Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do Ryankoo (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 17:47, ngày 12 tháng 10 năm 2012 (Cổ duy phong đã đổi Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thành Trường Đại học Kinh tế - Luật: Rút gọn phần không cần thiết). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Tập tin:Khoa Kinh tế - Luật.JPG

Trường Đại học Kinh tế - Luật là trường thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo quyết định số 377/QĐ/TTg ngày 24 tháng 03 năm 2010 của Thủ tưởng Chính phủ Việt Nam. Tiền thân của Trường Đại học Kinh tế - Luật là Khoa Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh[1] được thành lập ngày 6 tháng 11 năm 2000 theo quyết định số 441/QĐ/ĐHQG/TCCB của Giám đốc ĐHQG TP.HCM. Trụ sở chính của Trường nằm trong khuôn viên rộng 16,3ha tại khu phố 3, phường Linh Xuân (Cơ sở 2: Khu phố 6, phường Linh Trung), quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trường là cơ sở đào tạo học viên có trình độ đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chất lượng cao đạt trình độ tiên tiến trong lĩnh vực: kinh tế, tài chính – ngân hàng, luật, kinh doanh và quản lý Kinh tế - Luật[1][2]. Ngoài ra, Trường còn tiến hành hợp tác về đào tạo và nghiên cứu với một số trường và tổ chức ở ngoài nước như: Đại học Long Island (Hoa Kỳ), Đại học Quốc gia Cheng Kung (Đài Loan), Tổ chức EDEXCEL và TYNDALE, đại diện DAAD (tổ chức trao đổi giáo dục của Đức), đại diện NESO (cơ quan trao đổi về giáo dục của Hà Lan),...[3]

Cơ cấu tổ chức

  • Sơ đồ cơ cấu tổ chức [4]
Tập tin:Uelchart.jpg

Các khoa và ngành đào tạo

Hiện Trường có 7 khoa, chia thành 13 ngành đào tạo bao gồm cấp độ đại học và sau đại học [3][2]:

Khoa Kinh tế

  • Ngành Kinh tế học (401) & Ngành Kinh tế và Quản lý công (403)
  • Sứ mạng
Khoa Kinh tế Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM) đào tạo bậc Đại học và Sau Đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc các chuyên ngành kinh tế (Kinh tế học, Kinh tế và quản lý công, Kinh tế phát triển,…) theo tiêu chí chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.
  • Tầm nhìn
Tầm nhìn của Khoa Kinh tế đến năm 2020 trở thành cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn và phản biện hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực Kinh tế học và Kinh tế & Quản lý công, đạt chuẩn khu vực và quốc tế.
  • Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế
TS. Nguyễn Chí Hải: Trưởng Khoa Kinh tế
TS. Nguyễn Hồng Nga: Phó Trưởng Khoa Kinh tế

Khoa Kinh tế đối ngoại

  • Ngành Kinh tế đối ngoại (402), Ngành Kinh doanh quốc tế (408)
Khoa Kinh tế đối ngoại được thành lập vào năm 2010 từ Bộ môn Kinh tế đối ngoại thuộc Khoa Kinh Tế - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Khoa KTĐN là một trong những Khoa chủ lực của trường Đại học Kinh tế Luật và đóng vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển của Trường. Hiện nay Khoa có 2 Bộ môn với ngành đào tạo: ngành Kinh tế đối ngoại và ngành Kinh doanh quốc tế, trong đó ngành Kinh doanh quốc tế bắt đầu tuyển sinh và đào tạo từ năm học 2012-2013.
Từ khi thành lập đến nay Khoa KTĐN đã khẳng định được vị thế của mình trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Khoa đã và đang đào tạo được 11 khóa sinh viên và 8 khóa học viên cao học. Sinh viên tốt nghiệp tại Khoa được xã hội đánh giá cao, đã góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển đất nước. Ngoài hoạt động đào tạo, Khoa còn tích cực tham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học, viết giáo trình, phản biện chính sách xã hội…
  • Sứ mạng
Khoa KTĐN cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực và các sản phẩm nghiên cứu khoa học chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại và kinh doanh quốc tế, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.
  • Tầm nhìn
Khoa kinh tế đối ngoại sẽ trở thành một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu, tư vấn và phản biện hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại tại Việt Nam và quốc tế.
  • Mục tiêu
Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ chuyên môn cao trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học;
Xây dựng chương trình đào tạo tiên tiến bắt kịp với trình độ giáo dục đại học trong khu vực và quốc tế;
Thay đổi phương pháp giảng dạy và nghiên cứu phù hợp với xu thế giáo dục trong thời đại mới;
Tạo môi trường học tập và nghiên cứu tốt nhất cho sinh viên và các nhà nghiên cứu;
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.
  • Nhân sự
Khoa KTĐN có 18 cán bộ giảng dạy và 1 thư ký Khoa, trong đó có 2 PGS, 5 TS, 7 Ths và 4 CN tốt nghiệp từ nhiều nước khác nhau trên thế giới. Đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu của Khoa không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng, định hướng đến năm 2015 đội ngũ giảng dạy của Khoa sẽ phát triển đến 30 giảng viên, trong đó có 100% có trình độ từ thạc sỹ trở lên.
  • Hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học
Hiện tại Khoa Kinh tế đối ngoại thực hiện đào tạo cử nhân kinh tế chuyên ngành Kinh tế đối ngoại và đào tạo thạc sỹ kinh tế chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế. Chất lượng đào tạo của Khoa Kinh tế đối ngoại được xã hội nhìn nhận và đánh giá cao. Cán bộ giảng dạy của Khoa Kinh tế đối ngoại tích cực tham gia nghiên cứu khoa học và biên soạn giáo trình giảng dạy, tài liệu tham khảo. Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học các cấp của giảng viên Khoa Kinh tế đối ngoại đã hoàn thành và nghiệm thu là 10 đề tài, trong đó có 6 đề tài cấp Bộ, 3 đề tài cấp cơ sở, 1 đề tài cấp tỉnh. Số lượng bài báo khoa học của các giảng viên trong Khoa được đăng trong các kỷ yếu hội thảo khoa học, tạp chí khoa học chuyên ngành là 68. Số lượng giáo trình và tài liệu tham khảo các môn học do giảng viên Khoa Kinh tế đối ngoại đảm nhiệm đã xuất bản là 16. Ngoài ra, một số môn học có bài giảng điện tử trên website: Quản trị chất lượng, Quản trị chuỗi cung cấp, Kinh tế quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Thẩm định và quản trị dự án đầu tư.[5]
  • Danh sách Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế đối ngoại
TS. Lê Tuấn Lộc: Trưởng Khoa Kinh tế đối ngoại
TS. Trần Văn Đức: Phó Trưởng Khoa Kinh tế đối ngoại

Khoa Tài chính - Ngân hàng

  • Ngành Tài chính - Ngân hàng (404)
  • Thông tin tổng quan
Khoa Tài chính – Ngân hàng, tiền thân là Bộ môn Tài chính - Ngân hàng được thành lập vào tháng 01 năm 2002, cũng là năm đầu tiên tuyển sinh chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng tại Khoa Kinh Tế, Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh.
Khoa Tài chính-Ngân hàng cam kết đảm bảo cho sinh viên khả năng tìm kiếm, lĩnh hội các kiến thức và chuyển các kiến thức thành các hoạt động hữu ích có trách nhiệm trong môi trường cạnh tranh toàn cầu.
  • Đào tạo
Khoa Tài chính-Ngân hàng đào tạo bậc đại học ngành Tài chính – Ngân hàng, đồng thời đào tạo các chương trình sau đại học gồm đào tạo thạc sĩ (từ năm 2005) và tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế Tài chính-Ngân hàng (từ năm 2007).
  • Chương trình đào tạo cử nhân ngành Tài chính-Ngân hàng được thiết kế theo hệ tín chỉ, dựa trên chương trình khung của Bộ Giáo dục & Đào tạo, tham khảo các chương trình của các trường đại học Mỹ, Anh, Úc và Singapore (California, Texas, Michigan, London, Cambridge, New South Wale, Sidney, NUS). Qua quá trình giảng dạy, Khoa đã điều chỉnh chương trình đào tạo theo cấu trúc và số lượng môn học tương đương các chương trình cùng ngành của các nước tiên tiến trên thế giới. Ngoài ra, với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, từ năm học 2006-2007 Khoa Tài chính-Ngân hàng bắt đầu đào tạo chương trình Cử nhân tài năng với số lượng 25 sinh viên mỗi khóa.
  • Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân Kinh tế chuyên ngành Tài chính-Ngân hàng có kiến thức cơ bản về kinh tế và tài chính;
- Có kiến thức chuyên sâu về tài chính- ngân hàng;
- Có khả năng tư duy, tự phát triển và vận dụng kiến thức được học trong nghiên cứu phân tích đánh giá chính sách tài chính, chính sách tiền tệ ngân hàng;
- Có kỹ năng thực hành phân tích đầu tư tài chính, thị trường tài chính, hoạt động ngân hàng, thẩm định tín dụng… và có khả năng tiếp cận thực tế, giải quyết các vấn đề chuyên môn cụ thể được đảm trách trong từng lĩnh vực chuyên sâu tài chính-ngân hàng.
  • Danh sách Ban chủ nhiệm Khoa Tài chính ngân hàng
TS. Hoàng Công Gia Khánh: Trưởng Khoa Tài chính ngân hàng
TS. Hoàng Thọ Phú: Phó Trưởng Khoa Tài chính ngân hàng

Khoa Kế toán - Kiểm toán

  • Ngành Kế toán (405), Ngành Kiểm toán (409)
Khoa Kế toán - Kiểm toán, tiền thân là Bộ môn Kế toán - Kiểm toán, được thành lập vào ngày 21 tháng 11 năm 2002.
Khoa Kế toán – Kiểm toán được giao nhiệm vụ đào tạo hệ đại học chuyên ngành: Kế toán – Kiểm toán ở các loại hình bậc đại học chính quy, liên thông, bằng 2 và vừa học vừa làm.
  • Danh sách Ban chủ nhiệm Khoa Tài chính ngân hàng
ThS. La Xuân Đào: Phó Trưởng Khoa Kế toán – Kiểm toán, phụ trách Khoa
TS. Phan Đức Dũng: Phó Trưởng Khoa Kế toán – Kiểm toán
Khoa có 21 giảng viên và 1 chuyên viên. Trình độ giảng viên có 1 tiến sỹ, 17 thạc sỹ, 3 cử nhân. Có 3 giảng viên đang học nghiên cứu sinh, 3 giảng viên đang học cao học.

Khoa Tin học Quản lý

  • Ngành Hệ thống thông tin quản lý (406)
Bộ môn Tin học quản lý được thành lập theo Quyết định số 138/QĐ/KKT ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Trưởng Khoa Kinh tế trực thuộc Đại học quốc gia Tp.HCM. Tiền thân là Bộ môn Tin học quản lý, Khoa Tin học quản lý thuộc Trường Đại học Kinh tế – Luật được thành lập theo quyết định số 96/QĐ-ĐHKTL-TCHC ngày 01/7/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế – Luật. Hiện tại Khoa có 2 Bộ môn: Bô môn tin học và Bộ môn Hệ thống thông tin quản lý. Khoa đang đào tạo hệ đại học chính qui chuyên ngành: Hệ thống thông tin Quản lý (MIS – Management Information System).
Bắt đầu từ năm 2004, Khoa Tin học quản lý triển khai đào tạo bậc đại học chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý. Cho đến nay đã có 3 khóa sinh viên tốt nghiệp. Sinh viên chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý của Khoa Tin học quản lý ra trường hầu hết đã có công việc làm tốt tại các doanh nghiệp, ngân hàng trong và ngoài nước. Một số sinh viên của Khoa sau khi tốt nghiệp tiếp tục học cao học và đi du học nước ngoài.
  • Sứ mạng
Khoa Tin học quản lý thuộc Trường Đại học Kinh tế – Luật là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực Tin học – Kinh tế, Hệ thống thông tin quản lý theo tiêu chí chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tiến trình CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.
  • Tầm nhìn
Đến năm 2020 Khoa Tin học quản lý sẽ trở thành cơ sở đào tạo chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý, Thương mại điện tử hàng đầu trong cả nước và uy tín trong khu vực Đông Nam Á.
  • Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân có đầy đủ kiến thức chuyên môn cần thiết về tin học, kinh tế và quản lý; am hiểu và vận dụng kiến thức chuyên môn được đào tạo để giải quyết các vấn đề cụ thể trong quản lý và điều hành doanh nghiệp, ngân hàng; có khả năng tiếp cận thực tiễn nhanh và kỹ năng thực hành tốt.
Sau khi tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Hệ thống thông tin quản lý, sinh viên có đủ khả năng đảm nhận các công việc: Chuyên viên tư vấn, lập kế hoạch, xây dựng và triển khai các dự án hệ thống thông tin, dự án ERP (Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp), thương mại điện tử, marketing và thanh toán điện tử trong doanh nghiệp, ngân hàng; Chuyên viên phân tích dữ liệu, khai phá dữ liệu, thống kê dự báo hỗ trợ ra quyết định trong các doanh nghiệp, ngân hàng, công ty chứng khoán; Kiểm toán viên hệ thống thông tin trong công ty kiểm toán; Lập trình viên, QA –QC (kiểm tra và bảo đảm chất lượng phần mềm) tại các công ty phần mềm; Giảng dạy và nghiên cứu tại các Trường Đại học – Cao đẳng – THCN.
  • Danh sách Ban chủ nhiệm Khoa Tin học quản lý
PGS. TS Nguyễn Ngọc Điện: Phụ Trách Khoa
ThS. Hồ Trung Thành: Phó trưởng Khoa Tin học quản lý
GS. Phạm Công Kha: Trưởng Khoa Danh dự

Khoa Quản trị kinh doanh

  • Ngành Quản trị Kinh doanh (407)
Ngành Quản trị kinh doanh được thành lập theo quyết định số 103/QĐ-ĐHQG-ĐT ngày 10 tháng 02 năm 2006 của Giám đốc Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Bộ môn Quản trị kinh doanh được thành lập theo quyết định số 101/QĐ/KKT-TCHC ngày 01 tháng 9 năm 2006 của Trưởng Khoa Kinh tế, ĐHQG-HCM. Ngày 01 tháng 07 năm 2010, Khoa quản trị kinh doanh được thành lập theo quyết định số 97/QĐ-ĐHKTL-TCHC của Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG-HCM.
Hiện nay, Khoa Quản trị kinh doanh có 17 giảng viên cơ hữu, được đào tạo chuyên sâu trong các lĩnh vực khoa học kinh tế và quản trị kinh doanh từ các trường đại học có uy tín trên thế giới và Việt Nam, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tư vấn kinh doanh cho doanh nghiệp. Trong số giảng viên, 6 người có học vị Tiến sỹ, 9 người có học vị Thạc sỹ, và 2 cử nhân đang chuẩn bị bảo vệ luận văn thạc sỹ
  • Danh sách Ban chủ nhiệm Khoa Quản trị kinh doanh
TSKH. Phạm Đức Chính: Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh
TS. Huỳnh Thanh Tú: Phó Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh

Khoa Luật

  • Ngành Luật Kinh doanh (501), Ngành Luật Thương mại quốc tế (502), Ngành Luật Dân sự (503), Ngành Luật Tài chính - Ngân hàng - Chứng khoán (504).
Khoa Luật thuộc Đại học Kinh tế-Luật được thành lập theo Quyết định số 95/QĐ-ĐHKTL ngày 02 tháng 07 năm 2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật, trên cơ sở kế thừa, phát triển các chức năng, nhiệm vụ của Bộ môn Luật thuộc Khoa Kinh tế, ĐHQG TP. HCM trước đây và xuất phát từ nhu cầu khách quan của quá trình chuyển đổi và cải cách kinh tế, từng bước hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam.
  • Sứ mệnh và mục tiêu đào tạo của Khoa Luật thuộc Đại học Kinh tế-Luật, ĐHQG TP. HCM là:
Đào tạo trình độ đại học và sau đại học ngành luật đạt tiêu chuẩn quốc gia và khu vực, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các địa phương trong cả nước, đặc biệt là cho các tỉnh, thành phía Nam. Qua đó, góp phần xây dựng và phát triển Trường Đại học Kinh tế-Luật trở thành trường đại học tiên tiến của Việt Nam;
Xây dựng và hoàn thiện nội dung, chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến lĩnh vực Luật kinh doanh, Luật thương mại quốc tế, Luật dân sự, Luật tài chính-ngân hàng-chứng khóan;
Đẩy mạnh họat động nghiên cứu theo hướng kết hợp giữa nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn góp phần giải quyết những vấn đề quan trọng trong thực tiễn và khoa học pháp lý đặt ra trong quá trình hội nhập, hình thành các kiến nghị, đề xuất với Nhà Nước trong việc hòan thiện thể chế kinh tế thị trường, hòan thiện khung pháp lý và môi trường kinh doanh;
Chủ động phối hợp với các cơ quan Nhà Nước, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ pháp lý trong và ngòai nước nhằm gắn đào tạo, nghiên cứu khoa với thực tế của đời sống kinh tế-xã hội
  • Danh sách Ban chủ nhiệm Khoa Quản trị kinh doanh
TS. Lê Vũ Nam: Trưởng Khoa Luật
TS. Dương Anh Sơn: Phó Trưởng Khoa Luật

Đội ngũ nhân viên

Tập tin:Uel2.jpg
Trường ĐH Kinh tế - Luật năm 2012

Sự lớn mạnh của Trường Đại học Kinh tế - Luật thể hiện qua đội ngũ cán bộ công chức, từ 12 CB, GV ban đầu, đến nay Trường Đại học Kinh tế - Luật có 215 CB, GV, NV của trường. Trong đó CBGD là 145 người, 95% CBGD có trình độ trên đại học ( 1 GS, 2 PGS, 1 TSKH, 32 TS, 101 ThS )[6]. Trong những năm qua, Trường đã tăng cường việc tuyển dụng và tiếp nhận đội ngũ CBCC, đặc biệt là đội ngũ CBGD có trình độ cao. Đồng thời với việc xây dựng đội ngũ, cơ cấu tổ chức của Trường ngày càng được mở rộng và hoàn thiện. Hiện nay Trường có 8 phòng, 7 khoa và 2 bộ môn trực thuộc. Có thể khẳng định rằng, một trong những thành tựu cơ bản của Trường Đại học Kinh tế - Luật trong những năm qua là sự phát triển của đội ngũ cán bộ công chức cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và phát triển Trường Đại học Kinh tế - Luật trở thành cơ sở đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế và luật.

Hoạt động đào tạo, NCKH

Tập tin:BLF.jpg
Logo của một CLB học thuật của trường

Năm học 2001 – 2002, Trường đào tạo 3 ngành với chỉ tiêu 300 SV hệ chính quy, đến năm học 2012-2013 có 13 ngành đào tạo trình độ đại học và 6 chuyên ngành đào tạo sau đại học với hơn 7200 SV, trên 400 học viên cao học và NCS. Số SV, học viên cao học và NCS khóa 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006 ra trường được xã hội đánh giá có chất lượng cao. Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở tiếp thu và chọn lọc chương trình đào tạo của các trường đại học có uy tín trong và ngoài nước. Năm 2004 Trường Đại học Kinh tế - Luật chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Trường đặc biệt chú trọng công tác biên soạn và xuất bản giáo trình, tài liệu, sách tham khảo phục vụ giảng dạy và học tập. Trường đã chủ trì và tham gia 29 đề đài cấp bộ, nhà nước, 64 đề tài cấp cơ sở. Tổ chức thành công 26 cuộc hội thảo khoa học lớn trong nước và quốc tế. Các đề tài NCKH, hội nghị, hội thảo khoa học đã có những đóng góp tích cực cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong tiến trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam.

Cơ sở vật chất

Trường đã tập trung đầu tư, tăng cường trang thiết bị, nâng cấp hệ thống giảng đường, phòng làm việc hiện có để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đồng thời triển khai thực hiện quy hoạch chi tiết 1/500 dự án thành phần QG-12 trường Đại học Kinh tế - Luật trên diện tích 11,1 ha tại Phường Linh Xuân, Quận Thủ Đức. Đến nay, tòa nhà điều hành và học tập với diện tích sàn: 13.997 m2 và Hội trường đa năng với diện tích 2.229 m2 đang trong giai đoạn hoàn thành và đi vào sử dụng; tạo ra một cơ sở khang trang mang tầm vóc của một trường đại học lớn.

  • Kí túc xá

Kí túc xá của sinh viên nằm trong khuôn viên Kí túc xá Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có cơ sở vật chất hiện đại và chỉ cách 2 km so với vị trí trường mới xây dựng (Cơ sở Linh Xuân), và khoảng 1 km so với khu vực cơ sở cũ (Linh Trung). Đời sống sinh viên trong kí túc xá nhìn chung là khá lành mạnh với nhiều hoạt động thể thao và sinh hoạt giữa các trường thành viên trong cùng khuôn viên kí túc xá. Ngoài ra, sinh viên của Đại học Kinh tế - Luật cũng trọ tại Nhà khách của Đại học Quốc gia TP.HCM (cách trường 2km. Hiện tại, Ký túc xá Khu B đã đi vào hoạt động và hầu hết sinh viên trường Đại học Kinh tế - Luật đều được chuyển sang khu vực này.

Sứ mệnh,tầm nhìn và mục tiêu

Tập tin:Tetlao.jpg
Hoạt động sinh viên quốc tế

Sứ mệnhTrường Đại học Kinh tế - Luật đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chất lượng cao, trở thành trường đại học tiên tiến trong nước, có uy tín trong khu vực và quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, luật, kinh doanh và quản lý”. Tầm nhìn “Đến năm 2020 hình thành nền tảng đại học nghiên cứu, được xếp hạng trong số các trường đại học có uy tín ở khu vực Đông Nam Á. Đến năm 2030 được xếp hạng trong số các trường đại học có uy tín ở khu vực Châu Á”. Mục tiêu “Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chất lượng cao, đào tạo và cung cấp cho xã hội các chuyên gia kinh tế, tài chính – ngân hàng, luật, kinh doanh và quản lý có tầm chiến lược và khả năng thích ứng cao, phục vụ thiết thực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”.

Chú thích

Liên kết ngoài