Thành viên:FOM/Thử

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

==Re:Thị trường chứng khoán==

Vừa vào trang của ...bác (tức là anh cũng được, bác cũng được^^) để xem tên tuổi thế nào (rút kinh nghiệm gọi DHN là bác xưng cháu), thấy bác biết về Kinh tế, vậy nhờ bác viết nốt bài này nhé. Tôi cũng đang định thông báo "Chịu, viết được đến thế" như đã nói ở thảo luận để đánh tín hiệu cho người khác viết tiếp. Nhờ bac viết tiếp nhé !. FOM (thảo luận) 13:51, ngày 21 tháng 2 năm 2008 (UTC)

Dàn ý tôi đinh như thế này ở bài.

Xuất phát từ ý kiến "Không có gì nổi bật", tôi nghĩ khác đi "thử xem nào, có gì nổi bật không nào", và do đó có tạo dàn ý như sau:

  • Chủ đạo: Bài này chỉ là phụ của bài Thị trường chứng khoán và nêu sự khác biệt ở Thị trường chứng khoán Việt Nam, (tiếc là bài cần có lại sơ sài)
  • Khác biệt:
    • Người dân trở thành nhà đầu tư nhiều qua báo chí, truyền hình - nhưng thiếu kinh nghiệm. Người sành hơn lừa họ vào các bẫy và tâm lý bầy đàn, tung tin qua website...(tựa như thế lực ngầm điều khiển)
    • Các TT giao dịch - nhà nước nắm giữ # tư nhân như nước ngoài
    • Trước khi có thị trường chứng khoán thì do có chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước thành cổ phần, -->Có rất nhiều công ty chưa lên sàn. Thực sự các thông số chưa phản ảnh đúng của nền kinh tế # nước ngoài.
    • Nêu một số bài học khi chưa hiểu biết cả về người dân và nhà nước (nghe đồn: bách hoá bờ hồ có dạo chứng khoán ra sao đó...)
    • Đưa ra thị trường không chính thức: có vài ví dụ về phạt giao dịch không chính thức.
  • Dẫn chứng cho bài: Chủ yếu hướng người đọc biết được thêm càng nhiều càng tốt. Người chịu đọc Wiki sẽ có lợi hơn người đọc ở chỗ khác.
  • Tôn chỉ của bài vẫn là "Sự khác biệt" không phải là thù oán cá nhân, hay nêu cái chưa đúng của người khác gì để viết vậy - mà thực sự thì mọi giải thích phải có ở bài Thị trường chứng khoán rồi. Thêm đuôi Việt Nam chỉ để chỉ ra cái khác biệt mà thôi.

Một mặt khác cũng muốn làm thay đổi suy nghĩ ở mọi người khi nhìn vấn đề ở một chiều ^^

Vài ý vậy, góp cho bác nhé !. FOM (thảo luận) 14:24, ngày 21 tháng 2 năm 2008 (UTC)


{{cần biên tập|Kinh tế}}
{{đang viết}}

Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường chứng khoán diễn ra các giao dịch, mua bán chứng khoán trong lãnh thổ Việt Nam. Sự giao dịch này có thể vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để các nhà đầu tư trong nước có thể tham gia vào đầu tư đến mọi lĩnh vực ngoài quốc gia Việt Nam hoặc những nhà đầu tư ngoài nước có thể tham gia đầu tư vào Việt Nam.

Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng tuân theo các đặc tính của thị trường chứng khoán nói chung trên thế giới, tuy nhiên do đặc điểm Việt Nam mới bắt đầu tham gia vào TTCK, một mặt khác TTCK Việt Nam hình thành trên cơ sở nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, có sự điều tiết của nhà nước nên có một số đặc điểm riêng biệt. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được thành lập trước, hệ thống pháp luật được hoàn thiện rồi mới hình thành thị trường. Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) là một bộ phận của UBCKNN, và cuối cùng những doanh nghiệp niêm yết ở TTGDCK là những công ty cổ phần mà Nhà nước sở hữu vốn với tỷ lệ tương đối lớn[1]

Chính phủ Việt Nam với thị trường chứng khoán[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ trương thành lập[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ trương thành lập TTCK Việt Nam được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua tại Quốc hội khóa IX (năm 1994),[1] nhưng đến ngày 20 tháng 7 năm 2000 TTCK Việt Nam mới bắt đầu chính thức ra đời và đi vào hoạt động.

Văn bản pháp luật liên quan[sửa | sửa mã nguồn]

Nghị định 144/2004/CP-NĐ của Chính phủ Việt Nam về “chứng khoán và thị trường chứng khoán”, Nghị định 187/2004/CP-NĐ về “chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần” vào năm 2004.[2]

Luật Chứng khoán của Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2007,[3] cùng với sự gia nhập của Việt Nam vào WTO thì giao dịch chứng khoán được coi là một sự bắt buộc như một sự cam kết khi gia nhập WTO của Việt Nam.

Can thiệp thị trường chứng khoán[sửa | sửa mã nguồn]

Chính phủ Việt Nam có các chính sách để can thiệp vào thị trường chứng khoán trong nước. Trong các biến động liên tục hạ thấp chỉ số VN-Index vào quý I năm 2008, Chính phủ đã điều chỉnh biên độ dao động giá cổ phiếu và chứng chỉ quỹ ở cả hai sàn Hà Nội và TP HCM: Cụ thể là điều chỉnh xuống mức lần lượt 2% và 1%[4]

Nhà đầu tư[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà đầu tư trong nước[sửa | sửa mã nguồn]

Mọi người dân tham gia vào giao dịch mua bán chứng khoán được gọi là nhà đầu tư chứng khoán, trong bài này viết tắt là nhà đầu tư. Do mới bắt đầu tham gia vào thị trường chứng khoán nên các nhà đầu tư Việt Nam thường có những

Ảnh hưởng của quảng bá

Khi thị trường chứng khoán Việt Nam đang diễn ra thì có rất nhiều cơ quan báo chí đã viết về nó như một sự đầu tư rất lãi khiến cho nhiều người dân Việt Nam trở thành các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường chứng khoán với một nhận thức hạn hẹp về nó. Có rất nhiều nguồn thông tin để các nhà đầu tư tham khảo, lấy làm định giá so sánh khi quyết định lựa chọn đầu tư vào loại cổ phiếu nào[5] và do đó cũng dễ bị mất vốn đầu tư bởi những nhà đầu tư khác sành sỏi và thủ đoạn hơn như một quy luật chung trong thị trường chứng khoán trên thế giới.

Hiểu biết về TTCK còn hạn chế

Trên thực tế thì thị trường chứng khoán ở các quốc gia khác ngoài Việt Nam đã có lịch sử lâu năm thì ở Việt Nam lĩnh vực này còn khá mới mẻ. Ngay những cuốn sách viết về chứng khoán xuất bản bằng tiếng Việt ở Việt Nam những năm trước đây khá ế ẩm trong các hiệu sách thì nay trở lên bán rất chạy. Và cũng chính do sự bán chạy này khiến cho các tác giả và các nhà xuất bản đua nhau liên tục cho ra đời các đầu sách mới khiến cho chất lượng thấp, nhiều sách đơn thuần chỉ là các bản dịch của những tác giả nước ngoài không mấy tên tuổi. [6] Chính vì vậy các nhà đầu tư càng hiểu lệch lạc về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Tâm lý bầy đàn

Một trong các đặc điểm của các nhà đầu tư ở Việt Nam là có hiệu ứng “tâm lý bầy đàn” rất mạnh[7], điều này đã được chứng minh bằng các nghiên cứu cụ thể bằng số liệu và mô hình của các nhà kinh tế học trong và ngoài nước[8]

Phụ thuộc vào thông tin

Vào tháng 7 năm 2007, Merill Lynch đưa ra bản nhận xét về thị trường chứng khoán Việt Nam đã không còn hấp dẫn như trước nữa, thông tin này gây nên một sự hoảng loạn trên thị trường chứng khoán Việt Nam.[9] Đáp lại lời nhận xét này, một vài quan chức ở Việt Nam cho rằng công báo đó chỉ mang tính chất cá nhân, và khuyên các nhà đầu tư trong và ngoài nước nên phân tích kỹ các nguồn tin trước khi có các tâm lý dao động. Các động thái này của các nhà đầu tư ở Việt Nam cho thấy rằng họ chưa có đủ các tố chất để tham gia vào thị trường chứng khoán một cách vững vàng.

Nhà đầu tư nước ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Những nhà đầu tư chứng khoán người nước ngoài hoặc những người gốc Việt sinh sống ở nước ngoài lâu năm thường tiếp xúc sớm với môi trường đầu tư chứng khoán so với các nhà đầu tư trong nước. Chính do đó họ có những đánh giá và nhìn nhận một cách sâu sắc hơn, thường đưa ra các quyết định đầu tư táo bạo, mạo hiểm nhưng có tầm nhìn rộng. Hãy xem một ví dụ sau:...

Trung tâm giao dịch chứng khoán[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên tắc hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Sự hoạt động của các trung tâm giao dịch chứng khoán Việt Nam cũng tuân theo các nguyên tắc chung:

  • Nguyên tắc trung gian: Giao dịch chứng khoán thực hiện thông qua đơn vị môi giới để đảm bảo tính chính xác của giao dịch.
  • Nguyên tắc đấu giá: Định giá thông qua cuộc bán đấu giá, tức là khi lượng cung cầu bằng nhau thì chứng khoán mới được giao dịch nhằm tạo ra tính công bằng trên thị trường.
  • Nguyên tắc công khai: Tất cả thông tin liên quan đến chứng khoán: giá cả, khối lượng cung cấp, lượng cầu ... đều phải được hiển thị trên bảng điện tử tại các trung tâm giao dịch chứng khoán. Công ty phát hành phải công khai tình trạng tài chính trên thị trường để tạo ra sự cạnh tranh hoàn hảo cho mọi thành viên tham gia thị trường chứng khoán.
  • Nguyên tắc về pháp chế hoá giao dịch: Các giao dịch phải thực hiện theo luật định và thông qua tổ chức trung gian quản lý tài khoản.

Cơ chế hoạt động của thị trường chứng khoán[sửa | sửa mã nguồn]

Đối với thị trường OTC

Trên thị trường OTC, các nhà đầu tư thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán thông qua các đơn vị môi giới mà không trao đổi trực tiếp với nhau. Các hình thức trao đổi trực tiếp với nhau mà không công khai được coi là vi phạm luật pháp và bị xử phạt hành chính.

Đối với thị trường chính thức

Hoạt động của Trung tâm Giao dịch là nhận lệnh từ nhà đầu tư, sau đó so những lệnh đặt mua với những lệnh đặt bán tìm ra những lệnh khớp. Tức là, lúc này giá giao dịch là tốt nhất cho cả hai bên, và do đó kết quả giao dịch được hình thành.

Một số lệnh thường được thực hiện trong quá trình giao dịch chứng khoán:

  1. Lệnh thị trường: với lệnh này, nhà đầu tư sẽ chấp nhận giao dịch theo giá thị trường tại thời điểm giao dịch.
  2. Lệnh giới hạn: lệnh này ấn định mức giá giới hạn mà nhà đầu tư sẵn sàng mua hoặc sẵn sàng bán. Giá giới hạn mua là mức giá cao nhất mà nhà đầu tư muốn mua. Giá giới hạn bán là mức giá thấp nhất mà nhà đầu tư sẵn sàng bán. Đối với lệnh này nhà đầu tư phải ấn định thời gian áp dụng lệnh.
  3. Lệnh ngưng: là lệnh chỉ được thực hiện khi đạt hoặc vượt mức giá qui định. Trong đó, lệnh ngưng mua được đưa ra khi giá mua trên giá thị trường; lệnh ngưng bán được đưa ra khi giá bán thấp hơn giá thị trường.

Hai phương thức phối kết lệnh thông thường

  1. Phối kết lệnh được thực hiện theo tập hợp lệnh: theo phương thức này, giá giao dịch sẽ được xác định tại điểm cân bằng cao nhất của tổng cung và cầu chứng khoán trong khoảng thời gian nhất định. Phương pháp này sẽ xác định được giá giao dịch trên cơ sở cung và cầu về chứng khoán. Điều này thể hiện tính công khai và minh bạch của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, nếu như cung và cầu về chứng khoán bị mất cân đối, thì trong một thời gian nhất định cần có sự can thiệp kịp thời về giao dịch chứng khoán để lập lại vị trí cân bằng.
  2. Phối lệnh liên tục: theo phương thức này thì giá giao dịch được hình thành theo thứ tự đặt mua. Với hình thức này thì các nhà đầu tư và nhà môi giới có thể cạnh tranh với nhau để giành lấy quyền ưu tiên khi có sự thay đổi mạnh về cung và cầu chứng khoán. Do đó, cách thức này không bảo vệ được lợi ích của nhà đầu tư.

Các trung tâm giao dịch chứng khoán[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến tháng 2 năm 2008, thị trường chứng khoán ở Việt Nam có các trung tâm giao dịch chứng khoán thứ cấp chính thức lớn và hợp pháp là Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Các biến động chính của Vn-Index[sửa | sửa mã nguồn]

Từ khi thành thành lập đến năm 2008, một số sự thay đổi lớn của chỉ số Vn-Index như sau:

  • 2000 đến 2003: Dao động trong khoảng 150 đến 300 điểm.
  • Cuối năm 2005: Vượt lên đến 350 điểm và tiếp tục tăng.
  • Đầu 2006, Vn-Index dao động quanh 500 điểm.
    • Đến ngày 6 tháng 7 năm 2006, lần thứ hai trong nửa đầu năm 2006, Vn-Index chỉ đạt 499,80 điểm
  • Năm 2007 với mốc điểm 750, rồi 900 và vượt qua 1.000 điểm.
    • Ngày 22 tháng 2 năm 2008, Vn-Index lần đầu tiên trong vòng hai năm qua tụt khỏi ngưỡng 700 điểm và tiếp tục giảm mạnh. Chỉ trong tuần thứ tư của tháng 3 năm 2008, Vn-Index đã mất gần 100 điểm.
    • Ngày 25 tháng 3 năm 2008. Vn-Index tuột mốc 500 điểm. Tức là quay lại thời kỳ trước đó 2 năm[10].

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Một số luận điểm về thị trường chứng khoán - thực trạng thị trường chứng khoán ở TP.HCM
  2. ^ Phiên đấu giá sẽ thành công tốt đẹp
  3. ^ Khi chứng khoán hội nhập
  4. ^ Thu hẹp biên độ dao động giá cổ phiếu Bài của Ngọc Châu đăng trên VnExpress ngày 25/3/2008
  5. ^ Căn bệnh quá lạc quan
  6. ^ Bát nháo sách chứng khoán
  7. ^ Một số sai lầm của các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam
  8. ^ Tính dị thường của lợi suất cổ phiếu tại TTGDCK TP.HCM giai đoạn 2000-2006
  9. ^ Các nhà đầu tư chứng khoán phải biết phân tích các nguồn tin
  10. ^ Chứng khoán nhăm nhe ngưỡng 'đốt sàn' Bài của Bạch Hường trên VnExpress ngày 25/3/2008

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

{{Sơ khai}}

Thể loại:Kinh tế

Thể loại:Việt Nam