Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Shopee Việt Nam”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
AlphamaEditor, Executed time: 00:00:02.7156491
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
{{DISPLAYTITLE:Shopee}}
{{Tóm tắt về công ty
{{Tóm tắt về công ty
| tên = Shopee Việt Nam
| tên = Shopee Việt Nam
Dòng 10: Dòng 11:
}}
}}


'''Shopee Việt Nam''' là sàn giao dịch [[thương mại điện tử]] có trụ sở đặt tại [[Singapore]], thuộc sở hữu của tập đoàn SEA (trước đây là [[Garena]]), được thành lập vào năm 2009 bởi Forrest Li<ref>[http://tinnhanhchungkhoan.vn/quoc-te/bai-hoc-cho-startup-viet-nhin-tu-startup-lon-nhat-dong-nam-a-163464.html], “Bài học cho startup Việt nhìn từ startup lớn nhất Đông Nam Á”. theo tinhanhchungkhoan. 9/9/2016</ref>. Shopee được giới thiệu lần đầu tại Singapore vào năm 2015, và hiện đã có mặt tại các quốc gia: [[Singapore]]; [[Malaysia]]; [[Thái Lan]]; [[Đài Loan]]; [[Indonesia]], và [[Philipines]]<ref>[https://careers.shopee.com/about/], “Câu chuyện về chúng tôi”. theo Shopee. 2017</ref>.
'''[https://shopee.vn/ Shopee] Việt Nam''' là sàn giao dịch [[thương mại điện tử]] có trụ sở đặt tại [[Singapore]], thuộc sở hữu của tập đoàn SEA (trước đây là [[Garena]]), được thành lập vào năm 2009 bởi Forrest Li<ref>[http://tinnhanhchungkhoan.vn/quoc-te/bai-hoc-cho-startup-viet-nhin-tu-startup-lon-nhat-dong-nam-a-163464.html], “Bài học cho startup Việt nhìn từ startup lớn nhất Đông Nam Á”. theo tinhanhchungkhoan. 9/9/2016</ref>. Shopee được giới thiệu lần đầu tại Singapore vào năm 2015, và hiện đã có mặt tại các quốc gia: [[Singapore]]; [[Malaysia]]; [[Thái Lan]]; [[Đài Loan]]; [[Indonesia]], và [[Philipines]]<ref>[https://careers.shopee.com/about/], “Câu chuyện về chúng tôi”. theo Shopee. 2017</ref>.
== Lịch sử ==
== Lịch sử ==
Vào năm 2015, Shopee được ra mắt tại [[Singapore]] với định hướng là sàn thương mại điện tử phát triển chủ yếu trên thiết bị di động<ref>[https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/thuong-mai-dien-tu/tin-tuc/shopee-gia-nhap-thi-truong-thuong-mai-dien-tu-viet-nam-3449667.html], “Shopee gia nhập thị trường thương mại điện tử Việt Nam”. theo Vnexpress. 9/8/2016</ref>, hoạt động như một mạng xã hội phục vụ nhu cầu mua bán mọi lúc, mọi nơi cho người dùng. Tích hợp hệ thống vận hành, giao nhận và hỗ trợ về khâu thanh toán, Shopee là bên trung gian giúp việc mua sắm trực tuyến dễ dàng và an toàn hơn cho cả bên mua lẫn bên bán.
Vào năm 2015, Shopee được ra mắt tại [[Singapore]] với định hướng là sàn thương mại điện tử phát triển chủ yếu trên thiết bị di động<ref>[https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/thuong-mai-dien-tu/tin-tuc/shopee-gia-nhap-thi-truong-thuong-mai-dien-tu-viet-nam-3449667.html], “Shopee gia nhập thị trường thương mại điện tử Việt Nam”. theo Vnexpress. 9/8/2016</ref>, hoạt động như một mạng xã hội phục vụ nhu cầu mua bán mọi lúc, mọi nơi cho người dùng. Tích hợp hệ thống vận hành, giao nhận và hỗ trợ về khâu thanh toán, Shopee là bên trung gian giúp việc mua sắm trực tuyến dễ dàng và an toàn hơn cho cả bên mua lẫn bên bán.
Dòng 27: Dòng 28:
== Tham khảo ==
== Tham khảo ==
{{tham khảo}}
{{tham khảo}}
__CHỈ_MỤC__

Phiên bản lúc 07:41, ngày 11 tháng 5 năm 2018

Shopee Việt Nam
Ngành nghềBán lẻ, Thương mại điện tử
Lĩnh vực hoạt độngSàn giao dịch thương mại điện tử
Thành lập2015
Trụ sở chínhTầng 15, 16, 17 - Tòa nhà Saingon Centre, Số 92 - 94 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam
Sản phẩmĐiện thoại, máy tính bảng, thời trang và phụ kiện, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, đồ chơi và đồ dùng thể thao, nhà cửa đời sống...
Websiteshopee.vn

Shopee Việt Nam là sàn giao dịch thương mại điện tử có trụ sở đặt tại Singapore, thuộc sở hữu của tập đoàn SEA (trước đây là Garena), được thành lập vào năm 2009 bởi Forrest Li[1]. Shopee được giới thiệu lần đầu tại Singapore vào năm 2015, và hiện đã có mặt tại các quốc gia: Singapore; Malaysia; Thái Lan; Đài Loan; Indonesia, và Philipines[2].

Lịch sử

Vào năm 2015, Shopee được ra mắt tại Singapore với định hướng là sàn thương mại điện tử phát triển chủ yếu trên thiết bị di động[3], hoạt động như một mạng xã hội phục vụ nhu cầu mua bán mọi lúc, mọi nơi cho người dùng. Tích hợp hệ thống vận hành, giao nhận và hỗ trợ về khâu thanh toán, Shopee là bên trung gian giúp việc mua sắm trực tuyến dễ dàng và an toàn hơn cho cả bên mua lẫn bên bán.

Shopee Việt Nam độc quyền cung cấp chính sách mua sắm online an toàn với tên gọi “Shopee Đảm Bảo”, chỉ thanh toán cho người bán khi người mua đã nhận được hàng thành công[4].

Vào năm 2017, Shopee Việt Nam cho ra mắt Shopee Mall[5], cổng bán hàng với cam kết chính hãng từ các thương hiệu hàng đầu và các nhà bán lẻ lớn tại Việt Nam.

Mô hình kinh doanh

Mô hình ban đầu của Shopee Việt Nam là C2C Marketplace - Trung gian trong quy trình mua bán giữa các cá nhân với nhau[4]. Tuy nhiên, hiện nay Shopee Việt Nam đã trở thành mô hình lai khi có cả B2C (doanh nghiệp đến người tiêu dùng). Shopee không tính phí của người bán / hoa hồng và phí đăng bán sản phẩm.

Thị phần

Tính đến năm 2017, nền tảng này đã ghi nhận 80 triệu lượt tải ứng dụng, tại Việt Nam là hơn 5 triệu lượt[6]. Sàn này hiện đang làm việc với hơn bốn triệu nhà cung cấp với hơn 180 triệu sản phẩm. Cũng trong quý 4 năm 2017, tổng giá trị hàng hóa của Shopee được báo cáo đạt 1,6 tỷ đô la Mỹ, tăng 206% so với năm trước[7]. Tuy nhiên, tình trạng thua lỗ ở tập đoàn mẹ là SEA group cũng tăng đáng kể. Tập đoàn này ghi nhận khoản lỗ ròng 252 triệu USD trong quý 4/2017, tăng 306% so với mức lỗ ròng 62 triệu USD của quý 4/2016.

Phát hành cổ phiếu ra công chúng

Tập đoàn Sea Group vừa qua đã đệ đơn phát hành cổ phiếu[8] ra công chúng lần đầu (IPO) trên sàn chứng khoán New York (NYSE) vào tháng 10/2017 với trị giá 1 tỷ đô la Mỹ. Tencent là tập đoàn thụ hưởng chính của việc niêm yết Sea group với 39.7% cổ phần, trong khi Blue Dolphins Venture - một tổ chức riêng của nhà sáng lập Forrest Li - chiếm 15%. Cá nhân ông Li nắm giữ 20% và 10% còn lại thuộc sở hữu của Giám Đốc Công Nghệ Gang Ye[9].

Giải thưởng

Vào năm 2015, Shopee đã được trao giải thưởng “Khởi Nghiệp Của Năm tại Singapore” trong ấn bản thứ hai của tạp chí “Giải thưởng Vulcan”, được đăng tải bởi nhà xuất bản số Vulcan Post của Singapore[10].

Tham khảo

  1. ^ [1], “Bài học cho startup Việt nhìn từ startup lớn nhất Đông Nam Á”. theo tinhanhchungkhoan. 9/9/2016
  2. ^ [2], “Câu chuyện về chúng tôi”. theo Shopee. 2017
  3. ^ [3], “Shopee gia nhập thị trường thương mại điện tử Việt Nam”. theo Vnexpress. 9/8/2016
  4. ^ a b [4], “Giám đốc tài chính Shopee: Nếu cứ cố bám theo ý tưởng ban đầu và miệt mài đổ tiền vào TMĐT thì chắc chắn thất bại”. theo Genk. 11/4/2016
  5. ^ [5], “Shopee chính thức ra mắt Shopee Mall từ ngày 10/10”. theo Zing. 10/10/2017
  6. ^ [6], “Shopee Việt Nam bắt tay FPT Trading "tấn công" nhu cầu mua sắm của nam giới”. theo baodautu.vn. 13/07/2017
  7. ^ [7], “Shopee đặt mục tiêu tăng trưởng hai con số tại Việt Nam”. theo tuoitre.vn. 10/08/2017
  8. ^ [8], “Sea (tên cũ là Garena) chuẩn bị IPO tại Mỹ, sẽ gọi vốn 1 tỷ USD”. theo Genk. 25/9/2017
  9. ^ [9], “Southeast Asia games firm Sea, formerly Garena, files for $1 billion US IPO”. theo Techcrunch. 24/9/2017
  10. ^ [10], “The Winners Of The 2015 Vulcan Awards: GrabTaxi, Airbnb, WhatsApp & More!”. theo Vulcan. 14/12/2015