Đường Tuấn Ba

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghệ sĩ Nhân dân
Đường Tuấn Ba
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
(1927-02-01)1 tháng 2, 1927
Nơi sinh
Bình Định, Liên bang Đông Dương
Mất
Ngày mất
1 tháng 6, 2020(2020-06-01) (93 tuổi)
Nơi mất
Thành phố Hồ Chí Minh
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Đảng phái Đảng Cộng sản Việt Nam
Nghề nghiệpNhà quay phim
Lĩnh vựcĐiện ảnh
Khen thưởngHuân chương Lao động Huân chương Lao động hạng Nhì
Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhì
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (1993)
Nghệ sĩ nhân dân (2019)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1969 – 2002
Đào tạoTrung tâm Điện ảnh quốc gia Sài Gòn
Trường phái
Tác phẩmCánh đồng hoang
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam 1980
Quay phim xuất sắc
Website

Đường Tuấn Ba (1 tháng 2 năm 1927 – 1 tháng 6 năm 2020) là nhà quay phim điện ảnh Việt Nam, ông được biết đến khi hợp tác quay phim với đạo diễn Hồng Sến và thành công với 3 trong số 4 phim. Đặc biệt, bộ phim Cánh đồng hoang mang lại cho ông giải Quay phim xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 5 năm 1980.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Đường Tuấn Ba sinh ngày 1 tháng 2 năm 1927 tại Bình Định, sau này gia đình ông lên Kon Tum định cư.[1]

Đường Tuấn Ba tham gia kháng chiến chống Pháp từ khi 15 tuổi. Tháng 6 năm 1946, quân đội Pháp tái chiếm Kon Tum, đội của ông phải rút về Ba Tơ, Quảng Ngãi. Trong thời gian công tác tại đây, ông bị thương ở trán và bị sốt cao, cấp trên cho ông xuất ngũ.[2] Năm 1954, ông hồi cư về Kon Tum, được tuyển vào Ty Thông tin Kon Tum và chọn ngay nghề nhiếp ảnh.[3] Để phục vụ công tác chụp ảnh tại Tây Nguyên, năm 1962, ông theo học khóa tiếng Bahnar tại Pleiku. Vì mê nhiếp ảnh nên năm 1966 ông thi vào Trường Điện ảnh - Truyền hình thuộc Trung tâm Điện ảnh quốc gia Sài Gòn, Bộ Thông tin Việt Nam Cộng Hòa, ngành quay phim và tốt nghiệp năm 1968.[4][1]

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1969, ông đã quay bộ phim tài liệu đầu tay mang tên Người Việt trên sông nước.[5] Sau khi tốt nghiệp, ông về làm việc tại Trung Tâm Điện ảnh quốc gia đến năm 1975. Trong thời gian này, ông quay một số phim tài liệu Địa phương chí các tỉnh Bạc Liêu, Cam Ranh, Phú Bổn; Phong tục tập quán dân tộc Bahnar; Lễ bỏ mả của người Gia Rai - Phú Bổn,... Ngoài ra còn có một số phim điện ảnh dưới chính quyền Việt Nam Cộng hòa, chủ yếu hợp tác với nhà quay phim Nguyễn Hòe, như: Con ma nhà họ Hứa (1970); 5 hiệp sĩ bất dĩ (1971); Biển động; Mưa trong bình minh; Chiếc bóng bên đường (1972).[2]

Khi đất nước thống nhất, ông làm việc tại Xưởng phim Tổng hợp Tp.HCM. Năm 1977, Tuấn Ba tình cờ gặp và mời Robert Hải đóng vai cố vấn Mĩ trong phim "Mối tình đầu".[6] Từ năm 1978 đến 1981, ông được chọn quay phim 3 tác phẩm của đạo diễn Hồng Sến: Mùa gió chướng, Vùng gió xoáy, Cánh đồng hoang. Cả 3 bộ phim đều giành được giải thưởng lớn trong nước và của Liên hoan phim quốc tế. Riêng ông được giải Quay phim xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam năm 1980, cho bộ phim Cánh đồng hoang.[4] Sau này ông còn cộng tác với đạo diễn Hồng Sến trong bộ phim Hòn Đất. Một số phim do ông bấm máy cũng thành cồng như Chiếc vòng bạc, Nơi bình minh chim hót, Người tìm vàng... Ông là nhà quay phim ít sử dụng chân đế, luôn khuyến khích đồng nghiệp và học trò cầm máy trên tay để quay.[7]

Tính tới lúc nghỉ hưu năm 1991,[8] Đường Tuấn Ba đã quay gần 90 bộ phim, trong đó có 22 phim truyện nhựa, 45 phim truyện video và gần 20 phim tài liệu, cải lương.[4] Năm 1993, ông được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú và Huy chương Vì sự nghiệp điện ảnh; năm 2019, ông là nghệ sĩ cao tuổi nhất từng được phong danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.[9]

Sau nghi nghỉ hưu, Đường Tuấn Ba tiếp tục tham gia vào trào lưu phim thị trường/phim video trong thập niên 1990, bộ phim cuối cùng ông tham gia quay phim là Trái đắng (2001) của đạo diễn Lê Văn Duy.[10]

Đường Tuấn Ba qua đời ngày 1 tháng 6 năm 2020 vì tuổi tác tại Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 93 tuổi.[11]

Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời gian làm việc tại Kon Tum, năm 1966, ông gặp bà Nguyễn Thị Minh, một giáo viên cấp hai gốc Long An, và họ cưới nhau một năm sau đó. Ông bà có được 6 người con.[2]

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Trước 1975[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới chính quyền  Việt Nam Cộng Hòa
Năm Tựa đề Phân loại Đạo diễn
1969 Người Việt trên sông nước Phim tài liệu
Địa phương chí các tỉnh Bạc Liêu, Cam Ranh, Phú Bổn
Phong tục đời sống người Chăm ở Phan Rang
Lễ bỏ mả của người Gia Rai - Phú Bổn
Tiền là huyết mạch
Điện lực Việt Nam
Phong tục tập quán dân tộc Bahnar
1968 Chờ sáng Điện ảnh
1970 Đời không trang điểm
1971 Con nước xoáy (Mưa trong bình minh) Nguyễn Văn Tường
1972 Biển động
1973 Con ma nhà họ Hứa Lê Hoàng Hoa
1973 Chiếc bóng bên đường Nguyễn Văn Thành
1974 Năm hiệp sỹ bất đắc dĩ

Sau 1975[sửa | sửa mã nguồn]

 Việt Nam
Năm Tựa đề Thể loại Đạo diễn
1978 Mùa gió chướng Điện ảnh Hồng Sến
1979 Cánh đồng hoang
1980 Chiếc vòng bạc Bùi Sơn Duân (Lam Sơn)
1981 Vùng gió xoáy Hồng Sến
1982 Hòn Đất
1984 Những tháng ngày êm ả Xuân Thành
Chuyện của Tuấn Cao Thụy
1985 Bão U Minh Lâm Mộc Khôn (Khương Minh Tuyền)
1987 Phù sa
Thông mối đường sắt giữa Quảng Ngãi và hai đầu Nam Bắc Phim tài liệu / Phóng sự
Những bàn tay khéo
Bưu điện Thành phố
Đồ gốm
Lịch sử Đảng Minh Hải
Tết Căm pu chia
Mỹ nghệ
1986 Nơi bình minh chim hót Điện ảnh Việt Linh
1987 Giai điệu xanh Lê Dân
1988 Hai chị em
1989 Người tìm vàng Đào Bá Sơn
1991 Sơn thần thủy quái / Sơn Tinh Thủy Tinh Phim video Xuân Cường
1992 Ngôi nhà oan khốc Lê Mộng Hoàng
Vết thù năm tháng
Võ sĩ bất đắc dĩ Lý Huỳnh - Hồ Ngọc Xum
Pháp trường êm ả Xuân Cường
1993 Nước mắt học trò Lý Sơn
Lá sầu riêng
1994 Nữ sinh quý tộc Xuân Phước
1995 Tỷ phú không tiền Xuân Cường
1997 Trường xưa kỉ niệm
1998 Dũng Sài Gòn Xuân Cường
Ánh Đạo vàng Triệu Hoàng Quân
2000 Tiền tài và nghệ sỹ
Giã từ cát bụi Xuân Cường
Bằng lăng tím
1990s Năm cô gái yêu đời Xuân Phước
Kỳ tích núi Bà Đen Lê Mộng Hoàng
Biệt đội hắc ám
Cái chết của nhà tỷ phú
Thanh gươm để lại
Mùa săn máu Xuân Cường
Hào phú đa tình Xuân Phước
Khung trời lỡ hẹn
Người bất hạnh
Trái tim sỏi đá
2002 Trái đắng Điện ảnh Lê Văn Duy

Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “NSND ĐƯỜNG TUẤN BA”. HỘI ĐIỆN ẢNH TP.HCM. 29 tháng 11 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2023.
  2. ^ a b c Vũ Liên (6 tháng 6 năm 2020). “Nhà quay phim Đường Tuấn Ba: 'Rũ bụi trần gian'. Thế giới điện ảnh. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2023.
  3. ^ Anh Dương (14 tháng 2 năm 2014). “Những tên tuổi gắn liền với 'Cánh đồng hoang'. ZingNews.vn. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2023.
  4. ^ a b c Mai Phương (Người Lao Động) (2 tháng 6 năm 2020). “Vĩnh biệt nhà quay phim, NSND Đường Tuấn Ba”. Truyền hình Thanh Hóa. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2023.
  5. ^ a b “NSND Đường Tuấn Ba qua đời”. Báo điện tử Tiền Phong. 1 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2023.
  6. ^ Mộc Lan (7 tháng 6 năm 2016). “Dàn diễn viên 'Cánh đồng hoang': Người qua đời, người sống khốn khó, bệnh tật”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2023.
  7. ^ Đỗ Lệnh Hùng Tú - Vũ Liên (3 tháng 6 năm 2020). “Nhà quay phim - NSND Đường Tuấn Ba đã về trời trên chuyến xe thời gian một chiều”. Thế giới điện ảnh. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2023.
  8. ^ a b c d Phan Cao Tùng (1 tháng 6 năm 2020). “Nhà quay phim 'Cánh đồng hoang' - NSND Đường Tuấn Ba qua đời ở tuổi 93”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2023.
  9. ^ “Danh sách nghệ sĩ được Chủ tịch nước phong tặng, truy tặng danh hiệu NSND, NSƯT”. Báo điện tử Chính phủ. 31 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2022.
  10. ^ Mi Ly (1 tháng 6 năm 2020). “Người quay phim Cánh đồng hoang - NSND Đường Tuấn Ba - qua đời ở tuổi 93”. Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2023.
  11. ^ Mai Nhật (1 tháng 6 năm 2020). “Nhà quay phim 'Cánh đồng hoang' qua đời”. VnExpress. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2024.