Đường Lê Duẩn, Thành phố Hồ Chí Minh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đường Lê Duẩn
Đường Lê Duẩn được trang trí để đón năm mới vào cuối năm 2015
Tên cũ
  • Boulevard Norodom (1871)
  • Đại lộ Thống Nhất (1955)
  • Đường 30 tháng 4 (1975)
  • Đường Lê Duẩn (1986)
Nút giao
chính
Xây dựng
Hoàn thiện1871

Đường Lê Duẩn là một con đường tại trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, chạy từ Dinh Độc Lập đến Thảo Cầm Viên.[1]

Vị trí[sửa | sửa mã nguồn]

Đường Lê Duẩn nhìn từ Dinh Độc Lập

Tuyến đường này bắt đầu từ đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa trước cổng Dinh Độc Lập, cắt qua các tuyến đường: Pasteur, Phạm Ngọc Thạch – Công trường Công xã Paris, Hai Bà Trưng, Lê Văn Hưu, Mạc Đĩnh Chi, Đinh Tiên Hoàng – Tôn Đức Thắng và kết thúc tại đường Nguyễn Bỉnh Khiêm trước cổng Thảo Cầm Viên.[1]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Đại lộ Norodom nhìn về hướng dinh Toàn quyền vào năm 1895

Đây là một trong năm đại lộ đầu tiên tại Sài Gòn được người Pháp quy hoạch[2]. Theo học giả Vương Hồng Sển, đường được mở vào năm 1872, sau khi Dinh Toàn quyền được xây dựng[3]; lúc bấy giờ đường có tên là đại lộ Norodom (tiếng Pháp: boulevard Norodom), theo tên vua Norodom của Campuchia[2]. Ban đầu, đại lộ chỉ mở đến đường Catinat, ít lâu sau được kéo dài đến đường Bangkok (vị trí hào thành Gia Định cũ, nay là đường Mạc Đĩnh Chi). Cuối thập niên 1880, sau khi các lũy đất của thành Gia Định bị san bằng hoàn toàn, đại lộ Norodom mới được nối dài thêm một đoạn, đi trước mặt khu doanh trại đến đường Tây Ninh (nay là đường Nguyễn Bỉnh Khiêm).[4][5]

Hai khối nhà vốn là cổng thành Cộng Hòa (thành Ông Dèm) xưa tại giao lộ Lê Duẩn – Đinh Tiên Hoàng

Năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên đại lộ Norodom thành đại lộ Thống Nhất. Năm 1975, chính quyền Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đổi thành đường 30 tháng 4 và đến năm 1986, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định đổi tên thành đường Lê Duẩn như hiện nay.[a][6][7]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời vào ngày 10 tháng 7 năm 1986, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh quyết định đặt tên đường để vinh danh ông.

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Bản đồ thành phố”. Cổng thông tin điện tử Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2022.
  2. ^ a b “Năm đại lộ đầu tiên của Sài Gòn xưa”. Báo điện tử VnExpress. 19 tháng 2 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2022.
  3. ^ Vương Hồng Sển (1969). Sài Gòn năm xưa. Nhà sách Khai Trí. tr. 119. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2022.
  4. ^ Cochinchine française (1887). Procès-verbaux du Conseil colonial (Session ordinaire 1886–1887). Saigon: Imprimerie coloniale. tr. 198. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2022.
  5. ^ Cochinchine française (1888). Procès-verbaux du Conseil colonial (Session ordinaire de 1887–1888). Saigon: Imprimerie coloniale. tr. 82–83. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2022.
  6. ^ “Những con đường Sài Gòn thay đổi sau gần nửa thế kỷ”. Báo điện tử VnExpress. 12 tháng 3 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2022.
  7. ^ Xavier et Marie-Christine Guillaume (2004). La Terre du Dragon – Tome I. Paris: Publibook. tr. 59. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2023.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]