Cá song da báo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Cá mú chấm)
Cá song da báo
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Perciformes
Họ (familia)Serranidae
Phân họ (subfamilia)Epinephelinae
Tông (tribus)Epinephelini
Chi (genus)Plectropomus
Loài (species)P. leopardus
Danh pháp hai phần
Plectropomus leopardus
(Lacepède, 1802)
Danh pháp đồng nghĩa

Plectropomus leopardus, các tài liệu tiếng Việt gọi là cá song da báo hoặc cá mú chấm bé, là một loài cá biển thuộc chi Plectropomus trong họ Cá mú. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1802.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Danh từ định danh leopardus trong tiếng Latinh có nghĩa là "con báo", hàm ý đề cập đến các đốm xanh phủ khắp cơ thể của loài cá này như loài báo.[2]

Phạm vi phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

Từ bờ biển Ấn Độ (gồm cả Lakshadweepquần đảo Andaman và Nicobar),[3] P. leopardus được phân bố trải dài về phía đông, băng qua khu vực Đông Nam Á đến quần đảo Carolinequần đảo Marshall, xa hơn ở phía đông nam đến FijiTonga, ngược lên phía bắc đến vùng biển phía nam Nhật Bản, giới hạn phía nam đến Úc (từ Tây Úc vòng qua phía bắc đến Queensland) và Nouvelle-Calédonie.[1]

Việt Nam, P. leopardus được ghi nhận tại vịnh Hạ Long (Quảng Ninh);[4] cồn Cỏ (Quảng Trị);[5] quần đảo Hoàng Sa, cù lao Chàm[6] và dọc theo bờ biển Quảng Nam;[7] vịnh Nha Trang (Khánh Hòa);[8] Ninh Thuận;[9] bờ biển Phan Thiết[10]cù lao Câu (Bình Thuận);[11] Côn Đảo;[12] quần đảo An Thới (Phú Quốc).[13]

P. leopardus sống tập trung ở những khu vực mà san hô phát triển phong phú trên các rạn viền bờ và trong đầm phá, độ sâu đến ít nhất là 100 m;[14] cá con sống ở vùng nước nông hơn, thường trên nền đáy nhiều vụn san hô.[1]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở P. leopardus là 120 cm.[14] Loài này có đa dạng màu sắc, từ nâu đỏ, đỏ tươi cho đến xám nâu hoặc nâu lục. Màu sắc của chúng phụ thuộc vào hàm lượng carotenoid (như astaxanthin) trong cơ thể.[15] P. leopardus có thể nhanh chóng chuyển đổi qua lại giữa các màu, và thường xuất hiện các vệt đốm lớn khi đi săn mồi.[16] P. leopardus được phủ dày đặc các chấm xanh lam (trừ vùng bụng và dưới họng). Quanh ổ mắt có vòng viền màu xanh óng.

Số gai ở vây lưng: 8; Số tia vây ở vây lưng: 11; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 15–17; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số vảy đường bên: 89–99.[17]

Sinh thái học[sửa | sửa mã nguồn]

P. leopardus màu đỏ

Thức ăn[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của P. leopardus chủ yếu là những loài cá nhỏ hơn, cá con còn có thể ăn cả động vật giáp xácđộng vật thân mềm.[14]

Loài lưỡng tính[sửa | sửa mã nguồn]

P. leopardus mang giới tính đực từ khi còn là cá con, nhưng cũng có nhiều con đực là từ cá cái trưởng thành chuyển đổi giới tính thành (những con đực này được gọi là lưỡng tính tiền nữ).[18]

Sinh sản[sửa | sửa mã nguồn]

Loài này thường sinh sản theo đàn, từ khoảng 20 cho đến hàng trăm cá thể.[1] Theo quan sát ở rạn san hô Scott (Úc), cá đực khi vào thời điểm sinh sản (từ tháng 8 đến tháng 12) trở nên sẫm đen hơn ở rìa vây đuôi, vây lưng và vây hậu môn.[19]

Cũng ở ngoài khơi bờ đông Úc, P. leopardusPlectropomus maculatus có thể tạp giao với nhau.[20][21] P. maculatuskiểu hình chấm xanh khá giống với P. leopardus, nhưng các chấm ở vùng đầu của P. maculatus thường kéo dài thành những vạch ngắn (không có ở P. leopardus).[16]

P. leopardus có thể sống được đến ít nhất là 19 năm.[1]

Loài bắt chước[sửa | sửa mã nguồn]

Cá con của P. leopardus có thể bắt chước kiểu hình của một số loài cá nóc Canthigaster, như Canthigaster valentiniCanthigaster papua.[22][23]

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

P. leopardus được đánh bắt và xuất khẩu ở nhiều nơi trong phạm vi phân bố của chúng. Do nạn khai thác quá mức trong hơn 20 năm qua ở khu vực Đông Nam Á, chủ yếu nhắm vào những đàn sinh sản của P. leopardus mà loài này đang có nguy cơ suy giảm mạnh (đã được biết đến ở Philippines).[1]

Trong những năm gần đây, công nghệ sinh sản nhân tạo đối với P. leopardus đã thành công ở Trung Quốc. Thị trường nước này ưa chuộng những con cá có màu đỏ tươi, được bán với giá gấp đôi cá màu sẫm đen.[24]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f Choat, J. H.; Samoilys, M. (2018). Plectropomus leopardus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2018: e.T44684A100462709. doi:10.2305/IUCN.UK.2018-2.RLTS.T44684A100462709.en. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2022.
  2. ^ Christopher Scharpf (2021). “Order Perciformes: Suborder Serranoidei: Family Serranidae (part 2)”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2022.
  3. ^ Akhilesh, K.V.; Rajan, P.T.; Vineesh, N.; Idreesbabu, K.K.; Bineesh, K.K.; Muktha, M.; Anulekshmi, C.; Manjebrayakath, H.; Gladston, Y. (2021). “Checklist of serranid and epinephelid fishes (Perciformes: Serranidae & Epinephelidae) of India” (PDF). Journal of the Ocean Science Foundation. 38: 35–65. doi:10.5281/zenodo.5151903.
  4. ^ Seishi Kimura; Hisashi Imamura; Nguyễn Văn Quân; Phạm Thùy Dương (biên tập). Fishes of Ha Long Bay, the World Natural Heritage Site in northern Vietnam (PDF). Đại học Mie, Nhật Bản: Fisheries Research Laboratory. tr. 244.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
  5. ^ Võ Văn Phú; Lê Văn Quảng; Dương Tuấn Hiệp; Nguyễn Duy Thuận (2011). “Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá rạn san hô ven bờ đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị” (PDF). Tạp chí Khoa học Đại học Huế. 64: 85–98. doi:10.26459/jard.v64i1.3092. ISSN 2615-9708.
  6. ^ Nguyễn Văn Long; Mai Xuân Đạt (2020). “Đặc trưng nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ở khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An” (PDF). Vietnam Journal of Marine Science and Technology. 20 (1): 105–120. doi:10.15625/1859-3097/13553. ISSN 1859-3097.
  7. ^ Võ Văn Quang; Lê Thị Thu Thảo; Nguyễn Thị Tường Vi; Trần Thị Hồng Hoa; Nguyễn Phi Uy Vũ; Trần Công Thịnh (2016). “Đa dạng thành phần loài và hiện trạng khai thác họ Cá mú (Serranidae) vùng biển ven bờ Đà Nẵng và Quảng Nam”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển. 16 (4): 405–417. doi:10.15625/1859-3097/16/4/7506. ISSN 1859-3097. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2022.
  8. ^ Võ Văn Quang; Trần Thị Hồng Hoa; Lê Thị Thu Thảo; Trần Công Thịnh (2015). “Đa dạng thành phần loài và kích thước khai thác của một số loài thuộc họ Cá mú (Serranidae) vùng biển ven bờ Khánh Hòa” (PDF). Tạp chí Sinh học. 37 (1): 10–19. doi:10.15625/0866-7160/v37n1.5841. ISSN 1859-3097.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  9. ^ Mai Xuân Đạt; Nguyễn Văn Long; Phan Thị Kim Hồng (2020). “Cá rạn san hô ở vùng biển ven bờ tỉnh Ninh Thuận” (PDF). Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển. 20 (4A): 125–139. doi:10.15625/1859-3097/15656. ISSN 1859-3097.
  10. ^ Tống Xuân Tám; Nguyễn Thị Kiều; Đỗ Khánh Vân (2016). “Thành phần loài cá biển thu ở cảng cá tại thành phố Phan Thiết - tỉnh Bình Thuận”. Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP.HCM. 9 (87): 93–112.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  11. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2002). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  12. ^ Trần Ngọc Cường biên tập (2013). “Thông Tin Về Đất Ngập Nước Ramsar (RIS) – Côn Đảo” (PDF). Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  13. ^ Nguyễn Hữu Phụng; Nguyễn Văn Long (1996). “Một số kết quả nghiên cứu cá rạn san hô ở An Thới (Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang)” (PDF). Tuyển tập nghiên cứu biển. 7: 84–93.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  14. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Plectropomus leopardus trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  15. ^ Maoka, Takashi; Sato, Wataru; Nagai, Hidetada; Takahashi, Toshiyuki (2017). “Carotenoids of Red, Brown, and Black Specimens of Plectropomus leopardus, the Coral Trout (Suziara in Japanese)”. Journal of Oleo Science. 66 (6): 579–584. doi:10.5650/jos.ess16179. ISSN 1347-3352. PMID 28515376.
  16. ^ a b Bray, D. J. (2018). “Common Coral Trout, Plectropomus leopardus (Lacépède 1802)”. Fishes of Australia. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2022.
  17. ^ John E. Randall; Gerald R. Allen; Roger C. Steene (1998). The Fishes of the Great Barrier Reef and Coral Sea. Nhà xuất bản Đại học Hawaii. tr. 118. ISBN 978-0824818951.
  18. ^ Adams, S. (2003). “Morphological ontogeny of the gonad of three plectropomid species through sex differentiation and transition”. Journal of Fish Biology. 63 (1): 22–36. doi:10.1046/j.1095-8649.2003.00098.x.
  19. ^ Samoilys, Melita; Squire, Lyle (1994). “Preliminary Observations on the Spawning Behavior of Coral Trout, Plectropomus leopardus (Pisces: Serranidae), on the Great Barrier Reef” (PDF). Bulletin of Marine Science. 54: 332–342.
  20. ^ Frisch, A.; Van Herwerden, L. (2006). “Field and experimental studies of hybridization between coral trouts, Plectropomus leopardus and Plectropomus maculatus (Serranidae), on the Great Barrier Reef, Australia”. Journal of Fish Biology. 68 (4): 1013–1025. doi:10.1111/j.0022-1112.2006.00977.x. ISSN 0022-1112.
  21. ^ van Herwerden, L.; Choat, J. H.; Dudgeon, C. L.; Carlos, G.; Newman, S. J.; Frisch, A.; van Oppen, M. (2006). “Contrasting patterns of genetic structure in two species of the coral trout Plectropomus (Serranidae) from east and west Australia: introgressive hybridisation or ancestral polymorphisms”. Molecular Phylogenetics and Evolution. 41 (2): 420–435. doi:10.1016/j.ympev.2006.04.024. ISSN 1055-7903. PMID 16806990.
  22. ^ Frisch, Ashley J. (2006). “Are juvenile coral-trouts (Plectropomus) mimics of poisonous pufferfishes (Canthigaster) on coral reefs?”. Marine Ecology. 27 (3): 247–252. doi:10.1111/j.1439-0485.2006.00103.x. ISSN 0173-9565.
  23. ^ Chen, K.-S.; Wen, C. K.-C. (2018). “The predator's new clothes: juvenile Plectropomus maculatus, a mimic of Scolopsis monogramma”. Coral Reefs. 37 (4): 1241–1241. doi:10.1007/s00338-018-01746-9. ISSN 1432-0975.
  24. ^ Yang, Yang; Wu, Li-Na; Chen, Jing-Fang; Wu, Xi; Xia, Jun-Hong; Meng, Zi-Ning; Liu, Xiao-Chun; Lin, Hao-Ran (2020). “Whole-genome sequencing of leopard coral grouper (Plectropomus leopardus) and exploration of regulation mechanism of skin color and adaptive evolution”. Zoological Research. 41 (3): 328–340. doi:10.24272/j.issn.2095-8137.2020.038. ISSN 2095-8137. PMC 7231471. PMID 32212431.