Áp thấp nhiệt đới Usman (2018)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Usman (35W)
Áp thấp nhiệt đới (Thang JMA)
Áp thấp nhiệt đới (SSHWS/NWS)
Usman gần Philipines ngày 27 tháng 12 năm 2018
Hình thành25 tháng 12 năm 2018
Tan29 tháng 12 năm 2018
Sức gió mạnh nhấtDuy trì liên tục trong 10 phút:
55 km/h (35 mph)
Duy trì liên tục trong 1 phút:
55 km/h (35 mph)
Áp suất thấp nhất1000 mbar (hPa); 29.53 inHg
Số người chết156 xác nhận, 26 mất tích
Thiệt hại$103 triệu (USD )
Một phần của Mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương 2018

Áp thấp nhiệt đới 35W[1], được biết đến ở Philippines với tên gọi áp thấp nhiệt đới Usman[2] là một hệ thống yếu tác động đến Philipines vào dịp cuối năm.Hệ thống đã từng được dự báo sẽ trở thành một cơn bão nhiệt đới, song nó đã không đạt được tới cấp độ này.Nó đã bị một khối không khí lạnh có cường độ rất mạnh đẩy xuống phía Nam, suy yếu thành áp thấp và tan đi vào ngày 29 tháng 12.Tuy vậy tàn dư của cơn này được một khu vực áp suất khác hình thành vào ngày hôm sau và khu vực áp suất thấp này đã trở thành cơn bão nhiệt đới Pabuk.Tuy không mạnh nhưng Usman đã gây thiệt hại lớn về người với hơn 150 người chết do lũ quét và sạt lở đất, vì công tác phòng chống chủ quan.

Lịch sử khí tượng[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu đồ thể hiện đường đi và cường độ của bão theo thang Saffir-Simpson
Chú thích biểu đồ
     Áp thấp nhiệt đới (≤38 mph, ≤62 km/h)
     Bão nhiệt đới (39–73 mph, 63–118 km/h)
     Cấp 1 (74–95 mph, 119–153 km/h)
     Cấp 2 (96–110 mph, 154–177 km/h)
     Cấp 3 (111–129 mph, 178–208 km/h)
     Cấp 4 (130–156 mph, 209–251 km/h)
     Cấp 5 (≥157 mph, ≥252 km/h)
     Không rõ
Kiểu bão
▲ Xoáy thuận ngoài nhiệt đới / Vùng áp thấp / Nhiễu động nhiệt đới / Áp thấp gió mùa

Một áp thấp nhiệt đới hình thành ở biển Philippines vào ngày 25 tháng 12. Nó đi vào khu vực khu vục chịu trách nhiệm của Philipines (PAR) và Philipines đặt tên cho áp thấp nhiệt đới đáng kể là "Usman".Nó đã được dự báo có khả năng mạnh lên thành bão nhiệt đới song nó không đạt đến cấo độ này. Áp thấp nhiệt đới Usman đã đổ bộ lần đầu tiên tại Samar, Đông Visayas vào ngày 28 tháng 12,khi đó Philipines đã giáng nó xuống chi còn là vùng áp thấp và ngưng các cảnh báo về nó. Nó đã đi qua Palawan và các khu vực khác vào cuối tuần. Áp thấp nhiệt đới Usman đã không thể đi qua Philippines và bị các trung tâm khí tượng khác hạ xuống mức thấp còn sót lại. Mức thấp còn sót lại trước đây là Usman đã mang đến mưa lớn cho các vùng của đất nước. Phần còn lại của 35W đã được hấp thụ bởi một vùng thấp vào ngày 30 tháng 12, sau này trở thành bão nhiệt đới Pabuk.[3][4]

Chuẩn bị và tác động[sửa | sửa mã nguồn]

Usman khi trên Philipines ngày 29 tháng 12 năm 2018

Công tác phòng chống[sửa | sửa mã nguồn]

Công tác phòng chống bão Usman ở Philipines khá chủ quan vì sức gió của nó không quá lớn và người dân Philipines quá tự tin do họ đang ở trong kì nghỉ Giáng sinh và chuẩn bị chào đón năm mới.Chính quyền cũng không đưa ra cảnh báo kịp thời cho người dân dẫn đến hậu quả nặng nề.[5]

Tác động[sửa | sửa mã nguồn]

Khi đi qua Philippines, Usman đã mang theo mưa lớn gây ra nhiều trận lở đất,ban đầu thống kê nó khiến 125 người thiệt mạng và thiệt hại về nông nghiệp là 528,5 triệu Php (10 triệu USD).[4] Dù ra khỏi Philipines nhưng nó vẫn gây mưa lớn dai dẳng,khiến công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn.[5]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]


  1. ^ 35W không phải là số hiệu quốc tế chính thức mà là số hiệu của JTWC-Trung tâm Cảnh báo bão Liên hợp.Khi một hệ thống di chuyển vào Tây Bắc Thái Bình Dương và được Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) công nhận là bão nhiệt đới thì nó sẽ được gán số hiệu chính thức,số hiệu đó gồm hai chữ số cuối của một năm kèm thứ tự xuất hiện của cơn bão trong năm đó.Còn JTWC sẽ gắn số hiệu khi một hệ thống áp suất thấp trở thành xoáy thuận nhiệt đới, số hiệu đó gồm thứ tự xuất hiện của XTNĐ trong năm kèm hậu tố "W"
  2. ^ Usman ở đây không phải là tên quốc tế của bão mà là tên địa phương mà PAGASA đặt cho nó.Khi một hệ thống di chuyển vào Tây Bắc Thái Bình Dương được Cơ quan khí tượng Nhật Bản (JMA) công nhận là bão nhiệt đới thì hệ thống sẽ được JMA đặt tên quốc tế chính thức.Còn khi một xoáy thuận nhiệt đới di chuyển vào khu vực chịu trách nhiêm của Philipines (PAR) thì hệ thống sẽ được PAGASA đặt tên ngay cả khi nó là bão hay áp thấp nhiệt đới và ngay cả khi nó đã có tên quốc tế.
  3. ^ “TROPICAL DEPRESSION 35W (THIRTYFIVE) WARNING NR 023”. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 1 năm 2019. Truy cập 4 tháng 1 năm 2018.
  4. ^ a b “http://www.ndrrmc.gov.ph/attachments/article/3540/SitRep_No_15_re_Preparedness_Measures_and_Effects_of_Tropical_Depression_USMAN_as_of_1200H_03JAN2019.pdf” (PDF). Truy cập 4 tháng 1 năm 2019. Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  5. ^ a b “Gần 70 người Philippines chết vì lở đất, lũ lụt sau bão”. Vnexpress. Truy cập 4 tháng 1 năm 2019.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]