Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

(Đổi hướng từ Trường Âm nhạc Việt Nam)
Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Vietnam National Academy of Music - VNAM
Biểu trưng của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Địa chỉ
,
thành phố Hà Nội
,
nước Việt Nam
Tọa độ21°01′24,1″B 105°49′33,3″Đ / 21,01667°B 105,81667°Đ / 21.01667; 105.81667
Thông tin
Tên khácHọc viện Âm nhạc
Tên cũTrường Âm nhạc Việt Nam
LoạiHọc viện Nghệ thuật
Thành lập1956; 68 năm trước (1956)
HệCông lập
Mã trườngNVH
Giám đốcTS.NSND. Đỗ Quốc Hưng (Phó Giám đốc phụ trách)
Thể thaoÂm Nhạc
Biệt danhTrường Nhạc
Websitehttps://www.vnam.edu.vn
Thông tin khác
Viết tắtHVÂNQGVN/VNAM
Thuộc tổ chứcBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởng danh dựThs. Dương Thị Thanh Bình
NSND. Bùi Công Duy

Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (tiếng Anh là: Vietnam National Academy of Music - VNAM) được thành lập từ năm 1956, với ba chức năng chính là Đào tạo, Nghiên cứu khoa học và Biểu diễn âm nhạc. Học viện là một trong những trung tâm âm nhạc lớn, có uy tín của Việt Nam và khu vực.[1]

Trụ sở nhà trường được đặt tại: số 77 phố Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, nước Việt Nam.

Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Được thành lập năm 1956, lấy tên là Trường Âm nhạc Việt Nam (tiền thân của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam ngày nay). Năm 1976, Viện Nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam (nay là Viện Âm nhạc) được tách ra khỏi Vụ Vǎn học nghệ thuật Việt Nam (nay là Liên hiệp Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam) và trở thành đơn vị trực thuộc của Nhà trường. Năm 1982, Trường Âm nhạc Việt Nam đổi tên thành Nhạc viện Hà Nội. Năm 2008, Chính phủ Việt Nam đổi tên Nhạc viện Hà Nội thành Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Ngày nay, Học viện với đội ngũ giáo sư, giảng viên, nghệ sĩ đầu ngành và các sinh viên xuất sắc đã đóng vai trò là nghệ sĩ độc tấu chủ chốt trong các chương trình biểu diễn âm nhạc quan trọng của cả nước. Hàng năm, dàn nhạc giao hưởng Hà Nội, dàn nhạc thính phòng, dàn Hợp xướng, dàn nhạc Dân tộc Việt Nam với hàng trăm buổi biểu diễn thuộc nhiều thể loại âm nhạc khác nhau, đã phục vụ tốt các dịp lễ lớn của Việt Nam, phục vụ xã hội, tuyên truyền nền âm nhạc dân tộc Việt Nam đối với thế giới cũng như đóng góp tích cực vào việc nâng cao dân trí và đời sống nghệ thuật của Nhân dân Việt Nam.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Giới thiệu về quá trình phát triển”. Trang thông tin điện tử Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2018.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]