hội | Báo ảnh Dân tộc và Miền núi”. dantocmiennui.vn. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2021.
  6. ^ NLD.COM.VN (20 tháng 9 năm 2021). “Truyền hình nhân văn”. https://nld.com.vn. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2021. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  7. ^ “Vua tiếng Việt: Cuộc đua của những người chơi 'ngang tài ngang sức' | TTVH Online”. thethaovanhoa.vn. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2021.
  8. ^ “Chương trình truyền hình thích ứng linh hoạt”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. 24 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2021.
  9. ^ News, VietNamNet. “Người chơi mới soán ngôi 'Vua Tiếng Việt' của MC Thư Hiền”. VietNamNet. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2021.
  10. ^ “Chinh phục phong ba bão táp trong Vua Tiếng Việt”. baotintuc.vn.
  11. ^ “Vua Tiếng Việt lên sóng VTV3 - Yêu và gìn giữ tài sản vô giá tiếng Việt”. Thương hiệu và Pháp luật.
  12. ^ “NSƯT Xuân Bắc cầm trịch chương trình Vua tiếng Việt”. nguoiduatin.vn.
  13. ^ “Nghệ sĩ Xuân Bắc dẫn gameshow thử thách phản xạ ngôn ngữ”. doanhnhanvn.vn.
  14. ^ Trí, Dân. "Bà trùm cà khịa" VTV trở thành "Vua tiếng Việt" nhờ bài thơ về sự tử tế”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2021.
  15. ^ https://suckhoedoisong.vn. “Ai sẽ thành "Vua Tiếng Việt" với phần thưởng 180 triệu?”. suckhoedoisong.vn. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2021.
  16. ^ “NSƯT Xuân Bắc cầm trịch 'Vua tiếng Việt', giải thưởng lên tới 180 triệu đồng”. Báo điện tử Tiền Phong. 10 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2021.
  17. ^ Hà Trang (18 tháng 10 năm 2021). “Cư dân mạng thích thú với loạt thử thách 'xoắn não' trong Vua tiếng Việt”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2021.
  18. ^ “Rộ trend ghép từ, dân mạng vắt não mong thành vua tiếng Việt”. Tuổi trẻ Cười.
  19. ^ Văn Tuấn (31 tháng 10 năm 2021). “Yêu tiếng Việt qua từng thử thách”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2021.
  20. ^ ONLINE, TUOI TRE (1 tháng 11 năm 2021). “Không dễ tìm... 'Vua tiếng Việt'. TUOI TRE ONLINE. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2021.

Liên kết ngoài