Thảo luận:Hệ Mặt Trời

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CLBài viết này đạt chất lượng chọn lọc.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.
Dự án Thiên văn học
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Thiên văn học, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Thiên văn học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CLBài viết này đạt chất lượng chọn lọc.
Đặc biệtBài viết được đánh giá đặc biệt quan trọng.

Tên gọi[sửa mã nguồn]

Tôi muốn đổi tên bài này thành Hệ mặt trời, có ai phản đối không? DHN 11:27, 17 tháng 3 2005 (UTC)

Nhưng phải suy nghĩ trước khi làm, vì làm sao để phân biệt giữa hệ mặt trời của chúng ta (the Solar System) với một hệ mặt trời khác (any other solar system). Trong các tiếng Anh và Pháp họ dùng các chữ hoa, trong tiếng Việt cách viết chữ hoa chưa thống nhất! Mekong Bluesman
Ồ, vậy Hệ Mặt Trời có phải nói đến hệ mặt trời của chúng ta không? DHN 20:46, 17 tháng 3 2005 (UTC)
Tôi không biết một cách thật đúng về lối viết hoa của tiếng Việt nên tôi không giám nói. Mekong Bluesman
Bài đã được di chuyển từ Thái Dương Hệ đến Hệ Mặt Trời. DHN 17:37, 23 tháng 3 2005 (UTC)

I agree, this name is more popular in Vietnam now.

Đồng ý Hệ Mặt Trời. Avia 09:08, 23 tháng 3 2005 (UTC)

Hệ Mặt Trời và hệ mặt trời[sửa mã nguồn]

Theo tôi, hệ mặt trời của chúng ta thì có thể gọi là hệ mặt trời, viết hoa hay viết thường đều vậy. Thực tế các "mặt trời" khác trong các thiên hà, được gọi là "sao", nên chính xác ra, nếu generalize ra thì là "hệ sao". Tuy nhiên không có từ này. Một số tài liệu nước ngoài gọi các hệ khác là "extra-solar system" hay "extra-solar planetary system" hay tổng quát là "planetary system". Đây là từ chính xác nhất trong tiếng Anh. Vậy ta có thể gọi các hệ khác là, một cách tổng quát nhất là hệ hành tinh. Cùng lắm nói thêm hệ hành tinh ngoài mặt trời. Tttrung 10:49, 23 tháng 3 2005 (UTC)

Good explanation! Tôi đồng ý. The Solar SystemHệ Mặt Trờisolar system (hay planetary system) → hệ hành tinh. Mekong Bluesman

Tôi cho rằng anh Mekong Bluesman có lý khi nhắc đến việc viết Hoa. chúng ta nên dùng theo văn phạm Việt Nam có đề cập:

  1. Nếu xác định đúng một Hệ Mặt Trời nơi ta ở thì đó là danh từ riêng. vì là một cái tên riêng nên phải được viết hoa.
  2. các hệ mặt trời khác trừ khi nó có tên riêng hay đứng đầu câu thì viết chữ cuả tên riêng đó hoa, còn lại không nên lạm dụng chữ hoa

Như vậy nếu viết:

"Hệ mặt trời" tức thị mình ám chỉ một hệ mặt trời nào đó không xác định.

"Hệ Mặt Trời" Đây chỉ hệ mặt trời mà mình đang hưởng thụ. Võ Quang Nhân 17:55, 24 tháng 6 2005 (UTC)

Hành tinh thứ 10[sửa mã nguồn]

Trước đây tôi có nghe nói về một hành tinh nhỏ nữa của hệ mặt trời Hành thinh thứ 10 mà lúc đó nghe loáng thoáng tên là Tử Vương Tinh???? (không dám chắc đúng tên này :) -- ) Đây là các tin tức vưà tìm thấy:

Đây là định nghĩa của en.wikipedia.org 90377 Sedna 90377 Sedna is a trans-Neptunian object, discovered by Mike Brown (Caltech), Chad Trujillo (Gemini Observatory) and David L. Rabinowitz (Yale University) on November 14, 2003. Its discovery was the farthest distance at which any natural object in the solar system has ever been observed. Sedna is described as a cold planetoid, perhaps as large as two-thirds the size of Pluto Mặc dù đây là một "sự có thể" nhưng chắc cũng nên cập nhật

Làng Đậu

Xem en:90377_Sedna#Classification. Chỉ có báo chí mới gọi Sedna là hành tinh thứ 10. Các nhà thiên văn hầu như không ai gọi vậy. Sedna không là hành tinh vì nếu như vậy thì Hệ Mặt Trời sẽ có hành tinh thứ 11, 12, ... rất nhiều giống như Sedna và Pluto, các en:Trans-Neptunian object như Kuiper belt, Oort cloud, ... Thực tế Pluto, một Trans-Neptunian object, cũng không nên được gọi là hành tinh, nhưng vì lý do lịch sử mà nó tồn tại như vậy. Sedna và các hành tinh thứ 10, 11, 12,... mà các báo chí có thể đăng tải sẽ được nói đến trong bài về Kuiper belt, Oort cloud, Trans-Neptunian. Tttrung 7 tháng 7 2005 20:25 (UTC)

Có đặt câu hỏi bàn luận thì mới biết chứ nếu không người biết ít như tôi tra cứu đôi khi sẽ ngạc nhiên vì báo chí viết khác với từ điển (nhất là cả BBC cùng cho rằng đó là hành tinh 10th. !)

  • )

Làng Đậu

Nếu một tờ báo viết một bài có tựa đề là "Các nhà khoa học nghĩ là họ đã khám phá ra một thiên thể có thể là hành tinh thứ 10 (nhưng họ không giám khẳng định)" thì sẽ có bao nhiêu người đọc? Nên đa số họ viết theo kiểu như "Tin nóng hổi: Hành tinh thứ 10 vừa được khám phá!" Một từ điển bách khoa, buồn thay hay vui thay, không có khả năng viết theo kiểu dụ dỗ người đọc như vậy. Nếu đó là một hành tinh thì gọi nó là hành tinh, nếu không thì không gọi và giải thích tại sao, nếu nghi ngờ thì phải giải thích các nghi nghờ. BBC thuộc về lãnh vực báo chí, họ có thể viết như vậy và giải thích trong bài (các loại báo, TV show... tệ hơn nhiều khi không thèm giải thích). Wikipedia thì nên viết rõ. Và cách rõ nhất và đúng nhất được Tttung giải thích bên trên: Sedna không phải là một hành tinh. Mekong Bluesman 7 tháng 7 2005 21:35 (UTC)

Tại trang http://khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_ID=1&Cat_Sub_ID=0&news_id=3197 có nói tới vấn đề các chuyên gia thuộc ĐH Bonn (Đức) đã khẳng định UB313 - thiên thể có thể là hành tinh thứ 10 trong Hệ Mặt Trời-lớn hơn Diêm Vương Tinh. UB313 còn có cả một mặt trăng tên Gabrielle. Newone 12:26, ngày 08 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi dịch phần này từ Wikipedia về hệ mặt trời bằng tiếng Anh và mạn phép đưa vào đây vì trong phần tiếng Việt của chúng ta chưa có. Coconut1002su Bạn nào có trình độ và thời gian rảnh rỗi làm ơn vào trang wikipedia tiếng Anh chuyển các hình ảnh và công thức sang trang này giúp, cảm on nhiều. Coconut1002su 08:45, ngày 15 tháng 3 năm 2006 (UTC

Diêm Vương tinh[sửa mã nguồn]

theo như PP được biết thì sao Diêm Vương đã không còn được xem là 1 hành tinh trong hệ mặt trời nữa ( quyết định của IAU ). Hệ Mặt Trời theo tiêu chí mới chỉ còn lại 8 hành tinh lớn truyền thống, như vậy sao Diêm Vương phải được xếp vào dạng các tiểu hành tinh. Puppy nn 09:58, ngày 11 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Trong bài đã ghi Diêm vương tinh là "hành tinh lùn", nhưng hình như khó đọc thế nào mà đã có đến mấy người thắc mắc/bổ sung rồi. Đề nghị ai thạo về Thiên văn học viết lại đoạn nói đến hành tinh lùn Diêm Vương tinh cho rõ ràng hơn. (tôi đã thử một lần nhưng hình như vẫn chưa đủ rõ) Tmct 10:04, ngày 11 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Thuật ngữ[sửa mã nguồn]

solar flare có thể dịch thành Vết lóe Mặt Trời được không các bạn? Ai có nguồn tiếng Việt đề cập đến thuật ngữ này không?--Tranletuhan (thảo luận) 01:56, ngày 19 tháng 3 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Hành tinh lùn ???[sửa mã nguồn]

Đây rõ ràng là cách dịch máy móc từ tiếng Anh sang tiếng Việt, làm gì có hành tinh lùn, mong Wiki hãy sửa lại thành tiểu hành tinh, vì có hành tinh lùn thì phải có hành tinh cao, vậy cho hỏi hành tinh cao là hành tinh nào, khi đọc rất khó chịu và khó hình dung, đây chỉ là ý kiến đóng góp, không có ý chê bai tác giả, vì mục đích cuối cùng là sự chính xác, thân chào mọi người.

27.3.207.32 (thảo luận) 17:40, ngày 9 tháng 6 năm 2013 (UTC)Can.27.3.207.32 (thảo luận) 17:40, ngày 9 tháng 6 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Nếu bạn không dịch là "hành tinh lùn" vậy làm sao phân biệt "asteroid" và "dwarf planet"? Cả 2 đều dịch là tiểu hành tinh? Tôi thấy tiếng Pháp và một số ngôn ngữ (dùng Google Translate để kiểm chứng) cũng gọi là hành tinh lùn. "Vì có hành tinh lùn thì phải có hành tinh cao"-->đây chỉ là một cách suy diễn thôi mà bạn? Gaconnhanhnhen (thảo luận) 01:36, ngày 11 tháng 6 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Lùi sửa phần thêm vào ghi tên tiếng việt không rõ từ đâu ra. Wikipedia Expert Talk - Help 11:54, ngày 1 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Vận tốc gió mặt trời[sửa mã nguồn]

Trong bài viết trình bày gió mặt trời có vận tốc gần 1,5 triệu km/h là không chính xác, thông tin này cũng không trùng khớp với tài liệu tham khảo (tham khảo số 28). Theo tài liệu tham khảo có đề cập: "The solar wind streams off of the Sun in all directions at speeds of about 400 km/s (about 1 million miles per hour)" tức 400 km/s (khoảng 1 triệu dặm mỗi giờ).

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế sửa đổi ngày 9 tháng 8 năm 2022[sửa mã nguồn]

14.235.201.68 (thảo luận) 05:24, ngày 9 tháng 8 năm 2022 (UTC) đến 15.457.444.77[trả lời]
Từ chối Từ chối do chưa giải thích được yêu cầu sửa đổi. My Things 14:59, ngày 19 tháng 8 năm 2022 (UTC)[trả lời]