Tinh thần động vật

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tinh thần động vật (Animal spirits) là cụm từ do nhà kinh tế học John Maynard Keynes sử dụng trong một trong những cuốn sách luận về kinh tế của ông trong ấn phẩm: "Học Thuyết chung về Việc Làm, Lãi suất và Tiền tệ" (The General Theory of Employment, Interest and Money) xuất bản vào năm 1936 và sau này Joan Robinson là người truyền bá. Tinh thần động vật hay còn gọi dưới dạng xã hội là "Tâm lý đám đông" được sử dụng để mô tả tâm lý của con người chi phối niềm tin tiêu dùng, tâm lý đám đông tạo ra lòng tin của con người. John Maynard Keynes tin rằng đầu tư xuất hiện vào những lúc bùng phát tinh thần lạc quan, mà ông gọi là tinh thần bầy đàn.

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế, cụ thể là đầu tư. John Maynard Keynes cho rằng hầu hết hoạt động kinh tế đều là thành quả của các động cơ lí trí về kinh tế, nhưng đồng thời cũng bị điều khiển bởi tinh thần động vật (Animal spirits) một cách tự nhiên và bản năng vì trong con người tồn tại những động cơ phi kinh tế. Trong quan điểm của Keynes, tinh thần động vật là lí do chính của những biến động kinh tế thường thấy. Tinh thần động vật trong đầu tư là một cách lý giải về đầu tư cho rằng không thể sử dụng mô hình toán để xác định đầu tư, mà phải phân tích đầu tư trên cơ sở nhận biết bản năng hay tính khí của nhà kinh doanh, tức phản ứng tự nhiên của họ.

Chính bản năng của các nhà kinh doanh tạo ra làn sóng lạc quanbi quan trong nền kinh tế khi có biến động. Tinh thần động vật là sự tự tin, sợ hãi và bi quan của nhà đầu tư ảnh hưởng đến các quyết định khiến thúc đẩy hoặc cản trở tăng trưởng kinh tế. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã chứng minh vai trò của tinh thần động vật trong các thị trường tài chính. Nếu tinh thần thấp thì mức độ tin cậy sẽ thấp, điều này sẽ kéo thị trường đi xuống ngay cả khi nền tảng của nền kinh tế vẫn mạnh và ngược lại. Học thuyết này là đặc biệt cần thiết trong bối cảnh các cuộc suy thoái kinh tế ngày nay để cổ xúy cho các tâm lý kinh doanh.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Keynes, John M. (1936). The General Theory of Employment, Interest and Money. London. Macmillan. pp. 161–162.
  • Hypothesis explaining the properties of light Thomas Birch, The History of the Royal Society, vol. 3 (London: 1757), pp. 247–305.
  • "Animal Spirits", by William Safire, The New York Times, ngày 10 tháng 3 năm 2009
  • Hobbes, Thomas. Leviathan. pp. Chapter 34.
  • Emerson, Ralph Waldo (1870). Society and Solitude. Boston: Fields, Osgood & Co. p. 11.
  • Marx, Karl. "Chapter 13: Cooperation". Capital, Volume 1.
  • Marx, Karl. "Chapter 14: Division of Labour and Manufacture". Capital, Volume 1.
  • https://www.arthur-conan-doyle.com/index.php?title=The_Silver_Hatchet#The_Silver_Hatchet
  • Coates, John (ngày 14 tháng 6 năm 2012). The hour between dog and wolf: risk-taking, gut feelings and the biology of boom and bust (1st American ed.). New York: Penguin Press. ISBN 978-1594203381.
  • Barnett, Vincent (2015-06-01). "Keynes and the Psychology of Economic Behavior: From Stout and Sully to The General Theory". History of Political Economy. 47 (2): 307–333. doi:10.1215/00182702-2884345. ISSN 0018-2702.
  • Akerlof, George A.; Shiller, Robert J. (2009). Animal Spirits: How Human Psychology Drives the Economy, and Why It Matters for Global Capitalism. Princeton, NJ: Princeton University Press. ISBN 978-0691142333.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]