Đô thị tại Tây Ninh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Các đô thị tại Tây Ninh là những Thành phố, thị xã,thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập. Hiện tại Tây Ninh có ba loại đô thị: loại III, loại IV và loại V. Trong đó có 9 đô thị, gồm có 1 đô thị loại III,2 đô thị loại IV và 6 đô thị loại V.

Quá trình hình thành[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1838, vua Minh Mạng đổi Phiên An tỉnh thành là tỉnh Gia Định gồm có 3 phủ, 7 huyện. Các phủ là Phủ Tân Bình có 3 huyện, Phủ Tân An có 2 huyện, Phủ Tây Ninh có 2 huyện là: huyện Tân Ninhhuyện Quang Hóa.

Năm 1861, Sau khi thực dân Pháp chiếm Tây Ninh, việc cai quản ở 2 huyện được thay thế bằng 2 Đoàn Quân sự đặt tại Trảng Bàng và Tây Ninh. Năm 1868, hai đoàn Quân sự được thay thế bằng hai Ty Hành chánh. Sau nhiều lần thay đổi, năm 1897 Tây Ninh gồm có 2 quận là Thái Bình, Trảng Bàng.

Ngày 1 tháng 1 năm 1900, Toàn quyền Paul Doumer cho áp dụng nghị định ký ngày 20 tháng 12 năm 1899 đổi các khu tham biện (inspections) là tỉnh (province). Thời Pháp thuộc, Nam Kỳ được chia làm 20 tỉnh để cai trị và sau đó Cap St. Jacques (Vũng Tàu) tách ra thành tỉnh thứ 21. Tây Ninh lúc đó là tỉnh thứ 12.

Ngày 9 tháng 12 năm 1942, Thống đốc Nam kỳ ban hành Nghị định 8345 ấn định ranh giới Tây Ninh. Sau Cách mạng Tháng Tám tỉnh Tây Ninh vẫn giữ nguyên ranh giới cũ. Năm 1950, cắt một phần đất của Thái Hiệp Thạnh cũ thành lập thị xã Tây Ninh, nhưng do chưa đủ điều kiện hoạt động nên sau đó giải thể. Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954, thành lập lại Thị xã Tây Ninh trên địa bàn cũ.

Năm 1979, thành lập thị trấn Hòa Thành thuộc huyện Hòa Thành.[2]

Năm 1991, thành lập thị trấn Tân Châu thuộc huyện Tân Châu.[3]

Năm 1992, thành lập thị trấn Tân Biên thuộc huyện Tân Biên.[4]

Năm 1998, thành lập thị trấn Châu Thành thuộc huyện Châu Thành.[5]

Năm 1999, thành lập thị trấn Dương Minh Châu thuộc huyện Dương Minh Châu.[6] và thị trấn Bến Cầu thuộc huyện Bến Cầu.[7]

Năm 2012, Bộ Xây dựngQuyết định số 1112/QĐ-BXD, công nhận thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh, là đô thị loại III[8].

Năm 2013, Chính phủ ra Nghị quyết 135/NQ-CP chuyển 2 xã Ninh Sơn và Ninh Thạnh thành 2 phường có tên tương ứng và chuyển thị xã Tây Ninh thành thành phố Tây Ninh[9]

Ngày 21 tháng 04 năm 2016, khu vực thị trấn Hòa Thành mở rộng được công nhận là đô thị loại IV.

Ngày 17 tháng 5 năm 2016, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 432/QĐ-BXD về việc công nhận thị trấn Trảng Bàng là đô thị loại IV.

Ngày 27 tháng 12 năm 2018, toàn bộ huyện Hòa Thành (gồm thị trấn Hòa Thành và 7 xã) được công nhận là đô thị loại IV.

Ngày 28 tháng 12 năm 2018, Bộ Xây dựng đã ban hành quyết định số 1709/QĐ-BXD về việc công nhận huyện Trảng Bàng là đô thị loại IV.

Ngày 10 tháng 1 năm 2020, thành lập thị xã Hòa Thành và thị xã Trảng Bàng trên cơ sở 2 huyện có tên tương ứng.

Các đô thị[sửa | sửa mã nguồn]

STT Tên đô thị Loại đô thị Diện tích
(km²)
Dân số
(người) [10]
Mật độ dân số
(người/km²)
Vai trò Số phường Số xã Số thị trấn Hình ảnh
1 Thành phố Tây Ninh Loại III 140 153.537 1.097 Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội quan trọng nhất của tỉnh Tây Ninh 7 3 Phường 3, thành phố Tây Ninh
2 Thị xã Hòa Thành Loại IV 82,92 147.666 1.781 Trung tâm thương mại, du lịch, cửa ngõ giao thương giữa Tây NinhThành phố Hồ Chí Minh 4 4 Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh
3 Thị xã Trảng Bàng Loại IV 340,14 161.831 476 Đô thị sinh thái kiêm kinh tế, giữ vai trò là trung tâm công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp kỹ thuật cao; cửa ngõ kết nối giữa tỉnh Tây Ninh với Thành phố Hồ Chí Minh 6 4 Trung tâm thị xã Trảng Bàng
4 Thị trấn Tân Biên Loại V 8,21 11.197 1.364 Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của huyện Tân Biên 1 Ngã ba Cần Đăng
5 Thị trấn Dương Minh Châu Loại V 4,65 5.224 1.123 Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của huyện Dương Minh Châu 1 Hồ Dầu Tiếng
6 Thị trấn Bến Cầu Loại V 6,38 6.577 1.031 Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của huyện Bến Cầu 1 Thị trấn Bến Cầu
7 Thị trấn Gò Dầu Loại V 6,1 25.787 4.227 Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của huyện Gò Dầu 1 Quốc lộ 22
8 Thị trấn Châu Thành Loại V 7,55 8.689 1.151 Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của huyện Châu Thành 1
9 Thị trấn Tân Châu Loại V 754 6.902 9 Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của huyện Tân Châu 1 Hồ Dầu Tiếng
Tổng 9 17 11 6

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Công báo chính phủ tháng 3/2007 công bố Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam thể hiện trên bản đồ.
  2. Công báo chính phủ tháng 3/2007 công bố Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam thể hiện trên bản đồ.
  3. Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam, ban hành kèm theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành bảng danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam. Cập nhật các Nghị Định, Nghị Quyết của Chính phủ về điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được ban hành và thực hiện từ ngày 01/7/2004 đến hết ngày 31/12/2009.
  4. Cập nhật danh mục các xã, các huyện công ích tương ứng theo các đợt công bố của Bộ Thông tin và Truyền thông (Đợt 1: quyết định 41/2006/QĐ-BBCVT, Đợt 2: QĐ 09/2007/QĐ-BBCVT và Đợt 3: QĐ số 15/2008/QĐ-BTTTT, Đợt 4: Thông tư 05/2009/TT-BTTTT, Đợt 5: Thông tư 21/2009/TT-BTTTT)

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Lịch sử huyện Mộc Hóa tỉnh Long An”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2015.
  2. ^ 143/1979/QĐ-CP
  3. ^ 285/1991/QĐ-TCCP
  4. ^ 618/1992/QĐ-TCCP
  5. ^ 80/1998/NĐ-CP
  6. ^ 01/1999/NĐ-CP
  7. ^ 76/1999/NĐ-CP
  8. ^ Quyết định 1112/QĐ-BXD năm 2012 công nhận thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh là đô thị loại III, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.
  9. ^ Nghị quyết 135/NQ-CP thành lập 2 phường Ninh Sơn, Ninh Thạnh và thành lập thành phố Tây Ninh
  10. ^ kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]